6. Kết cấu đề tài
2.2.1. Tình hình áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng thuế quan ưu
quan ưu
tại Việt Nam
a. Tình hình sử dụng C/O từ năm 2015-2017
Theo số liệu của Bộ Công thương về tỷ lệ tận dụng các ưu đãi thuế quan theo các hiệp định FTA đối với hàng xuất khẩu đã chỉ ra rằng : “ Sau nhiều năm, tỷ lệ tận dụng FTA dừng ở mức thấp, trung bình khoảng 35%. Điều này có nghĩa số hàng hóa còn lại mặc dù có xuất xứ từ Việt Nam nhưng khi được xuất sang thị trường đối tác có ký kết FTA song phương hoặc đa phương với Việt Nam vẫn phải chịu mức thuế suất thông thường hoặc mức thuế đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) cao hơn nhiều so với mức thuế FTA, và vì vậy, gặp phải bất lợi khi cạnh tranh với những hàng hóa nội địa hoặc có
Từ năm 2015-2016, tỉ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Australia trung bình đạt khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu từ các nước trong khối ASEAN. Tuy nhiên, chỉ 21,4% lượng hàng hóa nhập khẩu vào Australia từ Việt Nam có thể tận dụng được ưu đãi thuế quan từ C/O mẫu AANZ Hiệp định AANZFTA. FTA Việt Nam- Hàn Quốc (VKFTA) và FTA ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) là những hiệp định có mức cắt, giảm sâu về thuế quan đối với nhiều nhóm hàng doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, cho đến nay, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa sử dụng được hết những ưu đãi từ những FTA này. Tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc sử dụng C/O để hưởng ưu đãi từ VKFTA chỉ ở mức 15% và từ AKFTA là 40%. Đối với hàng hóa xuất sang các nước thành viên ASEAN, để được hưởng ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp Việt Nam phải có giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN mẫu D (C/O mẫu D). Hiện tỷ lệ sử dụng C/O mẫu D dao động trong khoảng từ 30-50%, tùy từng nước và từng mặt hàng ”.
Tỷ lệ tận dụng C/O để được hưởng ưu đãi của FTA Việt Nam - EAEU tính đến cuối tháng 7/2017 mới chỉ đạt khoảng 20%. Các mặt hàng có tỷ lệ tận dụng C/O mẫu EAV cao để xuất khẩu sang EAEU bao gồm: giày dép (54,3%), rau quả (59,2%), thủy sản (69,1%), gạo (69,3%), hạt tiêu (75,5%) và dệt may (76,1%) (Lê Thúy, 2017). So với mức tận dụng ưu đãi từ các FTA khác mà Việt Nam đang thực hiện, tỷ lệ này có thể nói là khá khiêm tốn ( Nguyễn Hồng Hạnh, 2018).
Theo số liệu từ Bộ Công Thương cho biết : “ Tổng kim ngạch xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA năm 2017 đạt 33,4 tỷ USD, chiếm 34% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA, và tăng 26% so với năm 2016. Kim ngạch xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan khá ổn định, trừ những mặt hàng xuất khẩu sang các nước thuộc Liên minh Kinh tế Á Âu từ khi FTA VN-EAEU mới có hiệu lực ngày 05/10/2016. Về xuất khẩu của Việt Nam sang EAEU, từ khi VN - EAEU FTA có hiệu lực cho đến cuối tháng 7/2017, Việt Nam đã cấp 9908 bộ giấy chứng nhận xuất xứ mẫu EAV (C/O EAV) cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EAEU với tổng kim ngạch đạt 354,3 triệu USD, chủ yếu là dệt may, giày dép, thủy sản, nông sản, điện thoại và linh kiện. Tuy nhiên, nói chung tỷ lệ sử dụng C/O EAV không cao (khoảng 20%). Các mặt hàng có tỷ lệ tận dụng C/O EAV cao để xuất khẩu sang EAEU bao gồm: giày dép (54,3%), rau quả (59,2%), thủy sản (69,1%), gạo (69,3%), hạt tiêu (75,5%) và dệt may (76,1%).
Trong năm 2017, đã có 764.052 bộ C/O ưu đãi được cấp, tăng 25% về số lượng bộ so với năm 2016. Về kim ngạch tận dụng ưu đãi thuế quan, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đứng đầu với trị giá 9,2 tỷ USD. Tiếp đó là hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc và ASEAN với trị giá lần lượt là 7,6 tỷ USD và 6,5 tỷ USD. Lượng hàng hóa xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan từ Việt Nam sang thị trường Lào và Campuchia có kim ngạch không đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan của hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Ản Độ tuy không cao, chỉ đạt hơn 1,8 tỷ USD nhưng có mức tăng trưởng cao nhất là 55% so với 1,2 tỷ USD năm 2016.
Về tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA, thị trường Chile chiếm tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ VCFTA cao nhất với 69%; đứng thứ hai là thị trường Hàn Quốc với tỷ lệ tận dụng là 51%. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ thị trường Lào (0,00009%) và Campuchia (10%) không cao do Lào và Campuchia đều là thành viên ASEAN nên doanh nghiệp thường tận dụng ưu đãi trực tiếp từ Hiệp định ATIGA. Tính chung tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA của Việt Nam năm 2017 là 34%, thấp hơn tỷ lệ này của năm 2016 (36%).
Về cơ cấu mặt hàng: mặt hàng nông sản của Việt Nam (Chương 01-24) có tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA rất tốt do hầu hết đều đáp ứng quy tắc xuất xứ thuần túy (WO) đối với nông sản thô và các quy tắc khác đối với nông sản chế biến. Mặt hàng công nghiệp (Chương 25-98) có tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa cao do quy tắc xuất xứ đối với nhóm hàng công nghiệp về cơ bản phức tạp và khó đáp ứng hơn so với nhóm hàng nông nghiệp.
Những năm gần đây, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định ASEAN+ (Hiệp định giữa ASEAN với đối tác ngoài ASEAN) hầu như không tăng , một phần do các đối tác đã thực hiện xong việc cắt giảm, xóa bỏ thuế quan trong các Hiệp định từ những năm trước. Các Hiệp định mới của Việt Nam như Hiệp địnhgiữa Việt Nam - Chile, giữa Việt Nam - Hàn Quốc đều có tỷ lệ tăng trưởng tốt vì các đối tác đang tiếp tục thực hiện việc cắt giảm, xóa bỏ thuế quan theo cam kết của Hiệp định ” .
b. Tình hình sử dụng C/O đến hết quý 2 năm 2018
Theo thông tin từ Bộ Công Thương cho biết: “Năm 2018, tỷ lệ các doanh nghiệp nước ta sử dụng ưu đãi đạt mức khá cao. Cụ thể, thị trường Chile dẫn đầu với tỷ lệ sử dụng C/O lên đến 68%. Đứng thứ hai là thị trường Hàn Quốc 56%. Tiếp theo là Ản Độ 44%, Nhật Bản 37%. Các thị trường còn lại từ 30%. Nhìn chung, tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các thị trường FTA đạt khoảng 38%, tăng so với 34% của năm 2017 và khoảng 10%
của những năm đầu thực thi FTA.Có 2 nhóm hàng có tỷ lệ sử dụng ưu đãi cao nhất, gồm nông sản và công nghiệp chế biến truyền thống như dệt may, da giày, đồ gỗ. Với thị trường Australia và New Zealand (theo FTA Asean - Australia, New Zealand) tỷ lệ sử dụng ưu đãi chung của hàng Việt Nam xấp xỉ 30%, riêng nhóm rau quả có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi 72%. Tại thị trường Chile, tỷ lệ sử dụng ưu đãi chung của hàng Việt Nam 68%; trong đó, giày dép 90%, gạo 70%. Với Nhật Bản, chúng ta cũng có 2 FTA đa phương (ASEAN - Nhật Bản) và song phương (Việt Nam - Nhật Bản) có tỷ lệ sử dụng ưu đãi chung 37%; nhóm rau quả lên tới 70%, thủy sản 62%, nhựa và sản phẩm nhựa 88%, giày dép 96%. Với thị trường Liên minh kinh tế Á-Âu, tỷ lệ sử dụng ưu đãi nhóm hàng dệt may 78%, giày dép 59%, nhựa và các sản phẩm nhựa 87%. ”
Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết: “6 tháng đầu năm 2018, các tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) đã cấp 458285 bộ C/O ưu đãi với trị giá 22,7 tỷ USD, tăng 36% về trị giá và tăng 33% về số lượng hồ sơ so với cùng kỳ năm 2017. Tổng kim ngạch xuất khẩu sử dụng các loại C/O ưu đãi 6 tháng đầu năm 2018 đạt 20,4 tỷ USD, chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA. Tỷ lệ sử dụng C/O của những năm đầu thực hiện FTA là 10% nay tăng lên 38%. Đây là một kết quả tích cực thể hiện Việt Nam đang tận dụng tốt ưu đãi FTA. Về tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA: Thị trường Chi Lê đứng đầu với tỷ lệ sử dụng C/O mẫu VC là 68%. Đứng thứ hai là thị trường Hàn Quốc với tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi mẫu AK/VK là 56%. Thị trường Ản Độ tiếp tục đứng ở vị trí thứ ba với tỷ lệ sử dụng ưu đãi C/O mẫu AI là 44%, Nhật Bản được xếp vị trí thứ tư với tỷ lệ sử dụng C/O mẫu AJ/VJ là 37%. Tính chung tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018 đạt xấp xỉ 38%.
Về kim ngạch sử dụng C/O ưu đãi: Đứng đầu là C/O mẫu E, đạt 5,5 tỷ USD cho hàng
hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Tiếp đó là C/O mẫu AK và VK, đạt 4,9 tỷ US$
đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc. Đứng thứ ba là C/O mẫu D, đạt
4,1 tỷ
USD của hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN ”.
Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết. Tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi đối với một số thị trường cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2018 như sau :
47
tháng đầu năm 2018 là 44%. Một số mặt hàng có tỷ lệ sử dụng ưu đãi cao như giày dép (104%); gỗ và sản phẩm gỗ (88%).
Thị trường Hàn Quốc (C/O mẫu AK và C/O mẫu VK): Xuất khẩu sang Hàn Quốc 6 tháng đầu năm 2018 đạt tỷ lệ sử dụng ưu đãi 28%. Các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu từ Hàn Quốc để được cộng gộp cho công đoạn sản xuất tiếp theo tại Việt Nam, từ đó dễ dàng xin C/O cho thành phẩm xuất khẩu trở lại Hàn Quốc.
Thị trường ASEAN (C/O mẫu D): 6 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ sử dụng ưu đãi C/O mẫu D đạt 33%. Do mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với các mặt hàng của Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippine đều bằng 0% nên gần 50% kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN không sử dụng C/O mẫu D.
Thị trường Trung Quốc (C/O mẫu E): Tỷ lệ sử dụng ưu đãi C/O mẫu E hầu như không thay đổi qua các năm, thường xuyên ở ngưỡng xấp xỉ 30%. Nông sản thô và nông sản chưa chế biến chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, không thường xuyên sử dụng C/O ưu đãi; do vậy số liệu cho nhóm hàng này chưa phản ánh chính xác kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ sử dụng ưu đãi từ Việt Nam.
Thị trường Chi-lê (C/O mẫu VC): 6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam xuất khẩu khoảng 300 triệu US$ sang thị trường Chi-lê với tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA là 68%, đây là tỷ lệ cao nhất trong số các FTA Việt Nam tham gia. Các mặt hàng thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam, có tỷ lệ sử dụng ưu đãi cao là giày dép (90%); gạo (70%) và hàng dệt may (25%).
Thị trường Nhật Bản (C/O mẫu AJ và VJ): Trong số gần 9 tỷ US$ kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản 6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã cấp C/O ưu đãi cho lượng hàng hóa trị giá trên 3,2 tỷ US$, tỷ lệ sử dụng ưu đãi của 2 FTA này là 37%. Một số nhóm hàng có tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA tốt có thể kể đến như rau quả (70%), thủy sản (62%), nhựa và sản phẩm nhựa (88%), giày dép (96%).
(tỷ USD) (tỷ USD) tổng kim ngạch XK (%) xχχ Năm Hiệp định X, 2015 2016 2017 7/2018 2015 2016 2017 7/ 2018 2015 2016 2017 7/2018 ASEAN (Mẫu D) 4,43 5,32 6,54 4,1 18,3 17,47 21,68 12,2 24,2 30,5 30,14 33 ACFTA (Mẫu E) 5,5 6,78 9,12 5,5 17,1 21,97 35,46 16,62 32,2 30,8 25,9 30 AKFTA (Mẫu AK) VKFTA (Mẫu VK) 5,3 6,36 7,62 4,9 8,9 11,42 14,82 17,44 60 58 51 56 AANZFTA (Mẫu AANZ) 0,9 1,09 1,23 0,66 3,2 3,23 3,76 2,22 28 34 33 30 48
AJ) VJEPA (Mẫu VJ) 4,8 5,16 5,834 3,28 14,1 14,68 17,77 34 35 35 37 VCFTA (Mẫu VC) 0,37 0,51 0,69 0,3 0,65 0,81 0,99 0,44 57 74 30 68 AIFTA (Mẫu AI) 0,8 1,17 1,81 1,46 2,5 2,69 3,76 3,3 32 43,5 48 44 VN - EAEU FTA (Mẫu EAV) 0,09 0,48 0,29 1,62 2,17 1,24 5,5 22 23 Lào (Mẫu S) 0,05 0,05 0,033 0,48 0,52 0,33 10 10 10 Campuchia (Mẫu X) 0,0005 0,0026 0,06 2,20 2,78 1,17 0,02 0,009 5,12 Tổng cộng 22,1 26,55 33,42 20,4 64,75 73,87 99,49 53, 68 34 36 34 38 49
Nhìn vào bảng số liệu và dựa vào phân tích ở trên ta có thể thấy rằng, thực trạng cấp C/O xuất khẩu đã có sự tăng dần qua các năm, cụ thể tổng kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O trong nửa năm đầu 2018 đã có sự tăng trưởng một cách đáng kể với tỉ lệ 38%, trong khi đó tổng kim ngạch sử dụng C/O xuất khẩu năm 2015 mới chỉ đạt 34% và có tăng trưởng vào năm 2016 tuy nhiên con số này lại giảm vào năm 2017. Lượng C/O xuất sang thị trường Lào và Campuchia vẫn duy trì ở mức nhỏ với tỉ lệ không đáng kể từ năm 2015-2017. Tuy nhiên, tỉ lệ C/O mẫu X sang Campuchia trong 6 tháng đầu năm 2018 đã có sự tăng nhanh một cách đáng kể từ 0,009% đến 5,12% trong khi đó, tỉ lệ C/O mẫu S xuất khẩu sang Lào vẫn không có sự thay đổi và vẫn duy trì ở mức 10% từ năm 2016-7/2018.Tiếp theo đó là thị trường Ản Độ cũng có lượng C/O xuất sang đáng kể, với tỉ lệ cao nhất vào năm 2017 với tỉ lệ 48%, và giảm nhẹ trong 6 tháng đầu năm 2018 với 44% và chỉ đứng sau thị trường Chi-lê. Tiếp theo là C/O mẫu D cũng có sự tăng đều đặn qua các năm và chiếm tỉ lệ đáng kể, chiếm 33% vào 6 tháng đầu năm 2018.