khách hàng trong kiểm toán các khoản tạm ứng:
Công tác đánh giá hệ thống KSNB cần được hoàn thiện theo hướng xem xét đầy đủ các yếu tố của hệ thống KSNB. Do hầu hết các chu trình nghiệp vụ nói chung và ghi nhận khoản mục tạm ứng nói riêng đều liên quan đến nhiều phòng ban, bộ phận , cá nhân nên phương pháp tiếp cận mô tả hệ thống KSNB nên sử dụng lưu đồ kết hợp với bảng tường thuật. Mặc dù như vậy sẽ tốn kém về mặt thời gian nhưng hiệu quả đem lại lớn do việc kết hợp được ưu điểm của cả hai phương pháp này. Bảng tường thuật dễ sử dụng và dễ thực hiện nhưng nếu việc ghi nhận khoản tạm ứng phức tạp thì bảng tường thuật sẽ có dung lượng lớn với nhiều thông tin khiến cho người đọc gặp khó khăn trong việc theo dõi. Khi đó việc sử dụng lưu đồ hỗ trợ sẽ giúp KTV có cái nhìn tổng quát về quy trình. Đối với khoản mục tạm
ứng, việc sử dung lưu đồ hỗ trợ bảng tường thuật phải đảm bảo rằng lưu đồ được xây dựng phản ánh đầy đủ các yếu tố của hệ thống KSNB.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV không nên chỉ đánh giá hệ thống KSNB thông qua việc hoàn thiện bảng câu hỏi được thiết kế sẵn để đưa ra kết luận ban
đầu về hiệu quả của hệ thống này mà cần kết hợp sử dụng bảng câu hỏi với bảng tường
thuật và lưu đồ trong việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB. Bằng sự kết hợp các phương pháp này, KTV có thể thấy được hình ảnh tối ưu về hệ thống KSNB của khách
hàng. Bảng tường thuật cung cấp thêm sự phân tích về kiểm soát làm tăng sự hiểu biết
một cách khoa học về hệ thống KSNB của khách hàng. Lưu đồ giúp KTV nhận xét chính xác hơn về các thủ tục kiểm toán áp dụng đối với các hoạt động.
Bên cạnh đó, khi sử dụng bảng câu hỏi để tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng, công ty nên đưa ra tiêu chí đánh giá trên bảng câu hỏi để đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng là tốt, khá, trung bình hay kém. Ngoài ra, KTV có thể dựa vào việc cho điểm đối với mỗi câu hỏi được trả lời là Có hoặc Không. Dựa trên kết quả tổng điểm thu được, KTV có thể kết luận về hệ thống KSNB tùy theo mức điểm đặt ra tương ứng với các tiêu chí tốt, khá, trung bình hay kém.
Ngoài ra, một thủ tục hữu hiệu khi đánh giá HT KSNB đối với khoản mục tạm ứng mà KTV có thể thực hiện là thủ tục walk - through, tức là KTV chọn ra một số nghiệp vụ tạm ứng và kiểm tra hoạt động KSNB đối với các bước của nghiệp vụ này trong chu trình tạm ứng từ khâu xử lý đơn đề nghị tạm ứng, phê duyệt tạm ứng, thực hiện tạm ứng, hoàn ứng. Đồng thời kiểm tra nghiệp vụ đó có thỏa mãn quy trình ghi nhận tạm ứng của đơn vị không. Qua đó có thể đánh giá RRKS đối với khoản mục tạm ứng là cao hay thấp.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, để đánh giá tính hiện hữu và hiệu lực của hệ thống KSNB, KTV cần thiết kế các thử nghiệm kiểm soát kết hợp với việc sử dụng bảng câu hỏi, bảng tường thuật và lưu đồ. Tùy theo mục đích của thử nghiệm là xem xét tính có thực hay sự đầy đủ của các nghiệp vụ trên sổ kế toán mà KTV sẽ thực hiện công việc phù hợp. Nếu là để đánh giá tính có thật của nghiệp vụ thì KTV sẽ tiến hành kiểm tra ngược từ sổ sách lên chứng từ liên quan. Còn nếu là đánh giá tính đầy đủ thì KTV sẽ thực hiện kiểm tra, đối chiếu theo trình tự xuôi từ về sổ
sách. Việc kiểm tra này được tiến hành trên sổ mẫu đã được KTV lựa chọn làm đại diện cho tổng thể. Công việc này sẽ cho phép KTV kiểm tra được tính đầy đủ cũng như tính có thật của các nghiệp vụ ghi sổ.