Đánh giá thực trạng kế toán tài sản cố định tại công tyTNHH Thương mại và

Một phần của tài liệu 483 hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ DND (Trang 85 - 90)

và dịch vụ DND

Ke từ khi thành lập đến nay, công ty TNHH Thương mại và dịch vụ DND luôn chú trọng vào việc mở rộng đầu tư và nâng cấp tài sản cố định. Nhờ đó, công ty đã có những bước tăng trưởng rõ rệt, doanh thu và lợi nhuận tăng dần qua mỗi năm. Tổ chức kế toán tại công ty khá phù hợp với yêu cầu quản lý cũng như đặc điểm tổ

chức sản xuất kinh doanh của công ty, là công cụ giúp đỡ đắc lực cho Ban lãnh đạo

công ty trong điều hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm

nổi bật thì công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong kế toán tài sản cố định.

a. Ưu điểm

* Về bộ máy kế toán: Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với quy mô, đặc điểm của hoạt động kinh doanh của công ty. Bộ máy kế toán được tổ chức phù hợp với khối lượng công việc của công ty, kỹ năng chuyên môn của từng người và có sự phân công lao động cụ thể cho từng nhân viên kế toán. Mỗi người sẽ phụ trách, chịu trách nhiệm về phần công việc kế toán được giao và kế toán trưởng sẽ rà soát, kiểm tra lại. Bên cạnh đó, các nhân viên trong phòng kế toán đều có trình độ chuyên môn cao, tinh thần nhiệt tình trong công việc và kinh nghiệm thực tế phong phú. Do đó, kế toán trong công ty giảm thiểu được những gian lận, sai sót và đạt hiệu quả cao trong công việc.

* Về sổ sách, chứng từ kế toán

- Sổ sách và chứng từ kế toán sử dụng trong công ty thực hiện theo đúng quy định

của Bộ tài chính. Việc tập hợp chứng từ gốc vào các sổ chi tiết tài sản cố định và thẻ tài sản cố định thực hiện theo đúng trình tự. Số liệu từ chứng từ, sổ để tiến hành lập báo cáo tài chính của công ty được ghi nhận một cách rõ ràng, chính xác và đầy đủ.

- Về chứng từ kế toán: Các chứng từ về tài sản cố định của công ty được lập một

cách hợp pháp, đúng tiêu chuẩn và phản ánh đầy đủ nội dung kinh tế của nghiệp vụ. Ngoài ra, các chứng từ cũng thể hiện các bước của công tác kiểm soát trong nghiệp vụ đó nhằm đảm bảo gắn trách nhiệm vật chất, trách nhiệm pháp lý cho các bên có liên quan.

* Về kế toán chi tiết tài sản cố định

- Về cơ bản, kế toán chi tiết tài sản cố định đã theo dõi được tình hình tăng giảm,

trích khấu hao và kiểm kê tài sản cố định theo đúng quy trình phù hợp với quy định của Bộ tài chính. Các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong công ty được thực hiện đúng thủ tục, có đầy đủ chứng từ hợp lệ và được ghi nhận kịp thời.

- Ke toán tài sản cố định nắm vững và biết cách vận dụng những thông tư, những quyết định mới của Bộ tài chính trong công tác hạch toán kế toán tài sản cố định để có những điều chỉnh phù hợp, là căn cứ cho công việc của kế toán tổng hợp được tiến hành thuận lợi.

* Về kế toán tổng hợp tài sản cố định

- Mọi nghiệp vụ tăng, giảm tài sản trong công ty đều được tiến hành thống nhất theo

quy định, được phản ánh chính xác; các chứng từ hợp pháp về mua sắm, chi phí lắp đặt chạy thử, các biên bản bàn giao TSCĐ...được thu thập đầy đủ và lưu vào hồ sơ TSCĐ để xác định nguyên giá TSCĐ.

- Công tác khấu hao: Công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định

theo đường thẳng. Phương pháp khấu hao này tuy thu hồi vốn chậm nhưng phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của công ty.

* Về áp dụng phần mềm kế toán

- Công ty đã lựa chọn được phần mềm kế toán Misa phù hợp với đặc thù kinh

doanh

của mình. Nhờ vào sử dụng phần mềm, các nghiệp vụ kế toán phát sinh được ghi nhận kịp thời, chính xác và trích xuất báo cáo nhanh chóng đã giúp cho Ban lãnh đạo đưa ra được giải pháp, chiến lược kinh doanh đúng đắn cho hoạt động của công ty.

- Trong phòng kế toán, các máy tính có mạng nội bộ kết nối với máy chủ từ đó

thuận tiện cho việc quản lý, chiết xuất thông tin từ phần mềm ra sử dụng làm báo cáo. Ngoài ra, các kế toán viên có thể đồng thời nhập dữ liệu vào phần mềm cùng một lúc. Phần mềm Misa tự động tính khấu hao chi tiết đến từng tài sản cố định, tự động phân bổ chi phí khấu hao cho từng bộ phận, đối tượng tập hợp chi phí và cho phép lập biên bản kiểm kê TSCĐ, và tự động xử lý chênh lệch sau khi kiểm kê.

b. Han chế

- Việc phân loại tài sản cố định chưa thống nhất với tính chất tham gia của tài sản

cố định. Tại bộ phận sử dụng, công ty chưa tổ chức ghi sổ chi tiết tài sản cố định hữu hình nên gây khó khăn trong việc quản lý TSCĐ. Việc thanh lý tài sản cố định

diễn ra còn chưa nhanh gọn do thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian ảnh hưởng tới việc kế toán tài sản cố định của công ty.

- Về sửa chữa tài sản cố định: Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ DND không

lập kế hoạch sửa chữa tài sản cố định định kỳ mà chỉ khi có phát sinh hỏng hóc thực tế, công ty mới tiến hành sửa chữa. Như vậy, chi phí sửa chữa tài sản cố định sẽ không được trích trước làm ảnh hưởng đến giá thành sản xuất khiến cho giá thành không ổn định trong các kỳ kinh doanh. Điều này gây ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

- Về hệ thống thông tin kế toán: Trong công ty, các thông tin kế toán về tài sản cố

định chính xác, được cung cấp kịp thời khi cần. Nhưng các thông tin này nhưng chỉ ở mức cơ bản như: Giá trị thuần tài sản cố định, tổng mức khấu hao, giá trị tài sản cố định tăng giảm trong kỳ,...Các thông tin về đánh giá hiệu quả sử dụng của tài sản cố định rất ít, chưa chất lương do đó hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty chưa được phản ánh một cách đầy đủ và rõ ràng.

- Về kiểm kê tài sản cố định: Hiện nay công ty chưa thực hiện kiểm kê TSCĐ theo

quy định của Bộ tài chính do đó gây khó khăn trong việc xác định số lượng và giá trị TSCĐ thực có trong công ty đang thừa hoặc thiếu để kịp thời xử lý.

* Nguyên nhân của những hạn chế

- Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ DND chưa thực sự chú trọng cũng như

không yêu cầu cao về việc tổ chức kế toán và cung cấp các thông tin kế toán trong nội bộ. Do đó, bộ máy kế toán của công ty chưa được hoàn chỉnh, rõ ràng và hợp lý.

- Ban lãnh đạo công ty chưa chú ý tới việc đề xuất cũng như ban hành các chính

sách phù hợp để khuyến khích nhân viên làm việc tốt và nâng cao hiệu quả lao động.

- Trình độ một số nhân viên phòng kế toán chưa cao và không có nhiều kinh nghiệm

thực tế trong xử lý các công việc kế toán.

- Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng không thường xuyên kiểm tra, kiểm

nói riêng tại công ty. Do đó, công ty có phần buông lỏng cũng như không thúc đẩy mạnh việc hoàn thiện một bộ máy kế toán khoa học, hợp lý.

Kết luận chương 2

Nội dung chương 2 của khóa luận đã đưa ra những thông tin tổng quan nhất của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ DND về các vấn đề như: các đặc điểm quản lý, kế toán, sản xuất kinh doanh trong công ty và thực trạng kế toán tài sản cố định. Qua tìm hiểu thực trạng tại công ty, chương 2 đã khái quát được một số ưu điểm cũng như những tồn tại cần khắc phục trong công tác kế toán tài sản cố định của công ty. Đây là cơ sở vững chắc để đưa ra những giải pháp cũng như kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn tổ chức kế toán TSCĐ tại công ty TNHH Thương mại và dịch vụ DND sẽ được trình bày ở chương sau của khóa luận.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DND

Một phần của tài liệu 483 hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ DND (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w