Khái quát về đại dịch Covid-19

Một phần của tài liệu 899 xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch covid 19 trên thế giới khuyến nghị dành cho doanh nghiệp việt nam (Trang 29 - 31)

Covid-19 là một đại dịch toàn cầu, mang chủng virus SARS-CoV-2, được phát hiện lần đầu tiên vào cuối tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc - Trung Quốc, bắt nguồn từ việc xuất hiện một nhóm người mắc viêm phổi những không rõ nguyên nhân bệnh lý (Hà & Hà, 2020). Khi nhận thấy mức độ lây lan của căn bệnh mới này, Trung Quốc đã đưa ra quyết định phong tỏa toàn bộ thành phố Vũ Hán nhằm khoanh vùng dịch, tập trung chữa trị, tìm ra nguồn gốc dịch bệnh để có một hướng nghiên cứu điều trị hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trước khi thành phố Vũ Hán phong tỏa, những ca mắc ở các quốc gia khác đã xuất hiện. Nguyên nhân chính là do việc di chuyển, đi lại tự do của người dân các nước. Đặc biệt là tại thời điểm đó, rơi vào đúng thời điểm năm mới của Trung Quốc nên nhu cầu đi lại, du lịch của người dân địa phương rất cao, làm lây lan dịch bệnh một cách nhanh chóng ra toàn thế giới. Các ca nhiễm virus đầu tiên của chủng mới này được xác nhận bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc là một người có quốc tịch Nhật Bản và hai người có quốc tịch Thái Lan. Vào giữa tháng 01 năm 2020, thế giới chứng kiến sự lây nhiễm virus từ người sang người với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh. Nhận thấy sự nguy hiểm khó kiểm soát của dịch bệnh, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất - nhập khẩu đều bị tạm ngưng vào ngày 23 tháng 01 năm 2020.

Phản ứng của Chính phủ các quốc gia trên thế giới nhằm chống lại đại dịch toàn cầu được thực hiện nhanh chóng và lên kế hoạch rõ ràng, bao gồm: phong tỏa kiểm

dịch; hạn chế sự đi lại của người dân; ban bố tình trạng khẩn cấp; tiến hành cách ly xã hội; sử dụng lệnh giới nghiêm; kêu gọi người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh cho bản thân và xã hội; hủy bỏ các sự kiện, các lễ hội, nơi đông người; đóng cửa trường học, nhà máy, cơ quan và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng; sát khuẩn thường xuyên và đeo khẩu trang; chuyển đổi mô hình học tập, hoạt động kinh doanh, làm việc từ hình thức truyền thống sang trực tuyến, được hỗ trợ bởi các phần mềm như Zoom, Google Classroom,... Với tốc độ lây lan quá nhanh, vào ngày 11/03/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức ban hành công bố khẩn Covid-19 là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu và đã đặt tên Covid-19 là “Đại dịch toàn cầu”. Những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới rất nghiêm trọng, đó là sự thiệt hại về mạng sống con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội, truyền bá thông tin trực tuyến sai lệch, gây thù hận và thuyết âm mưu về virus, tình trạng kỳ thị và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, các trường học lần lượt phải đóng cửa, ảnh hưởng đến 1,5 tỷ học sinh, sinh viên trên toàn thế giới, chiếm tới 87% học sinh, sinh viên trên toàn thế giới, tính đến ngày 28/03/2020. Tính đến ngày 14/03/2021, theo chuyên trang NCoV của Bộ Y tế trên thế giới đã ghi nhận được hơn 109 triệu ca nhiễm Covid-19 và 2,4 triệu ca tử vong tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, so với đại dịch SARS-CoV-1 từng bùng phát năm 2003, thiệt hại về người của đại dịch SARS-CoV-2 đã nghiêm trọng hơn rất nhiều. Tại thời điểm dịch bùng phát, hệ thống y tế thế giới không thể đáp ứng đủ nhân lực và cơ sở vật chất, thuốc chữa để kiểm soát tình hình dịch bệnh, cũng như chưa phát triển thành công bất kỳ loại vắc xin hay thuốc kháng virus nào để giảm thiểu hoặc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, đến nay, thế giới đã nhận được kết quả tốt đẹp, khi nhiều quốc gia đã sáng tạo, nghiên cứu thành công vắc xin, bước đầu đã có một số vắc xin được thương mại hóa, sử dụng tiêm cho người dân, như: Pfizer (Mỹ), Sputnik V (Nga), AstraZeneca (Anh - Thụy Điển), Sinovac (Trung Quốc),...

Tại Việt Nam, đại dịch Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra có trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên vào ngày 23 tháng 1 năm 2020. Ngay khi xác định được nguy cơ tiềm ẩn mà dịch Covid-19 có thể gây ra, nhà nước Việt Nam đã có nhiều phương án để chủ động ứng phó với sự phức tạp của dịch bệnh như cách ly y tế, hạn chế và theo dõi lịch trình đi lại của người từ vùng dịch hoặc vùng lân cận, đóng cửa biên giới, tạm

dừng các chuyến bay từ tâm dịch, triển khai việc khai báo y tế toàn dân, đặc biệt là vùng có ca mắc. Các hoạt động tụ tập đông người, vui chơi, giải trí, đi lại, buôn bán tại các địa phương bị hạn chế, các chốt phòng dịch được lập ra để rà soát và thực hiện đo thân nhiệt tất cả người ra vào, trang bị lọ rửa tay sát khuẩn, nhắc nhở người dân đeo khẩu trang và siết chặt kiểm soát. Theo nền tảng nghiên cứu thị trường Daliacủa Đức, khảo sát được thực hiện vào tháng 03/2020, với 62% phiếu đánh giá về phản ứng của chính phủ đối với dịch bệnh, Việt Nam được nhận định là quốc gia có độ hài lòng cao nhất thế giới (tiếp theo là Argentina (61%), Áo (58%), Singapore (57%), Trung Quốc (56%), Nam Phi (56%)). Số liệu cập nhật tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam, tính đến ngày 14/03/2021, theo trang NCoV của Bộ Y tế đã thống kê có tổng cộng 2.553 ca mắc Covid-19, 2.086 ca mắc đã được điều trị khỏi, 428 ca mắc đang điều trị và 35 ca tử vong.

Một phần của tài liệu 899 xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch covid 19 trên thế giới khuyến nghị dành cho doanh nghiệp việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w