thành sản phẩm tại công ty.
2.3.1. Ưu điểm
Trong quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty CP đầu tư Tân Vũ Minh, em nhận thấy tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí giá thành nói riêng của công ty đã đạt được những ưu điểm như sau:
- về bộ máy quản lý: Tổ chức bộ máy quản lý được thực hiện hợp lý, tinh gọn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chức năng quản lý hành chính và phù hợp với quy mô đặc
điểm hoạt động của công ty. Tuy chỉ là công ty nhỏ nhưng tầm nhìn và chủ trươnh của các lãnh đạo đưa ra đều đúng đắn, đạt kết quả cao.
- về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán công ty được tổ chức gọn nhẹ phù hợp với
quy mô hoạt động,mọi người trong phòng ban đều trao đổi và hỗ trợ công việc lẫn nhau. Đặc biệt, từ khi công việc kế toán được tin học hóa, cán bộ và nhân viên kế toán đã thành thạo trong công tác kế toán trên máy tính. Từ đó công tác kế toán được thực hiện nhanh nhất và hiệu quả nhất.
- về hệ thống chứng từ: Công ty đã và đang áp dụng các chứng từ theo mẫu ban hành trong “phụ lục 3 TT200/2014/TT- BTC” và sử dụng mẫu hóa đơn đã đăng ký phát hành với cơ quan thuế. Các chứng từ, hóa đơn, hợp đồng đều được phân chia cụ thể, sắp xếp theo trình tự, đóng file cẩn thận, nghiêm ngặt và lưu trữ theo quy định.
- về việc ứng dụng kế toán máy: Công ty ứng dụng kế toán máy cụ thể là phần
mềm VLS trong công tác kế toán đã giảm thiểu một khối lượng lớn công việc và đơn
giản hóa việc lập các báo cáo tài chính mà trước đây gây tốn nhiều thời gian cho người làm kế toán.
- về công tác xác định đối tượng chi phí, giá thành: Công ty tập hợp chi phí theo
từng CT, HMCT, chi phí phát sinh tập hợp cho công trình nào thì tập hợp cho công trình
đấy. Điều này tạo nên sự chặt chẽ trong công tác quản lý chi phí của từng công trình cụ
thể, hạn chế sai sót và công việc tính giá thành cũng bớt khó khăn hơn.
- về công tác tập hợp chi phí: Các chi phí sản xuất được tập hợp và phân loại hợp lý theo từng quý tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định CPSXKD dở dang và tính giá thành sản phẩm đồng thời đảm bảo được tính so sánh của giá thành từ đó phục vụ công tác kiểm soát chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
- về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Công ty xây dựng quy trình xét duyệt nguyên vật liệu chặt chẽ, đảm bảo chất lượng tốt đồng thời cũng có ban KHKT chuyên
tìm kiếm những nhà cung cấp uy tín, giá tốt. Điều này góp phần hạ chi phí nguyên vật liệu và cũng là một trong những biện pháp được công ty thực hiện để quản lí chi phí. Công ty không có kho giữ nguyên vật liệu giúp công ty giảm chi phí thuê kho, bến bãi.
- về chi phí tiền lương cho nhân công trực tiếp: Công ty áp dụng hình thức thuê khoán nhân công tiết kiệm thời gian cho kế toán để tập trung vào những đầu mục
quan trọng hơn.
2.3.2. Nhược điểm
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu là một trong những khoản mục chi phí lớn nhất nhưng tổ chức quản lí lại vô cùng lỏng lẻo. Việc không có kho lưu trữ tuy tiết kiệm được một phần chi phí nhưng lại không đủ để khôi phục lại nguyên vật liệu nếu bị mất cắp. Dù trải qua quy trình xét duyệt nghiêm ngặt nhưng cũng không tránh khỏi thực trạng quản lý và nhân công thông đồng để bòn rút nguyên
vật liệu. Công ty cũng chưa có chính sách thu hồi NVL còn thừa sau khi công trình hoàn thành.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Việc áp dụng hình thức thuê nhân công khoán gọn thực tế tốn chi phí cao hơn nhiều so với nhân công biên chế. Hơn nữa, công nhân
làm việc với tư tưởng “ ăn đấu làm khoán” trách nhiệm không cao như công nhân biên chế dẫn đến có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
- Quá trình luân chuyển chứng từ: Do công ty thực hiện nhiều công trình cùng
lúc, có những công trình thi công ở xa nên chứng từ kế toán lại thường tập hợp vào cuối tháng dẫn đến công việc hạch toán,tổng hợp chi phí gặp nhiều khó khăn, hạch toán thiếu chứng từ ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán.
- Phần mềm kế toán: Phần mềm kế toán VLS mà công ty đang sử dụng đã lỗi thời và không phù hợp với thời điểm hiện tại. Việc không cập nhật hoặc thay thế phần
mềm kế toán mới khiến việc xử lý thông tin, tập hợp chi phí và tính giá thành bị hạn chế và mất thời gian hơn.
- Các khoản trích theo lương: Công ty hiện đang bỏ qua trích KPCĐ mà căn cứ theo chương 2, nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định đối tượng đóng KPCĐ theo quy định khoản 2, điều 26, Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không phân biệt đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở. Đối với các DN làm trái quy định sẽ bị phạt tiền từ 12%- dưới 15% tổng số tiền phải đóng nhưng không tối đa quá 75 triệu. Do vậy, việc bỏ qua không trích KPCĐ tại công ty hiện nay là chưa phù hợp với quy định của pháp luật, gây nhiều hậu quả xấu đến công tác tập hợp chi phí giá thành.
- về báo cáo kế toán quản trị : Công ty mới chỉ dừng lại tập trung phản ánh nghiệp vụ dưới góc độ kế toán tài chính mà chưa quan tâm đến kế toán quản trị để phục vụ cho quản lý. Những ý kiến mang tính quản trị chỉ dựa trên việc ước tính dự đoán mà không có báo cao phân tích cụ thể. Vì vậy, các nhà quản lý chưa thể có những phương án cụ thể để tối thiểu hóa chi phí.
- Về các khoản thiệt hại trong sản xuất: Việc thi công các công trình ở ngoài trời không thể tránh khỏi những vấn đề hư hại do thiên nhiên gây ra. Công ty cũng chưa có biện pháp, trích lập dự phòng nào để phòng tránh vấn đề này.
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
Thứ nhất, hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty chưa được xây dựng chặt chẽ,
nên rủi ro về những vấn đề mất cắp, biển thủ, làm việc thiếu trách nhiệm vẫn có thể xảy ra.
Thứ hai, đối với những công trình nằm ở các tỉnh khác, ban lãnh đạo công ty
không thể lúc nào cũng theo sát tiến độ và chất lượng thi công là động cơ để nhóm nhân công thuê ngoài nghĩ đến việc làm ăn thiếu trách nhiệm và nảy sinh ý đồ trộm
cắp nguyên vật liệu. Công tác quản lý lỏng lẻo này sẽ dẫn đến chất lượng công trình có thể bị đi xuống, ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
Thứ ba, bên cạnh kế toán tài chính khá quen thuộc, kế toán quản trị được biết
đến và ngày càng được đề cao trong thời gian gần đây. trình độ của KTV còn hạn
chế, khái niệm kế toán quản trị còn hoàn toàn lạ lẫm đối với kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên công ty chưa có kinh nghiệm trong việc xây dựng mô hình quản trị chi phí.
Thứ tư, chi phí bỏ ra để đầu tư phần mềm kế toán mới hiện đại tốn kém, hơn
nữa hàng kì, doanh nghiệp vẫn phải trả tiền cho công ty phần mềm để nâng cấp tính năng cũng tạo ra cho doanh nghiệp một gánh nặng về khoản chi phí hàng năm.
Thứ năm, các doanh nghiệp SMEs hiện nay mới chỉ đầu tư vào những số liệu
trên báo cáo tài chính mà không nhận ra rằng báo cáo quản trị góp phần tạo nên những
chỉ số tích cực trên báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, khả năng hiểu được thông tin trên
báo cáo quản trị của các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất hạn chế, nên kế toán quản trị còn bị xem nhẹ. Cũng vì lý do này mà công ty cũng không có bất cứ khóa học nào dành cho nhân viên để tiếp cận với kế toán quản trị.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên đây là thực tế tình hình sản xuất kinh doanh và công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty cổ phần đầu tư Tân Vũ Minh. Qua phân tích thực
trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong điều kiện tin học hóa cho thấy cái nhìn tổng quan cơ bản về quy trình, cách thức tổ chức và thực hiện kế toán chi phí, giá thành tại đơn vị khá hoàn chỉnh và hợp lý với đặc điểm mô hình kinh
doanh lĩnh vực xây dựng, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, hiệu quả. Sự khác biệt
giữa tập hợp chi phí theo phương pháp thủ công và kế toán máy đã chứng minh ứng dụng CNTT vào công tác kế toán là vô cùng đúng đắn. Tuy nhiên, về quy trình thực hiện còn tồn tại một số hạn chế đã nêu. Việc phân tích kỹ lưỡng những nguyên nhân của những tồn tại của công ty ở chương 2 là cơ sở để nhận định, thiết lập các hướng giải quyết giúp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty một cách đúng đắn, phù hợp ở nội dung chương 3 sau đây.
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN TIN HỌC HÓA KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ