Thực trạng xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trên thế giới trong bố

Một phần của tài liệu 899 xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch covid 19 trên thế giới khuyến nghị dành cho doanh nghiệp việt nam (Trang 36 - 39)

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

2.1. THỰC TRẠNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚITRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN THẾ GIỚI TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN THẾ GIỚI

2.1.1. Thực trạng xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trên thế giới trongbối cảnh đại dịch Covid-19 bối cảnh đại dịch Covid-19

Toàn cầu hóa đã nâng cao khối lượng và sự đa dạng của các giao dịch xuyên biên giới về dịch vụ cũng như sản phẩm thông qua sự phổ biến nhanh chóng và rộng rãi của công nghệ. Điều này đã và đang thúc đẩy thị trường TMĐTXBG toàn cầu. Các công nghệ TMĐT tiên tiến cho phép các công ty tiếp cận các thị trường phân tán, thúc đẩy thị trường mục tiêu. Có ba chủ thể chính tham gia trong TMĐT đó là: Doanh nghiệp (B) giữ vai trò kết nối, tạo động lực phát triển TMĐT; chính phủ (G) giữ vai trò trung lập, vừa bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp mình vừa phải liên kết với thị trường nước ngoài để định hướng, điều tiết và quản lý và người tiêu dùng (C) giữ vai trò tạo ra doanh thu cho các doanh nghiệp TMĐTXBG, sự chấp nhận của người tiêu dùng quyết định sự thành công của TMĐT. Từ đó, thiết lập các loại giao dịch giữa các chủ thể trên là: C2C, B2G, B2B, B2C,... trong đó hai loại hình giao dịch TMĐT quan trọng nhất là B2C và B2B. Vì vậy, trong khóa luận này, tác giả chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu thị trường TMĐTXBG B2B và B2C với nhiều mảng khác nhau như may mặc và phụ kiện, giải trí, điện tử tiêu dùng, nội thất gia đình, chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe dinh dưỡng, giáo dục, thực phẩm, máy móc, thiết bị,...

Động lực chính của xu hướng mua sắm trực tuyến xuyên biên giới từ quan điểm của người tiêu dùng là sản phẩm sẵn có, giá thấp hơn, giao hàng nhanh, khi có chương trình khuyến mại loại bỏ các khoản thuế hay miễn phí vận chuyển, khiến sản phẩm có sẵn tại quốc gia của họ đắt hơn là viêc mua ở quốc gia khác. Không chỉ vậy, khi khả năng hậu cần của nhà cung cấp dịch vụ giao hàng cũng như sự quản lý có chiến lược của công ty TMĐT được cải thiện, người tiêu dùng sẽ có thể nhận được các giao dịch mua hàng trực tuyến quốc tế của họ nhanh hơn. Vậy đâu là lý do khiến cho người tiêu dùng mua hàng xuyên biên giới? Một khảo sát mới đây của Ipsos và Facebook (2020) đã được thực hiện ở những người tiêu dùng đến từ nhiều nước trên thế giới như Úc,

Brazil, Canada, Đức, Pháp, US, Hàn Quốc,... ở độ tuổi trên 18, dựa vào % số người được hỏi có kết quả thu được như sau:

Hình 2.1. Các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc mua hàng xuyên biên giới của người lớn trên toàn thế giới, tháng 8 năm 2020

(% số người được hỏi)

Nguồn: Ipsos & Facebook, 2020

Chính các yếu tố trên đã tác động quyết định mua hàng trong nước và mua hàng quốc tế thông qua các sàn TMĐTXBG. Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19, người tiêu dùng bị hạn chế ra ngoài do lệnh giãn cách xã hội ở hầu hết các quốc gia, làm cho việc mua bán hàng hóa trực tiếp tại cửa hàng gặp khó khăn hơn. Chính vì vậy, việc đặt hàng và mua sắm trực tiếp qua các kênh kỹ thuật số đã trở thành giải pháp thay thế phổ biến nhất cho các cửa hàng đông đúc. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh mẽ và không thể kiểm soát trong một sớm một chiều, khiến xã hội luôn trong tình trạng căng thẳng, nó đã gây ra những gánh nặng về y tế, kinh tế hay tính mạng con người. Nhưng xét về mặt tính cực với TMĐTXBG, nó đánh dấu sự bùng nổ của kết nối trực tuyến. Nhiều doanh nghiệp cũng đang khai thác các nền tảng TMĐT để bán trực tiếp cho người tiêu dùng, thay vì đi qua các hệ thống cửa hàng trưng bày hay kho bán truyền thống. Tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương, bán lẻ trực tuyến và đa kênh hoạt động khá sôi nổi trong mùa dịch này, từ các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, đồ gia dụng, quần áo, mỹ phẩm đến hàng điện tử, hàng xa xỉ. Theo báo cáo e-Conomy

SEA của Google và cộng sự (2019), chỉ riêng ở Đông Nam Á, nền kinh tế internet cho khu vực 570 triệu dân này dự kiến tăng lên đến 300 tỷ USD giá trị hàng hóa vào năm 2025. Hiện đang có xu hướng chuyển hàng trực tiếp ra khỏi Trung Quốc thông qua các kênh mua sắm xuyên biên giới kỹ thuật số, xu hướng này xuất phát từ sự gia tăng của các trang mua sắm xuyên biên giới. Theo phương thức thanh toán, thị trường bao gồm ví kỹ thuật số, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ngân hàng trực tuyến và các loại khác. Danh mục ví kỹ thuật số được dự đoán sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất vì phương thức thanh toán này được sử dụng nhiều nhất.

Theo tổ chức nghiên cứu thị trường Facts & Factors (2020) chỉ ra trong báo cáo báo cáo "Phân tích và dự báo về quy mô và thị phần thương mại điện tử B2C xuyên biên giới từ năm 2020 đến năm 2027" (Global Cross-Border B2C E-Commerce Market Size & Share 2020 Analysis and Forecast to 2027), thị trường TMĐT B2C xuyên biên giới toàn cầu đạt 780 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến đạt 4.820 tỷ USD vào năm 2026. Thị trường hàng đầu người chơi bao gồm AirBridge Cargo Airlines, eBay, AliExpress.com, ASOS, ACES, Tmall, Vipshop và Zalando,... nổi lên như những người dẫn đầu thị trường xuyên biên giới, lần lượt xếp hạng ở các vị trí đầu trong bảng xếp hạng các trang TMĐT quốc tế lớn trên khắp các quốc gia và khu vực. Ngoài ra, báo cáo cho thấy độ thâm nhập của người mua sắm trực tuyến xuyên biên giới là cao nhất ở các quốc gia như Úc, Trung Quốc, Canada và Mexico. Các danh mục sản phẩm được mua nhiều nhất trong thương mại trực tuyến quốc tế là quần áo và đồ điện tử, tiếp theo là các sản phẩm làm đẹp và sức khỏe.

Trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, thị trường TMĐT đặc biệt là TMĐTXBG vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp tiếp cận hay có ý định muốn nhảy vào, cũng như chưa nhận được sự chú ý, đầu tư lớn của các quốc gia. Các giao dịch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu đều từ hoạt động thương mại truyền thống, mua bán trực tiếp. Covid-19 như một cú hích tác động trực tiếp tới doanh thu của các doanh nghiệp, ngành nghề mà sử dụng giao dịch trực tiếp, cửa hàng trực tiếp hiến cho doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, điển hình như ngành du lịch, bất động sản, ngân hàng,... Cùng với đó, việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống như hội nghị, giao thương, hội chợ triển lãm của doanh nghiệp, hiệp hội, các quốc gia trên toàn thế giới gặp nhiều khó khăn, bị hủy hoặc hoãn thực hiện. Đây chính là bước ngoặt, là động lực

chính để các doanh nghiệp tiếp cận, phát triển TMĐT, chuyển đổi sang hình thức mua bán online, truyền thông quảng bá sản phẩm xuất khẩu, thông tin được cập nhật nhanh chóng trên các trang bán hàng trực tuyến, kết nối giao thương không cần gặp mặt trực tiếp,... Các hoạt động xúc tiến trở thành cách tay đắc lực cho các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế bao trùm trên toàn thế giới. Cùng với đó, bản thân doanh nghiệp sẽ phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình, sử dụng thế mạnh vốn có để phát huy có hiệu quả các cơ hội mà hội nhập quốc tế mang lại cũng như khắc phục các hạn chế, khó khăn gặp phải trong quá trình vận hành TMĐTXBG. Tùy từng quốc gia, từng doanh nghiệp cụ thể mà họ xây dựng các chiến lược, kế hoạch riêng về xúc tiến TMĐTXBG để tiếp cận khách hàng mà doanh nghiệp họ đang nhắm tới một cách thành công nhất, quảng bá thương hiệu, hàng hóa, dịch vụ

Một phần của tài liệu 899 xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch covid 19 trên thế giới khuyến nghị dành cho doanh nghiệp việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w