Hoàn thiện thủ tục kiểm tra chi tiết đối với kiểmtoán khoản mục tạm

Một phần của tài liệu 533 hoàn thiện kiểm toán khoản mục tạm ứng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán KPMG việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 91)

Công ty đã xây dựng một chương trình kiểm toán chi tiết cho khoản mục tạm ứng, nhưng không phải khách hàng nào cũng phù hợp với chương trình kiểm toán đó. Vì vậy, KTV cần am hiểu về khách hàng để đưa ra kế hoạch kiểm toán cụ thể dựa trên mẫu chung có sẵn, hướng dẫn cho các KTV thiếu kinh nghiệm những công việc cụ thể cần làm khi kiểm toán đối với khách hàng để thu thập được các bằng chứng có độ tin cậy cao, làm giảm rủi ro kiểm toán. Đối với kiểm toán khoản mục tạm ứng, KTV nên tăng cường các thủ tục kiểm tra chi tiết toán để xác nhận tính trung thực, hợp lý của các khoản tạm ứng đã ghi nhận trên sổ kế toán và BCTC. KTV nên thực hiện chọn mẫu các nghiệp vụ nhằm kiểm tra chi tiết một cách khoa học như chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất từ đó chọn ra những mẫu có

tính đại diện cao trong tổng thể các nghiệp vụ xảy ra và ở một số trường hợp, KTV có thể chọn bổ sung thêm một số nghiệp vụ mà cho rằng nó có thể chứa đựng nhiều sai phạm theo phán đoán của mình.

Do thực trạng là KTV hầu hết sử dụng một số thủ tục nhất định lặp đi lặp lại cho một khách hàng trong các đợt kiểm toán nên KTV nên sắp xếp hoặc có sổ tay về các đơn vị hoặc lưu lại những vấn đề và thủ tục đã thực hiện một cách vắn tắt trong hồ sơ kiểm toán của năm đó và đề xuất các thủ tục khác cho kỳ kiểm toán tiếp theo. Như vậy, kỳ kiểm toán sau, KTV có thể nhanh chóng nắm bắt được những vấn đề và thực hiện những thủ tục xem xét vấn đề đó còn tồn tại hay không và có thời gian để thực hiện các thủ tục khác, giảm thiểu rủi ro kiểm toán xuống mức thấp nhất có thể.

3.2.5. Hoàn thiện phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán khoản mục tạm ứng

Để có một phương pháp chọn mẫu hoàn thiện là điều bất khả thi vì vậy yêu cầu đặt ra cho KTV là phải sử dụng đa dạng, phù hợp các phương pháp chọn mẫu với từng tình huống. Mỗi phương pháp chọn mẫu đều có ưu nhược điểm riêng nên việc sử dụng kết hợp các phương pháp là điều nên áp dụng. Cụ thể, khi tổng thể bao gồm rất nhiều các khoản mục mà giá trị không lớn, tiềm ẩn rủi ro sai phạm thì việc sử dụng các chương trình phần mềm chọn mẫu rất hiệu quả. Ngược lại, khi khoản mục lại có những phần tử lớn, nội dung bất thường thì việc chọn theo phán đoán nghề nghiệp của KTV lại phát huy tác dụng giúp giảm thiểu thời gian mà vẫn đảm bảo bao quát tổng thể.

Việc phối hợp các phương pháp phải đảm bảo mức độ hài hòa giữa phán đoán của KTV và việc chọn mẫu một cách khách quan ngẫu nhiên.

Đối với khoản mục tạm ứng, mặc dù việc áp dụng phương pháp chọn mẫu là không nhiều như các khoản mục khác nhưng việc chọn mẫu cũng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của công tác kiểm toán.

Mặt khác, quy trình chọn mẫu có liên quan lớn tới chọn mẫu thống kê. Việc am hiểu về chọn mẫu thống kê sẽ giúp KTV có cách lựa chọn hợp lý, mâũ chọn đại diện nhất. Điều này giảm thiểu yếu tố chủ quan tác động tới mẫu chọn.

3.2.6. Giai đoạn tổng hợp kết quả kiểm toán

Thứ nhất, đánh giá tổng thể trong từng khoản mục cần kĩ lưỡng hơn. Tuy sẽ gặp nhiều tác động chủ quan hoặc khách quan nhung kiểm toán viên phải luôn giữ tính cẩn trọng. Việc đánh giá chi tiết đối với từng khoản mục sẽ giúp các KTV không phải theo dõi khách hàng này trong khi đang làm khách hàng khác và giảm tải khối luợng công việc cho các cấp cao hơn. Ngoài ra, không ngừng các KTV cần không ngừng học hỏi để có đuợc cái nhìn sâu và đa chiều khi làm việc.

Thứ hai, chậm trễ trong việc phát hành báo cáo: vấn đề chậm trễ khi phát hành báo cáo kiểm toán vẫn là câu chuyện muôn thủa liên quan đến công tác soát xét giấy tờ làm việc. Đặc biệt là với khoản mục tạm ứng, khi mà công việc soát xét không kịp thời có thể dẫn đến ảnh huởng lớn.

Do đó, Công ty TNHH KPMG Việt Nam nên có thêm quy định cụ thể cho thời gian phát hành báo cáo kiểm toán ngay khi kết thúc thời gian làm việc trực tiếp tại khách hàng. Bên cạnh đó, Công ty cần phân bổ thời gian hợp lí để tạo ra một thời gian trống giữa các cuộc kiểm toán tại khách hàng khác nhau nhằm có thêm thời gian cho KTV hoàn thiện công việc và soạn thảo báo cáo kiểm toán. Ngoài ra, do việc thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết là tốn kém thời gian nhung lại đơn giản và dễ thực hiện nên công việc này có thể giao cho sinh viên thực tập thực hiện và KTV phụ trách khoản mục tạm ứng cần huớng dẫn cụ thể và bao quát quá trình kiểm tra của sinh viên này.

3.3. Đ í ều kí ển để th ực h í ện cá C gí ả í ph á p

3.3.1. về phía các cơ quan Nhà nước

Để phát triển hoạt động kiểm toán độc lập, Nhà nuớc cần phát huy tối đa vai trò điều tiết nền kinh tế vĩ mô để đua ra những giải pháp từ đó phát triển nền kinh tế nói chung và nâng cao chất luợng dịch vụ kiểm toán, cũng nhu hoạt động của các công ty kiểm toán nói riêng. Cụ thể :

* Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới hệ thống văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán nhu chuẩn mực, chế độ kế toán, luật kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán và các văn bản pháp lý khác nhằm tạo nên hành lang pháp lý chặt chẽ, cụ thể, qua đó nâng

cao hiệu quả công tác kiểm toán và chất luợng của BCKT, BCTC, tạo tiền đề để cơ quan thuế, thanh tra soát xét doanh nghiệp. Hệ thống các văn bản pháp luật đuợc xây dựng và ban hành phải đảm bảo tính hội nhập quốc tế nhung cũng cần phù hợp với những đặc điểm riêng có của Việt Nam.

* Xây dựng cơ chế giám sát chất luợng dịch vụ kiểm toán của các công ty kiểm toán, tăng cuờng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm toán tại các công ty, tổ chức kiểm toán. Nếu xét thâys dấu hiệu bất thuờng hoặc tồn tại yếu kém phải có các biện pháp xử lý ngay lập tức.

* Nâng cao vị thế pháp lý, chức năng và quyền hạn của các tổ chức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán.

* Dồn nguồn lực để tập trung nâng cao trình độ KTV bằng việc xây dựng chính sách đào tạo chất luợng đội ngũ kiểm toán của đất nuớc. Chính sách đào tạo phải phấn đấu đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế thỏa mãn nhu cầu hội nhập với nền kinh tế thế giới. Mở rộng các lớp tập huấn, bồi duỡng kiến thức cho tất cả các KTV, đội ngũ cấp cao lãnh đạo công ty kiểm toán.

* Tổ chức nhiều cuộc thi kiểm tra nghiệp vụ, trình độ của KTV nhằm nâng cao chất luợng kiểm toán, đòi hỏi KTV luôn phải cập nhật kiến thức hàng ngày, không những của lĩnh vực kiểm toán mà cả của tất cả các lĩnh vực phạm trù liên quan khác. Đối với các KTV không đáp ứng tiêu chuẩn, có thể cân nhắc đình chỉ hành nghề tạm thời hoặc nặng hơn là tuớc bỏ giấy phép hành nghề.

3.3.2. Về phía KTV và các Công ty kiểm toán

* Thứ nhất, công ty kiểm toán phải tuân thủ đầy đủ nguyên tắc và đạo đức

nghề

nghiệp. Công ty và toàn bộ các nhân viên của mình phải tuân thủ các nguyên tắc về tính

độc lập, chính trực, khách quan, bảo mật, các quy định chung và tu cách nghề nghiệp.

* Thứ hai, về vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Ban lãnh đạo công ty

cần không ngừng cải thiện quy trình tuyển dụng, nâng cao chất luợng đội ngũ nhân viên trong công ty nhu thuờng xuyên mở các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ khi không trong mùa kiểm toán, tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa học để lấy chứng chỉ chuyên môn của Việt Nam cũng nhu quốc tế. Bên cạnh việc phát triển

trình độ chuyên môn, công ty cũng cần bồi dưỡng giúp nhân viên phát triển kỹ năng mềm, đặc biệt là về thái độ và cách giao tiếp với khách hàng nhằm giúp cho cuộc kiểm toán được diễn ra suôn sẻ.

* Thứ ba, KTV khi thực hiện cuộc kiểm toán phải nhất thiết tuân thủ đầy đủ

các chuẩn mực, chế độ và các quy định pháp lý có liên quan, bám sát và tuân thủ theo các thủ tục đã được thiết kế trong chương trình kiểm toán với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Tuy nhiên, KTV cũng không rập khuôn, thiếu tính sáng tạo, cần vận dụng một cách linh hoạt các thủ tục với các đối tượng khách hàng khác nhau nhằm đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán ở mức cao nhất.

3.3.3. về phía các cơ sở đào tạo

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng, đầu tiên và không thể thiếu được của lĩnh vực kiểm toán. Một công ty kiểm toán muốn tồn tại và phát triển được thì phải có

đội ngũ nhân viên có kiến thức, năng lực và đủ điều kiện để hoạt động. Trường học là

môi trường quan trọng để đào tạo ra nguồn nhân lực cho ngành kiểm toán. Vì vậy, về

phía nhà trường em xin có một số đề xuất sau:

* Hoàn thiện phương pháp đào tạo sinh viên, thường xuyên cập nhật các thông tin mới về lĩnh vực kiểm toán.

* Tạo điều kiện để sinh viên được đi thực tập khảo sát thực tế trong quá trình học để giúp sinh viên sớm có cái nhìn sâu sắc về công việc sau này và có thể xây dựng kế hoạch định hướng việc học trên trường lớp.

TIỂU KẾ T CHƯƠNG 3

Như vậy, trong Chương 3 của luận văn em đã đưa ra một số nhận xét, đánh giá về kiểm toán khoản mục tạm ứng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH KPMG Việt Nam cả về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, dẫn đến sự cần thiết, yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kiểm toán khoản mục tạm ứng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện. Đồng thời, chương 3 của luận văn cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục tạm ứng trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH KPMG Việt Nam.

KẾT LUẬN

Hiện nay, cùng với xu thế ngày càng phát triển của lĩnh vực kiểm toán, việc hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán theo hướng phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế, nâng cao trình độ của các kiểm toán viên luôn là vấn đề cấp thiết.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, em đã đạt được một số mục tiêu như sau:

* Hiểu được kiểm toán khoản mục Tạm ứng trên cơ sở những lý luận khoa học cơ bản về kiểm toán khoản mục này.

* Tìm hiểu kiểm toán khoản mục Tạm ứng do KPMG thực hiện tại khách hàng A giúp em hiểu rõ hơn việc thực hiện kiểm toán khoản mục này trong thực tế.

* Thấy được những khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, những hạn chế mà KTV gặp phải khi kiểm toán, từ đó đưa ra một số nhận xét và đóng góp để hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tạm ứng dó KPMG thực hiện.

Tuy nhiên, do hạn chế về những khách hàng em được đi thực tế cùng đoàn kiếm toán, nên em còn những hạn chế trong luận văn tốt nghiệp về phạm vi nghiên cứu. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng tại khách hàng trong ngành xây dựng của KPMG mà em chưa nghiên cứu những khách hàng mới với những đặc điểm khác.

Em xin chân thành cảm ơn các anh chị KTV tại Công ty TNHH KPMG Việt Nam và giáo viên hướng dẫn PGS. TS. Lê Văn Luyện đã giúp em hoàn thành bài luận này.

Khách hàng: Công ty A Người thực hiện: PTT Niên độ:01/01/2019-31/12/2019 Ngày

thực Nhân viên được phỏng vấn : Kế toán

trưởng

Người soát xét: Đ VD Xem xét chấp nhận khách hàng GTLV: 100

T

T Câu hỏi Có Không

1

Có sự thay đôi nào đuợc xem là quan trọng liên quan đến các điều kiện tài chính của Doanh nghiệp trong năm vừa qua không?

X

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Giáo trình kiểm toán Học viện Ngân Hàng

2) T.S Lưu Đức Tuyên, T.S Phạm Tiến Hưng (đồng chủ biên) (2014), “Giáo trình Kiểm toán các thông tin tài chính khác”, NXB Tài Chính.

3) T.S Nguyễn Viết Lợi, Th.S Đậu Ngọc Châu (đồng chủ biên) (2017), “Giáo trình kiểm toán báo cáo tài chính”, NXB Tài Chính.

4) Chế độ kế toán Doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính

5) Giấy tờ làm việc và hồ sơ kiểm toán khách hàng Công ty A tại Công ty TNHH KPMG Việt Nam.

6) Hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới.

7) Phần mềm kiểm toán KPMG Eaudit và phần mềm hướng dẫn kiểm toán KAM của Công ty TNHH KPMG Việt Nam.

8) VACPA - Chương trình kiểm toán mẫu cập nhật năm 2013. 9) Tài liệu đào tạo thực tập viên Công ty TNHH KPMG.

10)Luận văn “Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản mục tạm ứng trong

kiểm toán BCTC tại hãng kiểm toán AASC” của tác giả Nguyễn Quỳnh Nga

11) Website: www.KPMG.com.vn .

73

PHỤ LỤC

2 Cuộc kiểm toán năm truớc có phát hiện ra sai phạm nàođuợc coi là trọng yếu không? X

3

Giữa KTV và khách hàng có bất đồng nào liên quan đến các vấn đề kế toán và kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán năm truớc không?

X

4

Tông hợp các chênh lệch không đuợc điều chỉnh của doanh nghiệp năm truớc liệu có vuợt qua mức cần có tu vấn không?

X

5 Có nảy sinh các vấn đề nào nghi vấn đối với tính liêmchính của Ban quản lý khách hàng không? X

6

Khách hàng có duy trị hệ thống, quy trình phù hợp để

Loại hình tổ chức Benchmark Rule of thumb PIE Non - PIE Tổ chức theo đuổi lợi nhuận Lợi nhuận/Lỗ

trước thuế 5% 10%

Tổ chức phi lợi nhuận Tổng doanh thu

hoặc chi phí 1% 2%

Tổng tài sản 0,5

% 2%

Tổ chức phi lợi nhuận nơi mà lợi nhuận trước thuế không là chuẩn điểm thích hợp

Tổng doanh thu

hoặc chi phí 1% 2%

Tổng tài sản 1% 3%

Tổ chức nơi EBITDA được coi là chuẩn điểm

thích hợp EBITDA %2,5 3,5%

Tổ chức ( quỹ đầu tư ) nơi mà tổng tài sản được

coi là chuẩn điểm thích hợp Net assets %0,5 1,75%

(Nguồn : Giấy tờ làm việc của KTV)

74

(2) Phụ lục 2. Mối quan hệ giữa chuẩn đ í ểm, quy tắc kinh nghi ệm và bản chất khách hàng kiểm toán

Khách hàng: Công ty A Người thực hiện: TKA Niên độ:01/01/2019-31/12/2019 Ngày thực hiện:10/01/2020 Nhân viên được phỏng vấn : Kế toán

trưởng

Người soát xét: Đ VD

Chương trình kiểm toán GTLV: 3100

Mục tiêu:

Đánh giá sự tuân thủ các quy định, hướng dẫn của chuẩn mực kế toán áp dụng

liên quan tới việc ghi nhận và trình bày trên BCTC.

Đánh giá việc áp dụng nhất quán chính sách kế toán giữa năm nay với năm trước và công bố thông tin.

Thủ tục kiểm toán thực hiệnNgười Thamchiếu I. Thủ tục chung

(Nguồn : KPMG Audit Guide 2019 )

1. Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước, phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

TKA 3100-1

2. Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐPS và GTLV của kiểm toán năm trước (nếu có).

TKA 3100-2

II. Thử nghiệm kiểm soát 1. Khoản Tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt. Người nhận tạm ứng là người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên phải được Giám đốc chỉ định bằng văn bản

2. Lập bảng tổng hợp kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống KSNB: Chọn 15 mẫu nghiệp vụ kiểm tra xem đơn vị có đầy đủ quyết định phê duyệt tạm ứng, quyết toán tạm ứng

Một phần của tài liệu 533 hoàn thiện kiểm toán khoản mục tạm ứng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán KPMG việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w