Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết

Một phần của tài liệu 694 kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ IBMS việt nam (Trang 86)

3.2.1 Hoàn thiện phương pháp hạch toán.

+) về chi phí bán hàng và chi phí QLDN

Để phản ánh KQKD của từng hoạt động mua, bán hàng hóa, dịch vụ một cách kịp thời, thích hợp đến ban lãnh đạo, kế toán nên phân bổ các loại chi phí bán hàng, chi phí QLDN cho từng mục theo tỷ lệ% doanh thu:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Anh Đào

CPi = CP * (DTi/DT)

Trong đỏ:

CPi: chi phí được phàn bố cho từng hoạt động

CP: tống chi phi cẩn phân bổ.

DTi: Doanli thu tưng hoạt động

DT: tống doanh thu.

Công thức này sẽ giúp phân bổ chi phí QLDN theo mức độ, tỷ lệ hợp lý với từng hoạt động. Nhờ vậy các nhà lãnh đạo có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn phục vụ việc cải thiện, nâng cao SXKD.

Việc trích lập các khoản dự phòng sẽ phản ánh đúng thực trạng tình hình HĐKD của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động về tài chính khi có rủi ro xảy ra.

- Dự phòng phải thu khó đòi:

Căn cứ theo điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019 quy định:

“Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên.

Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 đến dưới 2 năm.

+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 đến dưới 3 năm. + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết...

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Anh Đào thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp

Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp không được trích lập bổ sung khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí trong kỳ. Bút toán:

Nợ TK 642- Chi phí QLDN

Có TK 2293- Dự phòng phải thu khó đòi

Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch đó và ghi giảm chi phí trong kỳ. Bút toán:

Nợ TK 2293- Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 642- Chi phí QLDN”

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Anh Đào

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ hạch toán dự phòng phải thu khó đòi

2293 642 131, 138, 128,244 ≥Ω đã 1. lự phòự 642 Phần được

tinh vào chi

phí 111, 112, 331,334 Phẩn tố chức, cá nhàn phai bồi thường. Giải thích sơ đồ 3.1:

(1) Khoản dự phòng phải thu khó đòi sau khi bù đắp tổn thất được hạch toán tăng VCSH.

(2) Xóa nợ

(3) Trích lập dự phòng

(4) Hoàn nhập dự phòng( Phần chênh lệch số phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập kỳ trước)

+) về giá vốn hàng bán:

Cần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để theo dõi giá trị thực tế của hàng tồn kho, qua đó điều chỉnh các yêu cầu quản lý đối với hàng tồn kho, theo sát được các chi phí thực tế của công ty.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

2294 632

Phẩn chênh lệch SO phải

lập dự phỏng kỳ này

lớn hơn SO đã lạp kỳ ___________

Hoàn nhập phẩn chênh lệch Iieu

sô phải trích lập dự phòng kỳ này

nhó hơn kỳ trước.

+) về chí phí kinh doanh sản xuất sở dang

Công ty cần ghi nhận ngay vào TK 154 khi có hóa đơn về các sản phẩm, dịch vụ phục vụ việc CCDV của công ty, tránh dồn hóa đơn đến khi thực hiện xong dịch vụ mới ghi nhận.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Anh Đào

Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì kế toán phải trích lập dự phòng cho lượng hàng tồn kho này. Khoản trích lập dự phòng sẽ được hạch toán vào giá vốn hàng bán.

Căn cứ theo điều 4 Thông tư 48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019 quy định:

“Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Lượng vật tư, Đơn giá

gốc

hàng hóa tồn kho hàng tồn kho

... x ( <

tại thời điểm lập theo sô kế

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho

Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sô kế toán, doanh nghiệp không được trích lập bô sung khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sô kế toán, doanh nghiệp thực hiện trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Bút toán:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán

Có TK 2294- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sô kế toán, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.

Nợ TK 2294- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Có TK 632- Giá vốn hàng bán”

Phan Hà Phương 70 Lớp: K20KTQ

3.2.1 Hoàn thiện quá trình luân chuyển chứng từ.

Công ty nên lập thêm sổ giao nhận chứng từ để ghi chép lại quá trình luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban, bộ phận nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi. Mỗi khi thực hiện luân chuyển chứng từ thì yêu cầu các bên giao nhận chứng từ đều phải ký xác nhận vào sổ. Việc này giúp cho việc quản lý chứng từ của công ty chặt chẽ hơn, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân và đồng thời giúp dễ tìm kiếm, quy trách nhiệm nếu xảy ra tình trạng thất lạc hay mất mát hóa đơn cho đúng người, đúng bộ phận.

Các chứng từ cần thiết nên có chữ ký của giám đốc/ phó giám đốc rồi mới đưa vào hạch toán, sử dụng. Các phiếu chi có giá trị nhỏ cũng nên trình giám đốc phê duyệt trước chứ không nên chi xong mới trình ký, tránh sự sai sót, gây khó khăn trong việc quản lý của ban giám đốc. Các chứng từ nên được đánh số thứ tự để tránh nhập thiếu, nhập trùng và cũng dễ tìm kiếm khi cần thiết. Khi nhận được hóa đơn nên hoạch toán theo quy định, không để tồn đọng. Đánh số thứ tự, phân tách các hóa đơn đầu vào, đầu ra để hạch toán tránh sai sót, sau đó dễ tìm kiếm, đối chiếu khi cần thiết.

3.2.2 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán

Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó bộ máy kế toán của công ty vẫn còn chưa thực sự vững mạnh, hiệu quả và được chú trọng. Công ty cần tổ chức tốt việc kiểm tra kế toán, bằng cách thiết lập bộ máy kiểm soát nội bộ. Bên cạnh đó, yếu tố con người là điều kiện tiên quyết với chất lượng của công tác kế toán. Công ty cần có những biện pháp để đào tạo, nâng cao trình độ nhân viên, thường xuyên mở các lớp huấn luyện về nghiệp vụ. Trong tương lai, với mục tiêu mở rộng SXKD, công ty nên tuyển dụng thêm kế toán để giảm bớt áp lực cho các nhân viên kế toán, Đồng thời cũng giúp giảm thiểu sai sót, gian lận không đáng có. Tuy rằng, hoạt động này sẽ làm gia tăng chi phí quản lý kinh doanh nhưng trong dài hạn, việc tổ chức một bộ máy kế toán hiệu quả sẽ có hiệu quả rất tốt cho công tác quản lý doanh nghiệp.

Ngoài ra, như đã nói ở chương 2, thủ quỹ vừa theo dõi, quản lý tiền mặt vừa đảm nhiệm kế toán tiền mặt là chưa hợp lý. Tuy nhiên vì quy mô công ty nhỏ, cơ cấu bộ phận kế toán cũng được tinh gọn để giảm thiểu chi phí quản lý kinh doanh. Kế toán viên và thủ quỹ nên đan xen các phần hành liên quan đến nhau để tránh gian lận cũng như sai sót khó phát hiện, tránh hiện tượng tự kiểm tra, kết hợp với sự kiểm tra của kế toán trưởng, ban giám đốc và các phòng ban liên quan.

Ví dụ: Trong hoạt động mua nguyên vật liệu để phục vụ cung cấp dịch vụ lắp đặt hệ thống điện:

Phòng kinh doanh lập phiếu yêu cầu mua hàng và trình ban giám đốc phê duyệt=> Gửi yêu cầu mua hàng sang nhà cung cấp. Khi nhà cung cấp cung cấp hàng, lập hóa đơn và gửi cho công ty. Kế toán viên sẽ lập phiếu chi, có chữ ký xác nhận của giám đốc và gửi một liên cho thủ quỹ. Thủ quỹ kiểm tra, xác nhận và chi tiền sau đó ghi chép vào sổ quỹ. Cuối kỳ, kế toán trưởng kiểm tra các chứng từ liên quan.

=> Khi thông qua sự phê duyệt, xác nhận của các phòng ban liên quan, các phát sinh kế toán xảy ra được đối chiếu, so sánh, kiểm tra bởi nhiều người sẽ tránh được các sai sót, dễ tìm ra nguyên nhân và sửa chữa.

3.2.3 Hoàn thiện hệ thống tài khoản

Công ty nên mở TK chi tiết tài khoản 642- Chi phí quản lý kinh doanh:

Phan Hà Phương 71 Lớp: K20KTQ

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Anh Đào - TK 6421- Chi phí bán hàng:

TK 64211- Chi phí nhân viên TK 64212: Chi phí CCDC

TK 64214: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 64217: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 64218: Chi phí bằng tiền khác

- TK 6422- Chi phí QLDN TK 64221- Chi phí nhân viên quản lý TK 64223- Chi phí CCDC dùng văn phòng TK 64224- Chi phí khấu hao TSCĐ

TK 64227- Chi phí dịch vụ mua ngoài khác TK 64228- Chi phí bằng tiền khác

Việc mở hệ thống tài khoản chi tiết sẽ giúp kế toán theo dõi chi tiết, rõ ràng hơn, có cái nhìn tổng quát hơn về các hoạt động phát sinh ra doanh thu, chi phí của công ty, giúp cho quá trình kế toán hoàn thiện hơn tránh được các sai sót khi hạch toán, nhập liệu chứng từ một cách có hệ thống hơn, ban quản lý nhìn vào các chứng từ, các hạch toán và các báo cáo sẽ dễ hiểu hơn, dễ dàng theo dõi, quản lý.

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 về phía công ty

Để có thể hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD nói riêng, hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp nói chung, trước hết công ty cần phải tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật, không chỉ là các quy định về chế độ kế toán mà cần tìm hiểu, cập nhật các quy định khác có liên quan.

Bên cạnh đó đòi hỏi rằng ban lãnh đạo của công ty phải có những chính sách quản lý phù hợp cộng với sự góp sức của toàn thể nhân viên trong công ty. Thường xuyên tổ chức những buổi họp, buổi giao lưu để cùng nhau phổ biến, trao đổi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin kế toán mới nhằm nâng cao hiệu quả làm việc

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Anh Đào của nhân viên, trao đổi với nhau về những khó khăn trong thời gian làm việc để có thể cải thiện được chất lượng môi trường làm việc. Tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu, tham dự các hội thảo về kế toán nhằm nâng cao trình độ.

Công ty hiện nay chỉ mới phân tích KQHĐKD ở mức so sánh sự chênh lệch của các chỉ tiêu trên BCTC như: bảng CĐKT, báo cáo KQHĐKD mà chưa tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cụ thể như: tỷ số về khả năng sinh lời, tỷ số về cơ cấu tài chính, tỷ số về khả năng thanh toán,... để thông qua các số liệu cụ thể, có thể nhìn rõ tình hình tài chính của công ty. Vì vậy theo em, công ty nên lập bảng tổng hợp các chỉ tiêu về tài chính để có cái nhìn chi tiết hơn.

Khuyến khích nhân viên tiết kiệm chi phí nội bộ, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh để tăng doanh thu. Trước hết doanh nghiệp cần đẩy mạnh chăm sóc khách hàng quen thuộc, đảm bảo chất lượng dịch vụ đã cung cấp. Đồng thời, công ty cũng có thể thực hiện các chính sách bán hàng có chiết khấu để thu hút và tiếp cận khách hàng mới.

3.3.2 về phía nhà nước

Nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ban hành các văn bản pháp luật và các chính sách để điều tiết và quản lý nền kinh tế. Mỗi sự biến động trong chính sách kinh tế vĩ mô đều ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp phát triển tốt, Chính phủ cần tạo cho các doanh nghiệp một môi trường kinh tế ổn định, một môi trường đầu tư lành mạnh.

Bộ tài chính cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các chính sách, cơ chế để phát triển các nghiệp vụ kế toán phù hợp với thực tế, đồng thời tham khảo các chuẩn mực kế toán quốc tế. Bởi trong thời kỳ hội nhập hiện nay, việc tiếp thu, học hỏi từ những tài liệu quốc tế là một điều vô cùng cần thiết.

Hầu hết các quy định đều có tính tổng quát cao, các doanh nghiệp có thể chủ động trong việc thiết kế sổ sách chứng từ và xử lý nghiệp vụ theo nhận định nghề nghiệp và thực tiễn của công ty mình. Điều đó giúp doanh nghiệp có thể linh hoạt hơn, tuy nhiên Bộ tài chính cần ban hành các hướng dẫn cụ thể hơn, tạo sự thống nhất giữa các doanh nghiệp, công tác kế toán cũng dễ dàng hơn.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Anh Đào Bộ tài chính cần phối hợp với cơ quan thuế để ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết hơn về các loại thuế, tránh sự bất đồng giữa kế toán với cơ quan thuế; tổ chức nhiều các lớp huấn luyện cho các kế toán viên, để đảm bảo sự đồng bộ trong việc thực hiện các quy định. Ngoài ra, Bộ tài chính nên tiến hành các đợt thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các chuẩn mực, chế độ kế toán như thế nào, để phát hiện các sai sót và có biện pháp xử lý và điều chỉnh kịp thời. Đây cũng là một cách giúp doanh nghiệp hoàn thiện dần công tác kế toán tại đơn vị mình

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Anh Đào KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ cơ sở lý thuyết về kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD ở chương 1 và thực tiễn công tác kế toán, những ưu điểm cũng như hạn chế của kế toán tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ IBMS Việt Nam ở chương 2. Từ những nhận định, phân tích về ưu điểm, hạn chế đó, chương 3 cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn

Một phần của tài liệu 694 kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ IBMS việt nam (Trang 86)