Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 875 thực trạng công tác kế toán khoản phải thu khách hàng và khoản phải trả người bán tại công ty cổ phần đầu tư và xây lắp CONSTREXIM số 8 (Trang 86 - 89)

2.3.2.1 Hạn chế

Thứ nhất về trích lập dự phòng: Do covid 19, các công ty đã cho thêm hạn nợ

cho các doanh nghiệp đối tác, làm cho các khoản nợ phải thu khó đòi giảm đáng kể. Tuy nhiên một vài khoản nợ từ lâu đáng nhẽ ra phải trích lập dự phòng nhưng kế toán công nợ lại không lập trích lập dự phòng.

Thứ hai về các khoản phải trả: Công ty chưa để ý nhiều đến các khoản nợ

phải trả của doanh nghiệp. Nếu như các khoản phải thu có bảng tổng hợp, bảng chi tiết theo tuổi nợ, thì các hóa đon phải trả người bán chỉ phân ra hai tài khoản nợ

nghĩa công ty đang bị chiếm dụng vốn nhiều. Công ty vẫn chưa có giải pháp để thu hồi nợ một cách tốt nhất, các đối tượng cần phải thu hồi nợ bao gồm các khách hàng mua hàng hóa nhưng chưa thanh toán, các đối tác thân thiết của công ty, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn tài chính...

Thứ tư về nhân sự: Nhân sự tại vị trí kế toán của công ty không có sự thay đổi

thường xuyên và khá cố định từ năm 2018 đến 2020, tuy nhiên một nhân viên lại kiêm nhiều việc, chức vụ. Điều này gây ra rủi ro đầu tiên đó chính là nếu một người nghỉ đột xuất thì rất khó có người làm thay. Công ty phân công thủ quỹ với kế toán quỹ, cũng như các công việc khác trong phòng ban cùng một người sẽ gây ra rủi ro có thể là nhầm lẫn hoặc cố ý tham ô chiếm dụng tài sản công ty,...

Thứ năm về việc lưu trữ, bổ sung chứng từ, sổ sách kế toán: Hiện tại các hóa

đon, chứng từ chia thành hai loại: hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy. Tuy nhiên, việc bảo quản hóa đon giấy không hợp lý. Các hóa đon giấy dễ bị rách và thất lạc, mất nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm, gây ảnh hưởng và giảm năng suất làm việc. Việc cập nhật chứng từ, sổ sách hay bị chậm do việc sắp xếp công việc không hợp lý, hay bị dồn dập vào cuối mỗi quý hay cuối năm.

2.3.2.1 Nguyên nhân gây nên những hạn chế của doanh nghiệp

Đối với vấn đề trích lập dự phòng, do Covid 19 nên ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty, đặc biệt đối với các công ty như công ty xây lắp. Công ty còn có kế hoạch vay vốn để xây dựng công trình cũng như đầu tư vào một số hạng mục trọng điểm nên cần một báo cáo tài chính thu hút nhà đầu tư. Bởi vậy nên việc không trích lập dự phòng sẽ làm giảm một phần chi phí và tăng doanh thu của doanh nghiệp. Một nguyên nhân khác đó là doanh nghiệp đã tăng hạn nợ cho các doanh nghiệp đối tác khiến cho một phần lớn các khoản nợ từ sáu tháng đến 1 năm không phải trích lập nợ phải thu khó đòi. Một vài khoản nợ từ một đến hai năm là của các đối tác thân thiết của công ty, công ty cũng có các hợp đồng ràng buộc cũng như các chiến dịch hợp tác kinh doanh qua lại để phòng tránh những rủi ro về mặt tài chính.

Để giảm thiểu chi phí nên công ty đã tinh giảm biên chế đối với nhân viên văn phòng, khiến một người phải làm thêm nhiều công việc.

65 Học viện Ngân hàng CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CONSTREXIMSỐ 8

Một phần của tài liệu 875 thực trạng công tác kế toán khoản phải thu khách hàng và khoản phải trả người bán tại công ty cổ phần đầu tư và xây lắp CONSTREXIM số 8 (Trang 86 - 89)

w