Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 899 xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch covid 19 trên thế giới khuyến nghị dành cho doanh nghiệp việt nam (Trang 83 - 98)

Từ thực tiễn thực hiện hoạt động xúc tiến của các doanh nghiệp Trung Quốc, Mỹ và Indonesia đã thành công, đã rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích. Tác giả đã đánh giá và tóm lược lại như sau:

3.2.3.1. Đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ vào tất cả các quy trình khi mua bán thương mại điện tử xuyên biên giới

Đầu tư khôn ngoan cho xây dựng cửa hàng trực tuyến sẽ giúp cải thiện chất lượng hình ảnh, thông tin và cả tên tuổi của các cửa hàng. Việc này giúp tăng thứ hạng cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi cửa hàng trực tuyến giúp hách hàng dễ dàng truy cập website của doanh nghiệp và nhanh chóng tìm thấy những thứ mà họ đang cần. Khoa học công nghệ là công cụ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng điều tra được thị hiếu của khách hàng thông qua việc đo lường số lượng lượt truy cập, lượt mua hàng,... Bên cạnh đó, khi trải nghiệm mua sắm trực tuyến, hách hàng hông thể nhìn thấy sản phẩm trực tiếp hay họ cũng không thể cảm nhận chúng bằng tay, bằng mắt như tại cửa hàng trực tiếp, khách hàng phải dựa hoàn toàn vào hình ảnh và mô tả sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp trên trang website để ra quyết định mua hàng. Chính vì vậy, doanh nghiệp nào càng làm cho việc hiện hữu sản phẩm trên trang TMĐT càng chân thật thì doanh nghiệp đó càng thu hút người tiêu dùng mua hàng nhiều hơn.

3.2.3.2. Đánh giá thị trường mục tiêu và có các chiến lược tiếp cận phù hợp

Khi xác định inh doanh trên bất cứ thị trường TMĐTXBG nào, các doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu kỹ lưỡng và có những đánh giá về thị trường mục tiêu của mình. Từ đó, đưa ra những chiến lược tiếp cận với nhóm hách hàng mục tiêu của

mình. Bởi ở mỗi thị trường nước ngoài, các công cụ xúc tiến để hỗ trợ các doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau nhất định, do hành vi thói quen và văn hóa của người tiêu dùng ở mỗi ngưới là khác nhau. Mỗi doanh nghiệp TMĐTXBG xác định đâu là kênh truyền thông xã hội mà được sử dụng phổ biến ở thị trường mục tiêu để đẩy mạnh tiếp thị thông qua đó.

3.2.3.3. Phát triển cơ sở vật chất, bảo mật trong thanh toán và an toàn thông tin của khách hàng

Giao dịch thương mại bằng phương tiện điện tử mang đến những thách thức lớn cho doanh nghiệp về bảo mật và an toàn, cụ thể là khi hoạt động trong môi trường internet đầy rủi ro và không chắc chắn. Bảo mật điện tử là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững và lâu dài của TMĐTXBG. Các doanh nghiệp nên sử dụng các phương tiện được công nhận bởi quốc tế, đồng thời cần kết hợp với nhà nước để chung tay tạo lập một hệ thống bảo mật điện tử đáng tin cậy và có tính liên kết để chống lại sự truy cập bất hợp pháp từ các hoạt động không an toàn nhằm chiếm đoạt các thông tin cá nhân.

3.2.3.4. Đào tạo đội ngũ nhân sự có kiến thức, kĩ năng đáp ứng thương mại điện tử xuyên biên giới

Đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về TMĐTXBG để áp dụng có hiệu quả các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG. Bởi nhân tố con người luôn là cốt lõi của mọi vấn đề, việc có đưa ra được các quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp của mình trong việc thực hiện các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG hay không là do đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn và sự hiểu biết, đánh giá sâu sắc hay không.

3.2.3.5. Xây dựng thương hiệu qua chất lượng sản phẩm và thái độ phục vụ chuyên nghiệp

Các doanh nghiệp TMĐTXBG cần hông ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đây là một trong các tiêu chí hàng đầu quyết định đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng xuyên biên giới, cũng như việc tạo thiện cảm cho hách hàng của doanh nghiệp. Bởi kinh doanh trực tuyến khiến việc trao đổi và tương tác giữa các khách hàng rất dễ dàng, chỉ cần một người tiêu dùng khi nhận được sản phẩm không giống như quảng cáo và đưa lên các diễn đàn để phản ánh thì hậu quả thực sự hôn lường, bởi những lời

bình luận tiêu cực thường sẽ lan tỏa rất nhanh trong cộng đồng và khiến những người mua sau tránh né việc đặt hàng các sản phẩm của mình.

Ngoài ra cũng chú trọng vào các dịch vụ chăm sóc khách hàng bởi đây là một công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp TMĐTXBG phát triển, duy trì quan hệ với khách hàng trong lâu dài. Trải nghiệm mua sắm tốt hay xấu sẽ là nhân tố quyết định rất nhiều đến sự gắn bó, trung thành của khách hàng và sẽ tác động trực tiếp vào sự tăng tưởng doanh số của doanh nghiệp.

3.2.3.6. Chủ động lên kế hoạch, phương án dự phòng cho các tình huống xấu nhất

Bất cứ khi nào các doanh nghiệp tiếp cận một thị trường mới, lĩnh vực mới, bản thân họ cũng phải xem xét các tình huống có thể xảy ra, có thể là thành công hoặc thất bại. Khi lường trước được những phương án như vậy, giúp doanh nghiệp đứng ở vị thế chủ động quyết định mà không bị lệ thuộc vào bất cứ yếu tố nào. Có thể lấy ví dụ đối với các doanh nghiệp thương mại truyền thống, xét trong bối cảnh Covid-19 xảy ra, bản thân họ gặp phải khó hăn rất lớn do giãn cách xã hội, việc tiếp xúc trực tiếp trở nên khó khăn hơn, việc kinh doanh tại các cửa hàng buộc phải đóng cửa. Nhưng họ lại không có phương án dự phòng là kinh doanh trực tuyến, bởi chắc họ chẳng bao giờ nghĩ có một ngày, dịch bệnh lại bùng phát khủng khiếp đến vậy. Còn các doanh nghiệp vừa kinh doanh trực tiếp vừa kinh doanh trực tuyến thì đã có các phương án kinh doanh để đối phó với đại dịch, doanh thu không bị sụt giảm nghiêm trọng. Còn đối với các doanh nghiệp TMĐTXBG thì họ lại được lợi rất nhiều từ đại dịch Covid-19. Nhưng họ cũng phải có kế hoạch và có các phương án sau đại dịch Coivd-19, có thể một lượng lớn khách hàng sẽ quay lại mua bán trực tiếp, làm thế nào để giữ chân khách hàng là bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp TMĐTXBG.

3.2.3.7. Tham gia đề xuất khung pháp lý cho thương mại điện tử xuyên biên giới, cùng với hiệp hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh

Các doanh nghiệp TMĐTXBG cần phải nâng cao nhận thức của mình về pháp luật liên quan đến TMĐTXBG, chủ động ết nối với nhà nước, đưa ra những đề xuất bổ sung để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, quy định và các chính sách trong việc bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia TMĐTXBG. Hiện nay, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, văn bản hướng dẫn về việc thực hiện các hoạt động TMĐT ở Việt Nam nhưng chính sách, văn bản về TMĐTXBG thì thực sự chưa có nhiều hoặc

có được nhắc đến những chưa thực sự cụ thể, chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau cũng như chưa thực sự bám sát các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG thực tế của doanh nghiệp. Chính vì vậy, dưới góc độ là người có liên quan trong mối quan hệ TMĐTXBG, các doanh nghiệp cần là cầu nối, truyền tải tâm tư nguyện vọng của mình cho nhà nước để nhà nước có thể kịp thời đưa ra quy định pháp luật bổ sung cho TMĐTXBG cũng như hoạt động xúc tiến TMĐTXBG, tạo ra môi trường kinh doanh an toàn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã đi sâu vào nghiên cứu thị trường TMĐTXBG Việt Nam, nắm được thực trạng xúc tiến TMĐTXBG mà các doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị cho chính phủ, bộ ban ngành có liên quan và đặc biệt là các doanh nghiệp TMĐTXBG Việt Nam với mục đích thúc đẩy và cải thiện hiệu quả của các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG để TMĐTXBG thực sự trở thành điểm sáng giúp Việt Nam có tên trên bảng xếp hạng các quốc gia phát triển TMĐTXBG trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ hay Indonesia.

KẾT LUẬN 1. Ket quả nghiên cứu chủ yếu của đề tài

TMĐTXBG đã trở thành xu thế phát triển tất yếu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và bất cứ một quốc gia nào cũng khó có thể từ bỏ chiếc bánh béo bở này. Và Việt Nam cũng vậy, bản thân những chủ thể có liên quan đến TMĐTXBG cũng đã tự vạch ra cho mình những kế hoạch và bước đi khá vững chắc. Việt Nam là một trong số ít những nước có các điều kiện thuận lợi để phát triển TMĐTXBG như số lượng người truy cập internet tăng, luật pháp quy định cho TMĐTXBG cũng ngày càng được quan tâm hơn, người tiêu dùng đã bắt đầu có sự chuyển biến trong hành vi khi trước đại dịch Covid-19, giao dịch mua bán được thực hiện trực tiếp tại một địa điểm cụ thể như trung tâm thương mại, cửa hàng, chợ thì ngày nay, việc mua bán trở nên dễ dàng hơn qua các công cụ trực tuyến như email, website, sàn TMĐT, mạng xã hội,... Đứng trước sự phát triển vượt bậc của TMĐTXBG trên thế giới, là một nước có nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam đã và đang nỗ lực tìm ra những cơ hội phát triển và bắt kịp xu hướng của thế giới. Để đạt được mục tiêu đó, Việt Nam cần thực hiện nhuần nhuyễn các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG bởi nó chính là bước đà quan trọng giúp cho các doanh nghiệp TMĐTXBG tiếp cận gần hơn đến đối tượng hách hàng mục tiêu, mở rộng thị trường, xây dựng lòng tin đối với khách hàng cũng như tăng uy tín cho thương hiệu để từ đó triển hai các chiến lược inh doanh một cách hiệu quả và đạt được thành công. Thông qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề tài “Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trên thế giới - khuyến nghị dành cho doanh nghiệp Việt Nam”

mong muốn cung cấp các đề xuất, khuyến nghị nhằm cải thiện và năng cao hiệu quả của các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG của các doanh nghiệp. Các kết quả quan trọng của khoá luận này được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, đề tài đã tập trung phân tích làm rõ cơ sở lý thuyết về TMĐTXBG

trong bối cảnh đại dịch Covid-19, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến TMĐTXBG bao gồm yếu tố bên trong (nhân lực, cở sở vật chất và các nguồn lực vô hình) và yếu tố bên ngoài (khách hàng, đối thủ cạnh tranh, môi trường chính trị, văn hoá, công nghệ, luật pháp). Đồng thời, cho thấy đại dịch Covid-19 đã tác động cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực đến xúc tiến TMĐTXBG trên thế giới.

Thứ hai, đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng xúc tiến TMĐTXBG trong bối

cảnh đại dịch Covid-19 trên thế giới, cụ thể là kinh nghiệm của ba nước đại diện là Trung Quốc, Mỹ và Indonesia để rút ra bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hiện các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG bao gồm: (i) Hoạt động xúc tiến TMĐTXBG cần được thực hiện một cách có kế hoạch và có chiến lược, dựa vào việc nghiên cứu kỹ lưỡng từng thị trường, từng đối tượng khách hàng; (ii) Luôn bắt kịp với xu hướng của thời đại công nghệ số để ứng dụng vào các công cụ xúc tiến phát triển như quảng bá trực tuyến, video trực tiếp, sử dụng công nghệ AR và VR, email marketing hay thuật toán AI,...; (iii) Doanh nghiệp cần nhạy bén và tìm tòi ra giải pháp cho mình; (iv) Doanh nghiệp cần phối hợp, đề xuất với chính phủ, bộ ban ngành về việc xây dựng các quy định pháp luật liên quan đến TMĐTXBG cũng như các hoạt động thanh toán, bảo mật thông tin, thuế quan và đặc biệt là trong hoạt động xúc tiến TMĐTXBG.

Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến TMĐTXBG của các

doanh nghiệp Việt Nam, đưa ra đánh giá về những kết quả đã đạt được cũng như nhìn nhận được những hạn chế mà doanh nghiệp gặp phải, khoá luận đã đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện hoạt động xúc tiến TMĐTXBG từ phía chính phủ; từ phía bộ, ban, ngành; từ phía doanh nghiệp. Các đề xuất, khuyến nghị này có thể áp dụng vào để nâng cao hiệu quả, tăng doanh thu và lợi nhuận cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp. Bên cạnh việc xác định những thế mạnh của mình trong hoạt động xúc tiến TMĐTXBG, các chủ thể có liên quan đến TMĐTXBG cũng cần nhận ra những điểm hạn chế để từ đó có những phương án giải quyết trong thời gian tới để TMĐTXBG thực sự mang lại nguồn lợi to lớn cho quốc gia nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng.

2. Hạn chế của đề tài và gợi mở hướng nghiên cứu

Do giới hạn về thời gian, phạm vi nghiên cứu cũng như hạn chế về nguồn nhân lực, kinh nghiệm thực tế, khóa luận vẫn còn một số vấn đề chưa đi sâu làm rõ được như:

Thứ nhất, khoá luận chưa ứng dụng được phương pháp định lượng để phân tích

chưa kiểm định được những tác động của các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp TMĐTXBG.

Thứ hai, đề tài chưa phân tích rõ được các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG ngầm

mà mỗi doanh nghiệp đang áp dụng bởi tuỳ từng doanh nghiệp mà họ lại có những chiến lược riêng, những bí quyết kinh doanh riêng mà không thể công khai.

Thứ ba, bài nghiên cứu chưa tiếp cận được những nhận xét, đánh giá khách quan

của các nhà khoa học, giảng viên, chuyên gia nghiên cứu, viện nghiên cứu và cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực TMĐTXBG nhằm củng cố và đưa ra đề xuất cho các doanh nghiệp TMĐTXBG Việt Nam xét trong bối cảnh thực tiễn của đề tài.

Tóm lại, khóa luận được triển khai dựa trên cái nhìn tổng quát, đánh giá của tác

giả từ những số liệu thứ cấp của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, đã giải quyết được các mục tiêu đặt ra. Tuy vậy, do trình độ hiểu biết của tác giả cũng như việc tiếp cận nguồn số liệu nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn, đề tài vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, tác giả rất mong nhận được những góp ý từ giáo viên hướng dẫn cũng như hội đồng để bài nghiên cứu thực sự đem lại ý nghĩa trong thực tiễn.

A. Tiếng Việt

1. Bộ Công Thương (2017), “Thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ lên 900 tỷ USD vào năm 2020”. Truy cập ngày 15/04. < https://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/- /chi-tiet/thưong-mai-%C4%91ien-tư-xưyen-bien-gioi-se-len-900-ty-ưsd-vaonam- 2020-8121-1001.html>

2. Bộ Công Thương (2019), Thông tư 11/2019/TT-BCT Hướng dẫn thực hiện hoạt

động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương thuộc chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại

3. Bộ Công Thương (2021), “Việt Nam đứng trong top 10 sàn thương mại điện tử

Đông Nam Á”, Idea. Truy cập ngày 15/04.

<

http://idea.gov.vn/defaưlt.aspx?page=news&do=detail&id=5216343d-b719- 47f0-a9d3-e3eea45aa40a>

4. Báo Công Thương (2020), “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Xu thế tất yếu”, Sở Công thương Yên Bái. Truy cập ngày 15/04. < http://sctyenbai. gov.vn/vi/tin- tưc/thưong-mai-dien-tư-xưyen-bien-gioi-xư-tat-yeư >

5. Cafebiz (2020), “Amazon và bài học chuyển đổi online mùa dịch Covid-19”.

Trưy cập ngày 15/04, Nhịp sống kinh tế. < https://cafebiz.vn/amazon-va-bai-hoc- chưyen-doi-online-mưa-dichcovid-19-20200406170750671.chn >

6. Nguyễn Phương Chi (2010), Nghiên cứu một số mô hình thương mại điện tử

thành công trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Đại học Ngoại

Một phần của tài liệu 899 xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch covid 19 trên thế giới khuyến nghị dành cho doanh nghiệp việt nam (Trang 83 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w