Những hạn chế trong áp dụngC/O hưởng thuế quan ưu đãi tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 791 nâng cao tỉ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng thuế quan ưu đãi kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 69 - 75)

6. Kết cấu đề tài

2.2.2. Những hạn chế trong áp dụngC/O hưởng thuế quan ưu đãi tại Việt Nam

Nam

Các doanh nghiệp của VN hiện nay đang ngày càng chủ động và tích cực hơn trong việc tận dụng các ưu đãi về thuế quan từ việc áp dụng C/O, chứng từ quan trọng trong bộ hồ sơ xuất nhập khẩu để đảm bảo quyền ưu đãi trong các FTA. Tuy nhiên, việc áp dụng C/O tại Việt Nam vẫn chưa thực sự đạt được kết quả tốt như mong đợi. Tình hình áp dụng C/O tại Việt Nam so với thế giới vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thực sự bắt kịp với xu hướng thế giới.

Từ những thực trạng nêu trên ta có thể rút ra những hạn chế trong việc áp dụng C/O hưởng thuế quan ưu đãi tại Việt Nam như sau :

- Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa:

Theo báo VnExpress cho biết : “ Việc sử dụng C/O để hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang các thị trường thành viên tham gia FTA là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới sử dụng C/O để hưởng ưu đãi thuế quan khi có yêu cầu của đơn vị nhập khẩu, chưa chủ động xin cấp C/O trước khi xuất hàng. Nhiều doanh nghiệp vẫn bỏ phí những ưu đãi từ các hiệp định. Với việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh thế thế giới, Việt Nam đang tham gia rất nhiều các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà trong đó yêu cầu đầu tiên là áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Kể từ 1/1/2019,

Việt Nam chính thức tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Registered Exporter system - the REX system) khi xuất khẩu vào thị trường EU. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang EU sẽ phải tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) C/O form A. Đây là yêu cầu bắt buộc của EU đối với một số nước, trong đó có Việt Nam. Hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa nắm bắt đầy đủ các quy định về quy tắc xuất xứ, lúng túng trong việc thực hiện các quy định về quy tắc xuất xứ của các nước mà Việt Nam đã ký kết FTA, từ đó dễ dẫn đến bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu.”

Trên thực tế, trong quá trình đàm phán FTA các quốc gia thành viên luôn coi việc trao quyền cho các doanh nghiệp tự chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa là một trong những mục tiêu cần hướng tới. Và trên thế giới, việc áp dụng cơ chế tự chứng nhận đang dần trở nên khá phổ biến. Mục đích là để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm thủ tục hành chính. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa biết nhiều về cơ chế này. Doanh nghiệp Việt Nam có nghe về tự chứng nhận nhưng không biết phải làm gì, không tham gia tích cực vào việc đưa ra các tiêu chí và điều kiện để doanh nghiệp đủ điều kiện tự chứng nhận. Tâm lý của doanh nghiệp còn e dè và lo ngại do chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về quy tắc xuất xứ cũng như có những lo lắng liên quan đến hậu quả nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng được ưu đãi từ thuế quan. Chưa kể, việc trao quyền tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho doanh nghiệp sẽ phát sinh những rủi ro như gian lận thương mại xuất xứ hàng hóa, mượn xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi. (Phan Văn Khải, 2015).

- Gian lận xuất xứ hàng hóa:

Theo thời báo tài chính của bộ tài chính cho biết : “Lợi ích từ chứng thư, C/O, sẽ giúp cho các nước, các khối nước thực hiện các hiệp định thương mại tự do khu vực, hay ưu đãi đa phương, song phương, được hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan... (mức ưu đãi thuế có khi lên đến 100% - 200%). Vì vậy, nhiều đối tượng tìm mọi thủ đoạn để gian lận C/O theo nhiều cấp độ ngày càng tinh vi. Gian lận xuất xứ hàng hoá đang là mối lo lớn đối với doanh nghiệp Việt. Nhiều ngành hàng của Việt Nam đã và đang lọt vào “tầm ngắm” của các nước trên thế giới do lo ngại vấn đề xuất xứ. thủ đoạn gian lận xuất xứ hàng hóa (C/O) ngày càng tinh vi, phức tạp, đặc biệt là hiện tượng hàng hóa nước ngoài “đội lốt” hàng Việt Nam để có C/O xuất khẩu, hưởng ưu đãi thuế ”.

Điều này không chỉ khiến doanh nghiệp Việt thua thiệt trên trường quốc tế, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức cạnh tranh của ngành hàng. gian lận xuất xứ hàng hóa, mượn xuất xứ của Việt Nam để hưởng lợi không phải là mới, song để giải quyết dứt điểm lại không phải dễ dàng. Theo khuyến nghị của Bộ Thương mại, để ứng phó với gian lận trong xuất xứ hàng hóa, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần tuân thủ các quy tắc của giấy chứng nhận xuất xứ, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ. Đồng thời, giám sát chặt chẽ thị trường để có thể cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan quản lý khi có dấu hiệu bất thường, tránh để các ngành sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam bị liên lụy. Thông thường, các mặt hàng bị ảnh hưởng bởi các quốc gia hoặc thị trường như EU hoặc Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp chống bán phá giá hoặc hạn chế nhập khẩu, các hàng hóa này được chuyển vào Việt Nam để hợp pháp hóa chứng từ vận chuyển, sau đó giả mạo chứng từ và hồ sơ để xác minh để hợp thức hóa lô hàng này có xuất xứ tại Việt Nam. Đây là một hình thức giả mạo hoàn toàn giấy chứng nhận từ bên ngoài ( giả mẫu con dấu và chữ ký của cán bộ cấp C/O).

Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp bị mạo danh làm giả C/O do một doanh nghiệp nước ngoài làm giả, có doanh nghiệp chỉ chuyên kinh doanh vận tải, chưa bao giờ làm hàng dệt may hoặc ký hợp đồng kinh doanh với các nước EU...nhưng đã bị phía đối tác nước ngoài mạo danh làm giả C/O với đầy đủ địa chỉ, tên công ty...Việc làm giả này hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của VCCI .

Nguy cơ thứ hai là các doanh nghiệp vào VN sản xuất gia công nhưng ở công đoạn chưa đủ để đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ. Do đó, hàng hoá này sẽ không được cấp giấy chứng nhận xuất xứ, từ đó dẫn đến nguy cơ làm giả C/O .

- Hạn chế về khả năng đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ ưu đãi, khả năng chứng minh hàng hóa thuộc diện hàng hóa hưởng ưu đãi:

Trong những năm gần đây, các công ty phải đối mặt với vấn đề xuất khẩu một số mặt hàng chính như giày dép, vải, xe đạp, vv xuất khẩu sang thị trường EU đó là các nhà nhập khẩu EU thường yêu cầu các nhà xuất khẩu Việt Nam xin được C/O form A, và trên thực tế, các sản phẩm của chúng ta chủ yếu là gia công và không đủ điều kiện để được cấp C/O form A theo tiêu chuẩn xuất xứ GSP . Ví dụ, các sản phẩm dệt may được sản xuất chủ yếu sử dụng đế giày từ vai và giày nhập khẩu, có mã HS 6406 không đáp ứng tiêu chuẩn thành phần nhập khẩu. Nếu không có cam kết cung cấp C/O mẫu A thì các công ty Việt Nam không thể ký hợp đồng xuất khẩu. Trong trường hợp ngược lại, nếu C/O không được C/O thì các doanh nghiệp không thể giao

hàng, và có thể bị kiện do vi phạm hợp đồng hoặc trả tiền cho hàng hóa vì không có C/O mẫu A trong thanh toán chứng từ (Trương Thị Minh Nguyệt, 2010).

Thực trạng này một phần do vướng mắc về công nghệ, vốn đầu tư không cho phép doanh nghiệp tự sản xuất các thành phần nhập khẩu để tăng hàm lượng nội địa của thành phần. Một phần là do trong chế độ GSP, các tiêu chuẩn xuất xứ của EU hay Nhật Bản đều hết sức chặt chẽ, khi doanh nghiệp xuất khẩu không nắm được cụ thể những tiêu chuẩn này sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi chứng minh.

2.3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC ÁP

DỤNG

C/O HƯỞNG THUẾ QUAN ƯU ĐÃI TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.3.1. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

Các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng C/O ngày càng nhiều, thể hiện ở số bộ C/O được cấp ngày càng tăng và tăng mạnh trong một vài năm trở lại đây. Nhưng trên thực tế, việc quản lý, cấp và sử dụng C/O còn nhiều khó khăn vướng mắc, trong đó nguyên nhân không chỉ từ các cơ quan quản lý, cấp C/O mà còn từ chính các doanh nghiệp xin cấp C/O. Ngành dệt may được đánh giá là một trong những ngành có mức độ tận dụng ưu đãi từ các FTA tốt nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng C/O hưởng thuế quan ưu đãi. Nhiều doanh nghiệp cũng thừa nhận năng lực cạnh tranh của mình còn yếu so với đối tác trong các FTA. Điều này có thể kể đến một vài nguyên nhân sau:

Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu hiểu biết và kiến thức về nghiệp vụ xuất nhập khẩu cũng như quy trình xin cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu. Hiện nay, nhiều doạnh nghiệp vẫn chưa thực sự hiểu rõ vai trò của C/O thậm chí không biết không biết liệu hàng hóa của mình có có đủ tiêu chuẩn để xin cấp C/O, nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng và chưa biết cách để đáp ứng tiêu chí xuất xứ để xin được C/O xuất khẩu. Điều này đã khiến các doanh nghiệp tốn kém không chỉ về mặt thời gian mà còn khiến các doanh nghiệp bỏ lỡ đi nhiều cơ hội cho chính mình. Sự thiếu hiểu biết này còn thể hiện ở chỗ, nhiều doanh nghiệp còn không biết cách sử dụng các loại C/O cho phù hợp với hàng hóa của mình, thâm chí còn không biết hàng hóa của mình không đạt đủ tiêu chuẩn ưu đãi và xin cấp C/O. Điều này không những gây ra nhiều phiên hà và mất thời gian mà còn tốn kém nhiều tiền bạc không chỉ với các doanh nghiệp mà còn với cơ quan và cán bộ cấp C/O.

Đây là một điều cần phải tránh và loại bỏ hoàn toàn ở Việt Nam, bởi lẽ điều này không những sẽ làm cho các doanh nghiệp và cơ quan cấp C/O bị khiếu nại thị trường hàng hóa của Việt Nam mất đi nhiều uy tín trên thị trường quốc tế. Và đã có nhiều trường hợp cơ quan cấp C/O ở Việt Nam bị khiếu nại về việc làm giả C/O.

Thứ ba, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm đến các chương trình ưu đãi thuế quan từ các hiệp định FTA cũng như C/O. Bỏ qua sự theo dõi các chương trình ưu đãi này ít nhiều các doanh nghiệp đã bỏ qua những cơ hội có lợi cho chính mình, quá trình xin cấp C/O cũng bị ảnh hưởng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng cạnh tranh của hàng hóa đó trên thị trường quốc tế.

2.3.2. Nguyên nhân từ phía cơ quan cấp C/O

Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O chủ yếu dựa vào tính trung thực trong bộ chứng từ mà các doanh nghiệp cung cấp, vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế trong việc kiểm tra xác minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và phụ thuộc hoàn toàn vào lời khai của các daonh nghiệp xin cấp. Điều này dẫn đến sự bị động của các cơ quan có thẩm quyền trước các doanh nghiệp xin cấp C/O, từ đó dẫn đến việc không đảm bảo được chính xác về nguồn gốc xuất xứ và là một lỗ hổng khi các doanh nghiệp cố tình gian lận C/O trong quá trình khai báo.

Thứ hai, việc cho phép các doanh nghiệp được tiến hành xin cấp C/O tại nơi thuận tiện nhất cũng có những bất cập nhất định. Đây là cơ hội để các cơ quan cố tình lợi dụng, trục lợi và gây khó khăn cho cơ quan cấp C/O khi kiểm tra xác minh về xuất xứ và nguồn gốc của hàng hóa. Vì thế mới xảy ra những trường hợp, sau khi cấp C/O thì cơ quan cấp mới phát hiện ra hàng hóa đó không đủ các tiêu chuẩn xuất xứ hoặc không được hưởng những ưu đãi về thuế quan. Những trường hợp đó, nếu bị cơ quan hải quan nước nhập khẩu phát hiện thì trách nhiệm của cơ quan cấp C/O là rất lớn. Các chuyên viên phòng C/O phải trang bị cho mình vốn hiểu biết khá rộng, họ không chỉ phải nắm vững các quy trình và nghiệp vụ cấp C/O mà còn phải nắm rõ về cơ cấu mặt hàng cũng như địa bàn và mùa vụ. Chính vì vậy, đôi lúc họ không tránh khỏi các sơ sót trong việc kiểm tra chính xác các giải trình về nguồn gốc xuất xứ của các doanh nghiệp đưa ra.

Theo báo Việt Nam Express cho biết: “ Có những trường hợp cán bộ cấp C/O chưa hướng dẫn đầy đủ và chính xác cho các doanh nghiệp dẫn đến những sai sót. Ví dụ như trường hợp chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Khánh Hòa (Nha Trang) hướng dẫn doanh nghiệp khai sai mã số làm thủ tục khiến Hải quan nước nhập

khẩu không chấp nhận, do đó hàng đến nước nhập khẩu mà không được chuyển đến người mua. Việc kiểm tra các chứng từ, khai báo của chủ hàng trước khi cấp C/O còn có những lúc không phát hiện thấy những sai sót, khai thiếu, không đầy đủ... Đặc biệt tại các chi nhánh địa phương còn thiếu những hướng dẫn, phổ biến, cung cấp tài liệu, các khóa học cho các doanh nghiệp về C/O và các thay đổi về danh mục hàng hóa, các mức thuế ưu đãi với các mặt hàng ”.

Thứ ba, các doanh nghiệp gặp phải rắc rối trong việc xin chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Theo báo Vetnam Express cho biết : “Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, một số doanh nghiệp thành viên đang phàn nàn về việc mất nhiều thời gian trong việc xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate Of Origin - C/O) của Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu. Hiện nay, VCCI có 8 điểm cấp giấy chứng nhận, đó là Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Đà Nằng, Bà Rịa Vũng Tàu và Cần Thơ. Một doanh nghiệp cho rằng, khoảng cách giữa các văn phòng này quá xa nhau, riêng việc đi lại xin giấy chứng nhận, có đơn vị phải đi mất nửa ngày. Chẳng hạn như văn phòng Khánh Hòa và Đà Nằng cách nhau tới 600 km. Đến được nơi xin cấp giấy phép nếu hồ sơ không đạt yêu cầu, họ lại phải quay trở về văn phòng công ty để làm thủ tục lại từ đầu. Việc này vừa tốn kém, vừa làm mất thời gian của doanh nghiệp. Ngoài ra, có một số ý kiến phàn nàn về việc VCCI... không làm việc trong ngày cuối tuần. Có những hôm có doanh nghiệp cần có giấy xác nhận ngay trong ngày thứ bảy, nhưng đáng tiếc là văn phòng của VCCI lại không làm việc vào ngày này. Như vậy doanh nghiệp lại phải chờ đợi đến thứ hai tuần sau, thiệt hại có thể xảy ra khi xuất hàng chậm ngày. ”

Tóm tắt chương 2

Chương 2 tập trung nghiên cứu về thực trạng và tỉ lệ áp dụng C/O hưởng thuế quan ưu đãi của một vài quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra những vấn đề còn bất cập và thiếu sót trong việc áp dụng C/O hưởng thuế quan ưu đãi tại Việt Nam cũng như thực trạng áp dụng C/O tại Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thực trạng cấp C/O tại Việt Nam cũng như các nước khu vực châu Á, để đánh giá hoạt động áp dụng tại Việt Nam cũng như một vài nước ASEAN, từ đó lấy cơ sở để chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ áp dụng C/O ưu đãi tại Việt Nam chưa cao trong thời gian qua .Từ đó làm cơ sở cho các biện pháp nâng cao tỉ lệ áp dụng C/O tại Việt Nam trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỈ LỆ ÁP DỤNG GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA HƯỞNG THUẾ QUAN ƯU ĐÃI

Một phần của tài liệu 791 nâng cao tỉ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng thuế quan ưu đãi kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 69 - 75)