4. Phương pháp nghiên cứu
4.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng, quyết định đến thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Nguồn nhân lực có chất lượng tốt sẽ đưa ra được những định hướng hoạt động phù hợp, đảm bảo an toàn hoạt động và mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Ngược lại, nếu nguồn nhân lực kém có thể làm đổ vỡ mọi kế hoạch kinh doanh, gây ra nhiều rủi ro hoạt động cho CTCK. Vì vậy, SSI cần nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực nhằm đảm bảo ATTC cũng như an toàn hoạt động của mình.
SSI phải xây dựng được quy chế tuyển dụng và tuân thủ nghiêm quy chế này. Sau khi tuyển dụng, các nhân viên phải được đào tạo về văn hoá doanh nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, văn hoá quản lý rủi ro và chuyên môn nghiệp vụ trước khi nhận nhiệm vụ, thường xuyên nâng cao trình độ qua việc đào tạo lại, theo dõi và đánh giá kết quả đào tạo.
Hiện tại, các CTCK đang có hiện tượng lôi kéo nhân viên, đặc biệt là các CTCK mới thành lập có nhu cầu nhân sự cao cấp rất lớn. Vì vậy, nhiều CTCK đã lôi kéo nhân viên CTCK khác thông qua chế độ lương thưởng, mua cổ phần, khả năng thăng tiến,... Hiện tại, nhiều nhân viên của CTCK khi chuyển sang công ty mới được đảm nhận những vị trí chủ chốt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây rủi ro cho CTCK. Vì vậy, SSI cần có kế hoạch đào tạo thêm về năng lực và có những lộ trình đánh giá thăng tiến cụ thể như sau:
- Xây dựng tiêu chuẩn các chức danh, cán bộ theo yêu cầu công việc.
- Xây dựng quy trình đánh giá, phân loại nhân viên định kỳ, có chế độ lương thưởng đối với từng mức phân loại, tránh hiện tượng cào bằng phân phối trong thu nhập.
- Xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo phù hợp với từng nghiệp vụ và bố trí công việc phù hợp với chứng chỉ hành nghề được cấp.
- Xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy chế khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ các cấp.
- Khi phát hiện các vi phạm quy trình, thủ tục thì nhân viên và lãnh đạo các bộ phận phải khẩn trương báo cáo lãnh đạo công ty, kịp thời nhắc nhở nhân viên điều chỉnh, chỉnh sửa hành vi cho phù hợp. Ban kiểm soát và kiểm toán của công ty cần nghiêm túc kiểm tra, theo dõi và phát hiện các trường hợp nhân viên vi phạm đạo đức, nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng của khách hàng và có những biện pháp kỷ luật đúng nhằm hạn chế tối đa việc này.
4.1.3. Xây dựng chính sách bán hàng hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của NĐT
Khách hàng hay nhà đầu tư là những nhân tố quyết định đến sự tồn tại của một CTCK và ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận cũng như VCSH của công ty. CTCK muốn hoạt động ổn định, tăng được lợi nhuận cũng như VCSH của mình thì phải chú trọng vào việc phát triển khách hàng. Trong nền kinh tế ngày nay, một công ty chứng khoán hoạt động hiệu quả luôn là công ty biết cách tìm ra nhu cầu của khách hàng và đáp ứng những nhu cầu đó một cách tốt nhất. Vì vậy, để tạo dựng niềm tin và sức hấp dẫn đối với khách hàng, so với các công ty chứng khoán khác, công ty cần xây dựng chính sách khách hàng riêng dựa trên khả năng và nguồn vốn của công ty. Một giải pháp về chính sách khách hàng đúng đắn sẽ là yếu tố quyết định vị trí của công ty trong việc cạnh tranh giành thị phần với CTCK khác, tăng lợi nhuận và VCSH, nâng cao vốn khả dụng của công ty. Bên cạnh việc xây dựng chính sách khách hàng, công ty cũng cần chú trọng tới việc phát triển sản phẩm, dịch vụ của công ty. Ngoài những hoạt động kinh doanh cơ bản của công ty như dịch vụ môi giới và dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, SSI có thể phát triển thêm các dịch vụ nhỏ trong các dịch vụ kể trên để thu hút các NĐT, mở rộng phạm vi dịch vụ sản phẩm, tăng doanh thu, cải thiện vốn khả dụng và giảm thiểu các loại rủi ro thị trường. Bên cạnh đó, SSI có thể tăng cường các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ để giữ chân khách hàng và tạo tiền đề cho sự phát triển các hoạt động khác của công ty.
4.1.4. Nâng cao năng lực tài chính của công ty
Nguồn vốn lớn giống như một tấm đệm lớn giúp công ty có thể chống đỡ được những rủi ro trên thị trường. CTCK SSI có thể tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình trên TTCK để thu hút vốn đầu tư từ các đối tác chiến lược, từ các cổ đông lớn như
các ngân hàng hay các tổ chức tài chính, các công ty bảo hiểm,.. .hoặc có thể tăng vốn thông qua các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.
Nâng cao năng lực tài chính giúp CTCK SSI ngày càng có tiềm lực tài chính mạnh, đáp ứng đủ vốn để không chỉ duy trì các nghiệp vụ CK hiện tại mà còn mở rộng đầu tư, phát triển tương lai. Để tận dụng nguồn vốn, SSI có thể thực hiện các biện pháp như sau:
- Công ty cần xác định mức quỹ còn lại hợp lý để đảm bảo thanh toán của công ty cũng như giúp công ty chủ động nắm bắt cơ hội kinh doanh và đối phó với những rủi ro bất ngờ trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt với mảng CKPS vì đây là mảng CK còn mới ở Việt Nam nên tâm lý NĐT chưa có sự ổn định.
- SSI nên lập kế hoạch dự đoán luồng tiền phát sinh trong kỳ dựa vào đặc điểm hoạt động của công ty và tình hình hoạt động kinh doanh để thấy được mức dư thừa hay thiếu hụt vốn của mình, xác định thời điểm thu - chi tiền để có phương án cất giữ. Khi đầu tư trên thị trường tài chính, công ty cũng phải cân nhắc tính toán để lựa chọn hình thức và phương pháp đầu tư vốn mang lại lợi ích lớn nhất cho công ty, đảm bảo được ATTC công ty.
4.2. Kiến nghị
Hiện nay, khung pháp lý cho hoạt động của các CTCK Việt Nam đang dần được hoàn thiện và tương đối đầy đủ. Mục tiêu đề đầu tiên và quan trọng nhất của việc tái cấu trúc các CTCK là nhằm nâng cao năng lực hoạt động, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp và khả năng kiểm soát rủi ro đảm bảo ATTC công ty. Do đó, khung pháp lý về CTCK cần có những thay đổi phù hợp.
Thứ nhất, khung pháp lý về mô hình hoạt động của CTCK. Một trong những hướng đi được quan tâm nhiều bởi các CTCK là chuyển đổi mô hình hoạt động sang mô hình ngân hàng đầu tư, công ty tài chính,.. .Trong đó mô hình ngân hàng đầu tư đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện và mang lại nhiều ưu điểm, đặc biệt là khả năng quản trị rủi ro, đảm bảo ATTC của CTCK. Để điều chỉnh hoạt động của CTCK bên cạnh các văn bản hiện hành như Luật chứng khoán, cần xác lập cơ chế thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư hoạt động trên TTCK.
Thứ hai, khung pháp lý về hoạt động M&A các CTCK. Cùng với sự phát triển của TTCK, hoạt động M&A CTCK đang trở thành xu hướng tất yếu. Đây được xem là
công cụ chiến lược để phát triển hay tái cơ cấu lại CTCK, do sau khi sáp nhập hay mua lại thì lợi ích các bên tham gia thu được là rất lớn, sự tăng trưởng hiệu quả nhờ quy mô khi tăng thị phần, giảm chi phí cố định, chi phí nhân lực,... Tuy nhiên, để hoạt động M&A thực hiện có hiệu quả thì vấn đề liên quan đến khung pháp lý, cơ chế tài chính, thuế và các chính sách phát triển thị trường cần được chú trọng nhằm khuyến khích các CTCK sáp nhập, hợp nhất với nhau chứ không dừng lại ở thương vụ chuyển nhượng sở hữu cổ phần.
Ngoài ra, UBCKNN cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tái cấu trúc CTCK theo hướng giảm dần số lượng nhưng tăng lên về mặt chất lượng, đảm bảo an toàn trong hoạt động. Hiện nay, số lượng CTCK còn cao so với quy mô TTCK Việt Nam dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các CTCK. Để tồn tại, các công ty phải đưa ra những chiến lược để thu hút khách hàng, vì vậy tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất khả năng ATTC, từ đó ảnh hưởng đến toàn hệ thống tài chính. Do đó, UBCKNN nên thúc đẩy mua bán, hợp nhất và sáp nhập các CTCK. Các CTCK mới sẽ có năng lực tài chính tốt hơn. Khi năng lực tài chính được nâng cao, CTCK sẽ có cơ hội và khả năng rộng mở hơn nữa hoạt động kinh doanh, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới cho thị trường, tăng cường đầu tư vào công nghệ, nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Mặt khác, năng lực tài chính tăng lên cũng giúp cho CTCK đảm bảo được ngưỡng an toàn vốn tốt hơn, có điều kiện phòng ngừa rủi ro cho các hoạt động đầu tư và cung ứng dịch vụ. Việc mua bán sáp nhập này cần để cho các CTCK thực hiện một cách tự nguyện, trong đó bước đầu các CTCK có tiềm lực tài chính mạnh, hoạt động tốt có thể khuyến khích tự nguyện đứng lên làm bên mua, tiến hành nghiên cứu đối tác của mình, lựa chọn các CTCK mà mình mong muốn sáp nhập hoặc mua lại. Các CTCK có năng lực tài chính yếu hơn có thể tự nguyện bán trên cơ sở nghiên cứu đối tác và lựa chọn CTCK mua cho mình. Khi thị trường có nhiều khó khăn, các cơ quan chức năng có thể đứng ra làm vai trò giới thiệu, trung gian bảo lãnh giúp cho hoạt động mua bán sáp nhập có thể tiến hành thuận lợi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Tài Chính (2007), Quyết định 27/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Công ty chứng khoán.
2. Bộ Tài Chính (2010), Thông tư 226/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2020 quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán. 3. Bộ Tài chính (2012), Quyết định 62/QĐ-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2012 quyết
định về việc phê duyệt đề án tái cấu trúc các công ty chứng khoán.
4. Bộ Tài Chính (2020), Thông tư số 91/2020/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2020 quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.
5. Chính phủ (2015), Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2015 quy định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
6. Đỗ Tuyết Nhung (2018), An toàn tài chính tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng.
7. Hoài Lê (2013), An toàn tài chính của các định chế tài chính trung gian sau khủng hoảng.
8. Kiều Hữu Thiện (2011), Quản trị công ty của các CTCK - Thách thức trước thềm mở cửa của thị trường tài chính, Tạp chí KH & ĐT Ngân hàng, số 106 Quý I/2011.
9. Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14.
10. Lưu Ngọc Kiên (2020), Ứng dụng mô hình CAMEL trong phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2009 - 2019, Khoá luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng.
11. Ngô Thị Nga (2018), Đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam thông qua mô hình CAMEL, Luân văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng.
12. PGS.TS. Nguyễn Thanh Phương (2011), Giáo trình Thị trường Chứng khoán, Học viện Ngân hàng.
13. Trần Tiến Hưng (2008), Một số giải pháp đảm bảo an ninh tài chính doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính.
14. Trần Thị Xuân Anh (2014), Ứng dụng hệ thống CAMEL đánh giá hoạt động của
các CTCK Việt Nam.
15. Uỷ ban chứng khoán nhà nước (2013), Quyết định số 105/QĐ-UBCK ngày 26 tháng 02 năm 2013 quy định về việc ban hành quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán.
16. Uỷ ban chứng khoán nhà nước (2013), Quyết định số 617/QĐ-UBCK ngày 09 tháng 10 năm 2013 ban hành quy chế hướng dẫn xếp loại công ty chứng khoán.
Tiếng Anh
1. Hirtle, B.J., & Lopez, J.A. (1999). Supervisory Information and The Frequency of Bank Examination. Federal Reserve Bank of New York, Economic Policy Review, 5, 1-20.
2. Banu, M., & Vepa, S. (2021). A Financial Performance of Indian Banks Using CAMELS Rating System. Journal of Contemporary Issues in Business and Government, 27(1), 2135-2153.
3. Broz, J., n.d (1997). The International Origins Of The Federal Reserve System: Cornell University Press.
4. Barr, R. S., Killgo, K. A., Siems, T. F., &Zimmel, S. (2002). Evaluating the productive efficiency and performance of US commercial banks.Managerial Finance, 28(8), 3-25.
5. Barr, R. S., Seiford, L. M., & Siems, T. F. (1994). Forecasting bank failure: A non- parametric frontier estimation approach. Recherches Economiques de Louvain/Louvain Economic Review, 417-429.
6. Babar, Haseeb Zaman., Zeb, Gul. (2011). CAMELS Rating System For Banking Industry In Pakistan., Master Thesis. Umea School of Business.PP:1-90.
7. Kumari, I. G. S. (2017). A study on the financial performance of foreign commercial banks in Sri Lanka: An application of CAMEL Rating System. Economics, Commerce and Trade Management: An International Journal (ECTIJ), 1(1), 59-70.
STT Tên tiêu chí Giá trị Điểm Trọngsố
ĩ Số năm làm lãnh đạo (thuộc Ban Giám đốc/Tổng giám đốc) trong lĩnh vực tài chính/chứng khoán của Chủ tịch HĐQT
>= 5 năm ĩ00 4%
Từ 4 năm đến dưới 5 năm 80 Từ 3 năm đến dưới 4 năm 60 Từ 2 năm đến dưới 3 năm 30
8. Swathi, S & Ishani, P. C. (2018). A Comparative Study of Public and Private Banks in India Using CAMEL Model. International Journal of Creative Research Thoughts (IJCRT), 6 (1), 704 - 717.
9. Boateng, K. (2019). Credit risk management and performance of banks in Ghana: The ‘Camels’ rating model approach. Kwadwo Boateng (2018). Credit Risk Management and Performance of Banks in Ghana: the ‘Camels’ Rating Model Approach. International Journal of Business and Management Invention, 8(02).
10. Ledhem, M. A., & Mekidiche, M. (2020). Economic growth and financial performance of Islamic banks: a CAMELS approach. Islamic Economic Studies
11. Sastrosuwito, S., & Suzuki, Y. (2011, July). Post crisis Indonesian banking system profitability: Bank-specific, industry-specific, and macroeconomic determinants. In The 2nd International Research Symposium in Service Management (pp. 588- 597). Các website 1. https://ssc.gov.vn/ 2. https://www.ssi.com.vn/ 3. https://cafef.vn/ 4. https://finance.vietstock.vn/
5. Website nội bộ CTCP Chứng khoán SSI: http://intranet.ssi.com.vn/
PHỤ LỤC
Từ 3 năm đến dưới 5 năm 50
Dưới 3 năm 0
4 Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính/chứng khoán của Giám đốc/Tổng giám đốc
>= 7 năm ĩ00 6%
Từ 5 năm đến dưới 7 năm 80 Từ 3 năm đến dưới 5 năm 50
Dưới 3 năm 0
-5 Tính ổn định của các vị trí lãnh đạo chủ chốt (Giám đốc, CEO, CFO), Phó giám đốc, Trưởng các bộ phận nghiệp vụ Trên 20%trong 3 năm gần đây. Tính bằng tổng số thay đổi nhân sự các vị trí này (rời khỏi công ty)/tổng số các vị trí này
0% ĩ00 4%
Dưới 5% 80
Từ 5% đến dưới ĩ0% 60
Từ ĩ0% đến dưới 20% 30
6 Sự đầy đủ của các Quy trình nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chứng khoán và quy chế của Sở giao dịch, Trung tâm lưu ký chứng khoán
Đã ban hành đầy đủ, đáp ứng
tốt yêu cầu thực tế 100 5%
Chưa ban hành đầy đủ, đáp
ứng tốt yêu cầu thực tế 50 Chưa ban hành các quy trình
nghiệp vụ 0
7 Chính sách quản lý rủi ro đối với tất cả các hoạt động
Đã thành lập bộ phận quản lý rủi ro độc lập, các chính sách được ban hành đầy đủ,
đáp ứng tốt yêu cầu thực tế 100