KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ XÚC TIẾN

Một phần của tài liệu 899 xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch covid 19 trên thế giới khuyến nghị dành cho doanh nghiệp việt nam (Trang 41 - 42)

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

TMĐTXBG là một hình thức thương mại mới, bên cạnh một vài đặc điểm giống thì nó cũng có những đặc điểm phân biệt dễ nhận ra khi so sánh với thương mại truyền thống. Nó đem đến những cơ hội kinh doanh với lợi nhuận siêu khủng nhưng nó cũng đặt ra nhiều thách thức về mặt quản lý cho các quốc gia để vừa đảm bảo sự hội nhập với nền thương mại quốc tế, vừa đảm bảo hoạt động quản lý hiệu quả. Đối với hoạt động TMĐTXBG, vấn đề quan trọng hiện giờ đang đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước đó là việc kiểm soát quá trình ra vào lãnh thổ của hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, kiểm soát chất lượng, an toàn,... Mặt khác, nhiều sản phẩm trong giao dịch TMĐTXBG thường là các sản phẩm có giá trị khiêm tốn, không cung cấp đủ giấy phép, chứng từ liên quan khiến cho việc rà soát hàng hóa tại cửa khẩu bị tắc nghẽn và rất lâu mới có thể giải phóng được hàng. Vậy nên, doanh nghiệp cần ết hợp với các cơ quan nhà nước để xây dựng, tham vấn khung pháp luật, bảo vệ lợi ích các chủ thể trong TMĐTXBG khi tham gia mua bán hàng hóa xuyên biên giới. Đồng thời, để phát triển TMĐTXBG, tiếp cận được nhiều khách hàng và mang lại nguồn doanh thu mong đợi, các doanh nghiệp và nhà nước cần có các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG cụ thể cho từng phân khúc thị trường, từng nhóm hách hàng mục tiêu, từng loại sản phẩm. Trên thế giới, có rất nhiều quốc gia đã thành công trong việc xúc tiến TMĐTXBG mà Việt Nam có thể học tập và rút kinh nghiệm cho mình, có thể kể đến Trung Quốc, Mỹ, Indonesia.

Trong số các thị trường TMĐTXBG mà Việt Nam đang hợp tác và có các hoạt động xúc tiến thì Trung Quốc và Mỹ là hai nước mà đang chiếm tỷ trọng mua bán trao đổi nhiều nhất qua sàn TMĐT với Việt Nam. Đồng thời, trên thế giới hai nước cũng được đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh và mạnh hàng đầu về TMĐTXBG. Bản thân hai quốc gia này là hình mẫu phát triển TMĐTXBG của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc và Mỹ luôn xếp thứ hạng cao trên bảng xếp hạng các doanh nghiệp có tổng doanh thu từ hoạt động TMĐTXBG, ví dụ như: Alibaba, Amazon, eBay,... Còn về Indonesia, nước này nằm trong cùng khu vực Đông Nam Á với Việt Nam, có nhiều nét tương đồng trong văn hóa, kinh tế và nhiều lĩnh vực khác. Indonesia được coi là thị trường TMĐT phát triển nhanh nhất khu vực. Cũng theo thống kê của Statista (2019), 3 trong 5 thị trường có tổng số lượng người mua sắp trực tuyến lớn nhất thế giới bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Indonesia. Đây là một trong những động lực chính thúc đẩy TMĐTXBG phát triển. Đồng thời, cả 3 nước này đều có hợp tác quan hệ song phương bền chặt với Việt Nam ở rất nhiều lĩnh vực quan trọng cũng thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trong nhiều năm. Về phía người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam, cũng đã quá quen thuộc với ba nước đối tác lớn này. Đặc biệt, xét trong bối cảnh đại dịch Covid-19, hi dịch bệnh chưa được iểm soát triệt để, các hoạt động mua bán TMĐT vẫn sẽ là hướng đi đúng đắn và cần thiết cho các doanh nghiệp. Nghiên cứu hoạt động xúc tiến TMĐTXBG của ba nước này trong bối cảnh đại dịch Covid-19 cho thấy cái nhìn toàn cảnh về thị trường TMĐTXBG ở các nước đã và đang phát triển rất thành công, cũng như các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG mà họ đang áp dụng được đánh giá cao để từ đó đưa ra những đề xuất, khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển thị trường TMĐTXBG trong bối cảnh hậu Covid-19 và định hướng tầm nhìn trong tương lai.

Một phần của tài liệu 899 xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch covid 19 trên thế giới khuyến nghị dành cho doanh nghiệp việt nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w