Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu 734 kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán tư vấn AAGroup thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 103 - 108)

- Trong kỳ, quy mò kinh doanh của dơn VỊ thay đôi không đáng kè SO với CUÓ1 nàm

b) Lập Báo cáo Kiểm toán

1.3.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Liên quan đến sự hiểu biết và đánh giá về hệ thống KSNB, AAgroup cần kích thích nới rộng khả năng về tổng hợp chứng từ kiểm toán ngay trong giai đoạn đánh giá hệ thống KSNB. Để bảo đảm tổng quát nhất cho thu thập nội dung, KTV tiến hành kỹ năng như quan sát kết hợp với phỏng vấn. Bên cạnh việc đặt câu hỏi Có / Không, KTV nên mở rộng xây dựng câu hỏi dưới dạng các câu nghĩa mở. Thêm vào đó, khi khách hàng cung cấp thông tin, KTV cần thâu tóm gọn lại nội dung đó dưới dạng sơ đồ hoặc bảng tóm tắt. Việc này hỗ trợ KTV nắm bắt kĩ hơn về hệ thống KSNB, đồng thời sẽ là cơ sở để đưa ra lời khuyên cho DN về sau. Tùy thuộc vào kinh nghiệm chuyên môn và mỗi loại hình kinh doanh, KTV quyết định sử dụng phương thức nào.

Công tác hoàn thiện chương trình kiểm toán: AAGroup nên tiếp tục hoàn thiện chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH nói riêng và các khoản mục khác nói chung phù hợp với đặc điểm hoạt động và lĩnh vực kinh doanh của từng khách hàng. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán. Việc thiết kế chương trình kiểm toán cụ thể như vậy sẽ giúp KTV đánh giá được sai phạm mang tính hệ thống giúp cho quá trình kiểm toán được thực hiện một cách nhanh chóng. Đặc biệt mỗi chương trình kiểm toán cụ thể sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các KTV mới vào nghề chưa có kinh nghiệm.

1.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra thu thập bằng chứng kiểm toán về

sự thiết kế phù hợp và vận hành hữu hiệu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, đây là công việc quan trọng vì vậy trong mỗi cuộc kiểm toán, AAGroup phải nhắc nhở nhóm kiểm toán thực hiện đầy đủ thử nghiệm kiểm soát. Phải có sự kiểm tra các files kiểm toán để nắm bắt tình hình thực hiện các thử nghiệm kiểm soát của các nhóm KTV từ đó hoàn thiện quy trình kiểm toán.

về việc áp dụng các thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán: Với

mục tiêu hoàn thành và cải thiện quy trình phân tích cho các nội dung trên BCTC nói chung và TSCĐHH nói riêng, KTV vận hành tiêu chuẩn về quy trình phân tích

SV: Nguyễn Lê Huyền Trang 73 K19CLC-KTB

S ử dụng ý kiến chuyên gia: Giai đoạn lập kế hoạch, tùy thuộc vào mức độ

phức tạp của TSCĐHH của DN cụ thể mà KTV cân nhắc liệu có nên mời các

chuyên gia bên ngoài hay không? Thậm chí trong quá trình tìm hiểu sơ bộ, thông qua việc đánh giá BCKQKD của đối tác, xác định mức độ phức tạp của cấu trúc và loại TSCĐHH để đưa ra quyết định sự tham gia của chuyên gia. Nếu vậy công ty

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

kết hợp với phán đoán nghề nghiệp của bản thân để phân tích biến động của khoản mục, làm rõ nguyên nhân sự khác biệt và phát hiện các trường hợp bất thường. KTV thu thập dữ liệu chung của toàn lĩnh vực rồi so sánh dữ liệu DN với các đơn vị cùng ngành. Đối với TSCĐHH, KTV có thể sử dụng tỷ lệ tự tài trợ và tỷ lệ đầu tư để kiểm tra. Kiểm toán TSCĐHH, KTV phải vừa trực tiếp kiểm toán số dư của TSCĐHH vừa kiểm tra các tài khoản khác có liên quan như các chi phí sửa chữa lớn và khấu hao của TSCĐHH. KTV cần phân tích và tính toán một số tỷ suất sau như so sánh tổng chi phí TSCĐHH với tổng chi phí khấu hao của TSCĐHH của năm tài chính với năm trước; so sánh tổng chi phí TSCĐHH với tổng chi phí sửa chữa lớn của TSCĐHH trong qua 2 năm gồm năm tài chính và năm trước đó.

Khi tiến hành một quy trình phân tích mà không có biến động bất thường nào được phát hiện có nghĩa là nguyên tắc về điều lệ hạch toán của kế toán và sai số liệu không đáng kể. Trong trường hợp đó, quy trình phân tích cấu thành bằng chứng xác thực để chứng minh tính công bằng và trung thực trong việc trình bày số dư khoản mục có liên quan và việc thực hiện kiểm tra chi tiết sẽ bị loại trừ hoặc cỡ mẫu có thể giảm xuống. Vào thời điểm đó, hiệu quả của công việc được cải thiện, chất lượng vẫn đảm bảo đúng với chi phí và thời gian đã được định ra trước đó.

Về thủ tục kiểm tra chi tiết: Vấn đề chọn mẫu còn nhiều hạn chế, phụ

thuộc nhiều vào xét đoán nghề nghiệp mang tính chất chủ quan của KTV khi thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐHH. Để tránh bỏ sót các nghiệp vụ bất thường, KTV phải dựa vào những nhận định bằng kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của mình để đưa ra định hướng kiểm tra chi tiết đối với các nghiệp vụ liên quan đến khoản mục TSCĐ. Do vậy Công ty nên tổ chức các buổi họp thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giữa nhưng KTV dày dặn kinh nghiệm và KTV mới vào nghề về những vấn đề kiểm toán để KTV có thể nắm bắt rõ hơn đối với những nghiệp vụ liên quan đến TSCĐHH bất thường gây ảnh hướng tới BCTC. Ngoài ra khi chọn mẫu KTV nên kết hợp các phương pháp chọn mẫu khác nhau (chọn ngẫu nhiên, chọn mẫu hệ thống...) nhằm giảm rủi ro bỏ sót nghiệp vụ quan trọng. Nếu các nghiệp vụ phát sinh không nhiều, KTV nên tiến hành kiểm tra chi tiết toàn bộ các nghiệp vụ đó.

SV: Nguyễn Lê Huyền Trang 75 K19CLC-KTB

cần ước tính phí chuyên gia để tính toán mức độ công việc phù hợp rồi thực hiện ký kết hợp đồng kiểm toán. Theo nguyên tắc kiểm toán quốc tế số 18: “KTV trước tiên phải xem xét tính khách quan, kỹ năng và trình độ chuyên môn của các chuyên gia. Các tài liệu được cung cấp bởi các chuyên gia được coi là bằng chứng đặc biệt của cuộc kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá và tóm tắt ý kiến chuyên gia và tài liệu thành kết quả kiểm toán, bởi vì Kiểm toán viên chịu trách nhiệm cuối cùng đối với kết quả kiểm toán. toán học, không phải là một chuyên gia.”

Việc có thuê các chuyên gia bên ngoài hay không sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí, thời gian và chất lượng cuộc kiểm toán. Xem xét vấn đề này trong giai đoạn lập kế hoạch là vô cùng cần thiết. Đối với DN có tình trạng phức tạp trong kinh doanh thì khi đó số lượng TSCĐHH lớn, tài sản có tính chất đa dạng, chiếm trọng cao trong tổng tài sản và bao gồm nhiều tài sản sử dụng kỹ thuật tiên tiến và khó định giá giá trị thì các chuyên gia được mời về tư vấn. Không phải DN nào cũng sử dụng các chuyên gia làm chậm quá trình kiểm toán, giảm hiệu quả hoạt động đồng thời tăng chi phí cuộc kiểm toán.

1.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Để tìm giải pháp khắc phục việc thu thập kết quả kiểm toán bằng chứng từ của KTV, BGĐ cần có định hướng thích hợp bằng cách thiết lập một hệ thống hồ sơ để đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong công việc của KTV. Bảng này được sử dụng để phản ánh sự khác biệt các số liệu giữa thực tế và sổ sách với mục tiêu đảm bảo sự nhất quán trong ghi chép của KTV. Bên cạnh sự tuyệt đối về chênh lệch, KTV cần xác định sự khác biệt tương đối để đánh giá đúng đắn hơn sự thay đổi của tài khoản qua mỗi cuộc kiểm toán.

Sau khi kết thúc một phần hành kiểm toán, KTV nên tổng hợp kết quả thực hiện từng khoản mục về mặt giá trị. Cụ thể, đối với phần hành TSCĐHH, KTV nên

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

lập một Bảng tổng hợp TSCĐHH trong đó chỉ rõ số liệu trước kiểm toán, số liệu sau kiểm toán, số chênh lệch tuyệt đối và số chênh lệch tương đối. Dựa vào Bảng tổng hợp đó, trưởng nhóm kiểm toán và những người soát xét có được cái nhìn khái quát hơn, từ đó đưa ra những phán xét chính xác hơn về toàn bộ phần hành.

Một số giải pháp khác: Bên cạnh những giải pháp cụ thể cho việc hoàn

thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH thì việc hoàn thiện các công tác quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực phần nào mang lại chất lượng của cuộc kiểm toán nói chung và cho khoản mục kiểm toán TSCĐHH nói riêng.

Một phần của tài liệu 734 kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán tư vấn AAGroup thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w