Đối với Bộ, Ban, ngành

Một phần của tài liệu 899 xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch covid 19 trên thế giới khuyến nghị dành cho doanh nghiệp việt nam (Trang 81 - 83)

Dưới sự chỉ đạo của chính phủ, các bộ ban ngành có liên quan đến việc xậy dựng thị trường TMĐTXBG có từng nhiệm vụ riêng biệt.

3.2.2.1. Đối với Bộ Tài chính

Cơ quan mà có liên quan trực tiếp nhất đến TMĐTXBG trong Bộ Tài chính, đó là cơ quan hải quan. Để hàng hóa có thể vận chuyển từ nước này sang nước khác qua biên giới một cách dễ dàng cần có sự vào cuộc của hải quan. Chính vì vậy, hải quan

đóng một nhân tố vô cùng quan trọng giúp cho hàng hóa TMĐTXBG có thể lưu chuyển nhanh chóng. Thứ nhất, hải quan cần tích cực phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nhằm đơn giản hóa thủ tục hải quan, tinh giảm các thủ tục rườm già, giảm chi phí, tạo thuận lợi cho dòng lưu thông hàng hóa được diễn ra một cách trôi chảy. Thứ hai, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và hiện đại của nhiều nước trên thế giới để kiểm soát hàng hóa, kiểm tra chất lượng giúp việc thông quan hàng hóa TMĐTXBG trở nên nhanh chóng, đem đến cho khách hàng sự trải nghiệm tốt nhất. Thứ ba, cần xây dựng và tổ chức những buổi làm việc, đóng góp ý kiến từ phía các doanh nghiệp, xem xét, tổng hợp và phân tích tình hình thực tế cũng như những vướng mắt của các doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan, từ đó cùng họ tìm ra cách giải quyết tốt nhất.

3.2.2.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Để cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho thị trường TMĐTXBG, việc giáo dục và đào tạo đóng vai trò trung tâm. Bởi nó ảnh hưởng đến cả một ngành hàng, cả một thế hệ nhân viên trong ngành hiểu biết và có đầy đủ kiến thức chuyên môn. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hỗ trợ các trường đại học có chuyên ngành liên quan đến TMĐTXBG, đồng thời mở rộng việc đào tạo ngoại ngữ bởi đối tác chính của các doanh nghiệp TMĐTXBG là các khách hàng quốc tế, họ không biết tiếng Việt, từ đó khắc phục rào cản ngôn ngữ khác biệt, giúp việc mua bán, trao đổi, đàm phán diễn ra thuận lợi hơn.

3.2.2.3. Đối với Bộ Công Thương

TMĐTXBG đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Thương nên gần như mọi hoạt động hỗ trợ, phát triển đều được Bộ này triển khai. Thứ nhất, Bộ Công Thương cần tổ chức nhiều buổi tập huấn, hội thảo chuyên môn chia sẻ cho cán bộ quản lý nhà nước tại các sở, ngành và địa phương nhằm bổ sung kiến thức trong công tác quản lý TMĐTXBG. Thứ hai, liên tục rà soát đưa ra các sửa đổi, bổ sung, đánh giá về các văn bản pháp lý quy định TMĐTXBG sao cho chúng được cập nhật và thực tế nhất với tình hình thực hiện các hoạt động xúc tiến và phát triển TMĐTXBG. Thứ ba, phối hợp linh hoạt với các Bộ khác để hỗ trợ cho các doanh nghiệp TMĐTXBG có thể phát huy hết thế mạnh của mình, là nơi để các doanh nghiệp TMĐTXBG có thể bày tỏ những

khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG, từ đó có những quy định điều chỉnh phù hợp.

Tóm lại, TMĐTXBG là lĩnh vực mới nổi ở thị trường Việt Nam, trong khi đó nguồn nhân lực của các cơ quan nhà nước còn khá khiêm tốn cả về số lượng và chất lượng. Để phát triển TMĐTXBG hiệu quả cũng như đưa ra các chỉ thị, quy định để các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ và đồng bộ thì điều kiện tiên quyết chính là đội ngũ cán bộ, lao động nhà nước ở trong lĩnh vực này phải có đủ tầm nhìn và chuyên môn. Do vậy, công tác đào tạo, huấn luyện cho các công nhân viên chức trong các bộ ban ngành cần phải được tăng cường.

Một phần của tài liệu 899 xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch covid 19 trên thế giới khuyến nghị dành cho doanh nghiệp việt nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w