* Việc hoàn thiện kế toán phải dựa trên cơ sở tuân thủ các quy định, chế độ kế
toán, chế độ chính sách của nhà nước đồng thời kết hợp với chuẩn mực kế toán
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Anh Đào
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ IBMS VIỆT NAM.
3.1 Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kếtquả kinh doanh tại Công ty Thương mại và Dịch vụ IBMS Việt Nam. quả kinh doanh tại Công ty Thương mại và Dịch vụ IBMS Việt Nam.
3.1.1 Sự cần thiết hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinhdoanh tại Công ty Thương mại và Dịch vụ IBMS Việt Nam. doanh tại Công ty Thương mại và Dịch vụ IBMS Việt Nam.
Trong cơ chế thị trường nhiều biến động hiện nay cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp với nhau, mỗi ngày có rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập khiến việc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn, thị phần của các doanh nghiệp đang bị thu hẹp dần, việc thay đổi, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh là một vấn đề tất yếu. Do vậy, việc nắm bắt các thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về tình hình lỗ lãi thực tế của doanh nghiệp là vấn đề thiết yếu. Qua đó, ban quản lý của doanh nghiệp sẽ đưa ra được các biện pháp để giải quyết, khắc phục các vấn đề nảy sinh trong quá trình kinh doanh và đưa ra nhiều chính sách mới để phát triển doanh nghiệp.
Hiện nay, tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD tại công ty chưa được hoàn thiện gây khó khăn cho công tác quản lý do thông tin về giá vốn, chi phí quản lý kinh doanh chưa được đầy đủ và chính xác. Do đó, việc quan tâm đến vấn đề hoàn thiện tổ chức kế toán sẽ giúp cho việc cung cấp các số liệu tài chính trở nên chính xác, có độ tin cậy cao hơn, đúng với chế độ chính sách kế toán đang hiện hành, từ đó giúp kế toán báo cáo kết quả HĐKD nói riêng và BCTC nói chung một cách trung thực, hợp lý; đồng thời giúp ban quản lý nhận định được tình hình kinh doanh của công ty, công ty có đang hoạt động tốt hay không? Đang có lãi hay lỗ? Công ty có đạt được kết quả mong muốn như kế hoạch đã đề ra vào đầu năm hay không? Công ty đang thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước như thế nào? Và từ đó đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả HĐKD, tiêu thụ được nhiều sản phẩm, tiết kiệm được các chi phí không cần thiết, đẩy mạnh thêm các chính sách hợp lý, phù hợp với điều kiện thị trường nhằm tăng lợi nhuận. Do vậy vấn đề hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp.
Phan Hà Phương 64 Lớp: K20KTQ
quốc tế.
Việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD phải dựa trên cơ sở các thông lệ, chuẩn mực kế toán, các chế độ, chính sách của Nhà nước ban hành. Kế toán là một công cụ giúp doanh nghiệp quản lý kinh tế, và nhà nước luôn theo dõi, và quản lý doanh nghiệp vì thế để hoàn thiện kế toán không thể tách rời với các quy định quản lý kinh tế của nhà nước.
Phải đảm bảo việc kết hợp hài hòa các chuẩn mực, nguyên tắc kế toán trong thời kỳ hội nhập kinh tế, phát triển theo xu hướng hội nhập. Cần tiếp thu những quan điểm, các phương pháp kế toán tân tiến, phù hợp với đặc điểm kinh tế nước ta của các nước trên thế giới để ngày càng hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD.
* Việc hoàn thiện kế toán phải dựa trên cơ sở phù hợp với đặc điểm loại hình
kinh doanh tại công ty, mục tiêu, định hướng hoạt động, yêu cầu quản lý của công ty.
Nội dung của việc hoàn thiện phải phù hợp với đặc điểm, tính chất, quy mô hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến mục tiêu phát triển, định hướng của ban quản lý. Nếu ban quản lý có mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất, đưa doanh nghiệp tiến xa hơn đến thị trường các nước khác thì việc tham khảo, tiếp nhận các chuẩn mực kế toán quốc tế là cần thiết. Ngoài ra, yếu tố con người là rất cần thiết và có tác động rõ ràng trong việc quyết định thành bại của mỗi doanh nghiệp, vì vậy trình độ chuyên môn của kế toán cũng cần được nâng cao dựa theo mục tiêu, định hướng phát triển của công ty. Đây cũng là đòn bẩy để cho việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kQKD tại công ty trở nên tốt hơn.
* Việc hoàn thiện kế toán phải đảm bảo mục tiêu cung cấp thông tin kịp thời,
trung thực, đầy đủ, đảm bảo chất lượng phục vụ công tác quản lý của công ty.
Việc hoàn thiện kế toán là để phục vụ tốt hơn cho chất lượng quản lý của công ty, vì vậy khi hoàn thiện kế toán, phải đảm bảo quá trình cung cấp thông tin tránh bị
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Anh Đào chậm trễ, sai sót, ngày càng trở nên tốt hơn. Có vậy, việc hoàn thiện kế toán mới có ý nghĩa thực tiễn.
* Việc hoàn thiện kế toán cần dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo
tính hiệu quả, khả thi.
Việc hoàn thiện kế toán cần đảm bảo được tính khả thi, tức là vừa có thể giải quyết được các vấn đề khó khăn đang phát sinh trong quá trình kế toán của công ty, vừa đảm bảo sự dễ hiểu, dễ làm, phù hợp với trình độ của nhân viên và đối tượng sử dụng thông tin như nhà đầu tư, nhà nước,...Ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh, việc hoàn thiện kế toán cần đem lại hiểu quả để nâng cao được chất lượng kế toán, những thứ đã và đang làm tốt thì duy trì và nâng cao để trở nên tốt hơn nữa. Cùng với tính khả thi và tính hiệu quả, không thể không quan tâm đến vấn đề tiết kiệm chi phí. Vấn đề đặt ra là làm sao để bỏ ra chi phí thấp nhấp mà vẫn đảm bảo việc hoàn thiện kế toán một cách khả thi và hiệu quả.
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kếtquả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ IBMS. quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ IBMS.
3.2.1 Hoàn thiện phương pháp hạch toán.
+) về chi phí bán hàng và chi phí QLDN
Để phản ánh KQKD của từng hoạt động mua, bán hàng hóa, dịch vụ một cách kịp thời, thích hợp đến ban lãnh đạo, kế toán nên phân bổ các loại chi phí bán hàng, chi phí QLDN cho từng mục theo tỷ lệ% doanh thu:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Anh Đào
CPi = CP * (DTi/DT)
Trong đỏ:
CPi: chi phí được phàn bố cho từng hoạt động
CP: tống chi phi cẩn phân bổ.
DTi: Doanli thu tưng hoạt động
DT: tống doanh thu.
Công thức này sẽ giúp phân bổ chi phí QLDN theo mức độ, tỷ lệ hợp lý với từng hoạt động. Nhờ vậy các nhà lãnh đạo có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn phục vụ việc cải thiện, nâng cao SXKD.
Việc trích lập các khoản dự phòng sẽ phản ánh đúng thực trạng tình hình HĐKD của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động về tài chính khi có rủi ro xảy ra.
- Dự phòng phải thu khó đòi:
Căn cứ theo điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019 quy định:
“Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên.
Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 đến dưới 3 năm. + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết...
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Anh Đào thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp
Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp không được trích lập bổ sung khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí trong kỳ. Bút toán:
Nợ TK 642- Chi phí QLDN
Có TK 2293- Dự phòng phải thu khó đòi
Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch đó và ghi giảm chi phí trong kỳ. Bút toán:
Nợ TK 2293- Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 642- Chi phí QLDN”
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Anh Đào
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ hạch toán dự phòng phải thu khó đòi
2293 642 131, 138, 128,244 ≥Ω đã 1. lự phòự 642 Phần được
tinh vào chi
phí 111, 112, 331,334 Phẩn tố chức, cá nhàn phai bồi thường. Giải thích sơ đồ 3.1:
(1) Khoản dự phòng phải thu khó đòi sau khi bù đắp tổn thất được hạch toán tăng VCSH.
(2) Xóa nợ
(3) Trích lập dự phòng
(4) Hoàn nhập dự phòng( Phần chênh lệch số phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập kỳ trước)
+) về giá vốn hàng bán:
Cần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để theo dõi giá trị thực tế của hàng tồn kho, qua đó điều chỉnh các yêu cầu quản lý đối với hàng tồn kho, theo sát được các chi phí thực tế của công ty.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
2294 632
Phẩn chênh lệch SO phải
lập dự phỏng kỳ này
lớn hơn SO đã lạp kỳ ___________
Hoàn nhập phẩn chênh lệch Iieu
sô phải trích lập dự phòng kỳ này
nhó hơn kỳ trước.
+) về chí phí kinh doanh sản xuất sở dang
Công ty cần ghi nhận ngay vào TK 154 khi có hóa đơn về các sản phẩm, dịch vụ phục vụ việc CCDV của công ty, tránh dồn hóa đơn đến khi thực hiện xong dịch vụ mới ghi nhận.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Anh Đào
Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì kế toán phải trích lập dự phòng cho lượng hàng tồn kho này. Khoản trích lập dự phòng sẽ được hạch toán vào giá vốn hàng bán.
Căn cứ theo điều 4 Thông tư 48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019 quy định:
“Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Lượng vật tư, Đơn giá
gốc
hàng hóa tồn kho hàng tồn kho
... x ( <
tại thời điểm lập theo sô kế
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sô kế toán, doanh nghiệp không được trích lập bô sung khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sô kế toán, doanh nghiệp thực hiện trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Bút toán:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 2294- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sô kế toán, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.
Nợ TK 2294- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Có TK 632- Giá vốn hàng bán”
Phan Hà Phương 70 Lớp: K20KTQ
3.2.1 Hoàn thiện quá trình luân chuyển chứng từ.
Công ty nên lập thêm sổ giao nhận chứng từ để ghi chép lại quá trình luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban, bộ phận nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi. Mỗi khi thực hiện luân chuyển chứng từ thì yêu cầu các bên giao nhận chứng từ đều phải ký xác nhận vào sổ. Việc này giúp cho việc quản lý chứng từ của công ty chặt chẽ hơn, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân và đồng thời giúp dễ tìm kiếm, quy trách nhiệm nếu xảy ra tình trạng thất lạc hay mất mát hóa đơn cho đúng người, đúng bộ phận.
Các chứng từ cần thiết nên có chữ ký của giám đốc/ phó giám đốc rồi mới đưa vào hạch toán, sử dụng. Các phiếu chi có giá trị nhỏ cũng nên trình giám đốc phê duyệt trước chứ không nên chi xong mới trình ký, tránh sự sai sót, gây khó khăn trong việc quản lý của ban giám đốc. Các chứng từ nên được đánh số thứ tự để tránh nhập thiếu, nhập trùng và cũng dễ tìm kiếm khi cần thiết. Khi nhận được hóa đơn nên hoạch toán theo quy định, không để tồn đọng. Đánh số thứ tự, phân tách các hóa đơn đầu vào, đầu ra để hạch toán tránh sai sót, sau đó dễ tìm kiếm, đối chiếu khi cần thiết.
3.2.2 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán
Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó bộ máy kế toán của công ty vẫn còn chưa thực sự vững mạnh, hiệu quả và được chú trọng. Công ty cần tổ chức tốt việc kiểm tra kế toán, bằng cách thiết lập bộ máy kiểm soát nội bộ. Bên cạnh đó, yếu tố con người là điều kiện tiên quyết với chất lượng của công tác kế toán. Công ty cần có những biện pháp để đào tạo, nâng cao trình độ nhân viên, thường xuyên mở các lớp huấn luyện về nghiệp vụ. Trong tương lai, với mục tiêu mở rộng SXKD, công ty nên tuyển dụng thêm kế toán để giảm bớt áp lực cho các nhân viên kế toán, Đồng thời cũng giúp giảm thiểu sai sót, gian lận không đáng có. Tuy rằng, hoạt động này sẽ làm gia tăng chi phí quản lý kinh doanh nhưng trong dài hạn, việc tổ chức một bộ máy kế toán hiệu quả sẽ có hiệu quả rất tốt cho công tác quản lý doanh nghiệp.
Ngoài ra, như đã nói ở chương 2, thủ quỹ vừa theo dõi, quản lý tiền mặt vừa đảm nhiệm kế toán tiền mặt là chưa hợp lý. Tuy nhiên vì quy mô công ty nhỏ, cơ cấu bộ phận kế toán cũng được tinh gọn để giảm thiểu chi phí quản lý kinh doanh. Kế toán viên và thủ quỹ nên đan xen các phần hành liên quan đến nhau để tránh gian lận cũng như sai sót khó phát hiện, tránh hiện tượng tự kiểm tra, kết hợp với sự kiểm tra của kế