Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù tổng họp. Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng nhiều biện pháp từ việc khai thác và tận dụng những điều kiện và yếu tố thuận lợi của môi trường bên ngoài để định hướng đúng chiến lược phát triển, đến việc tận dụng triệt để các nguồn lực sản xuất hiện
có, từ đó nâng cao năng lực quản trị kinh doanh. Tùy heo từng thời kỳ, từng giai đoạn mà doanh nghiệp cần xác định có những biện pháp trọng tâm cần được đầu tư thích đáng để mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu cơ bản của mọi doanh nghiệp vì nó là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tài tại trong điều kiện bình thường thì ít nhất doanh thu phải bù đắp được chi phí bỏ ra. Nếu doanh nghiệp muốn phát triển thì kết quả sản xuất kinh doanh phải còn dư so với chi phí để tích lũy cho quá trình mở rộng sản xuất. Sự phát triển doanh nghiệp tất yếu đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Phương hướng
Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả của nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh nên nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nhiều khâu ừong quá trình sản xuất. Muốn nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải phân
tích ở nhiều khâu, giải quyết tổng hợp nhiều vấn đề, dùng nhiều biện pháp. Phương hướng chung để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta nghĩ đến 3 vấn đề: Tăng kết quả đầu ra, tiết kiệm chi phí đầu vào, rút ngắn tối đa chu trình sản xuất kinh doanh
* Biện pháp
- Đổi với nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động:
Kiện toàn bộ máy gọn nhẹ, bố trí hợp lý lao động trên dây truyền sản xuất. Nâng
cao chất lượng lao động: trình độ tay nghề, chuyên môn, tận dụng thời gian lao động, thực hiện triệt để các định mức lao động. Áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
Thực hiện chính sách đòn bẩy kinh tế (chế độ thưởng phạt kịp thời) nhằm khuyến khích người lao động, kích thích sự sáng tạo trong lao động. Giáo dục nâng cao
ý thức người lao động, vì ý thức của người lao động rất quan trọng trong việc sản xuất sản phẩm chất lượng, dù máy móc có tốt nhưng ý thức của người lao động kém vẫn dẫn
đến tình trạng sai hỏng nhiều. Các biện pháp trên nhằm tiết kiệm lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
- Đối với nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn:
Lập và thực hiện kế hoạch sử dụng vốn họp lý, khi tiến hành đầu tư phải xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý giữa vốn cố định và vốn lưu động, tập trung vốn cho máy
móc thiết bị, đổi mới thiết bị, thực hiện hiện đại hóa và ứng dụng công nghệ tiên tiến. + Với vốn cố định: Sừ dụng tối đa công suất của thiết bị, tài sản cố định nhằm tiết kiệm chi phí cố định, có kế hoạch khấu hao tài sản cố định hợp lý trên cơ sở giá thành chịu được nhằm tạo nguồn vốn để đổi mới thiết bị công nghệ.
+ Với vốn lưu động: Sử lý đồng vốn họp lý ở tất cả các khâu: mua hào, dự trữ hàng, lưu thông hàng hóa. Giảm hệ số công nợ, tăng số vòng quay của vốn lưu động.
- Đối với nhóm chỉ tiêu làm tăng sản lượng doanh thu:
Mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Phấn đấu nâng cao sản lượng tiêu thụ nâng
cao giá bán trên cơ sở sản phẩm đạt chất lượng cao, người mua có thể chấp nhân được. + Mở rộng thị trường trên cơ sở:
Tìm khách hàng mới: Bằng biện pháp nào đó để tiếp cận khách hàng, làm cho khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Làm tăng khả năng mua: Khả năng mua của khách hàng đều có giới hạn do điều
kiện tài chính, tăng khả năng mua bằng các cách đổi mới cơ chế: mua trả góp, bảo hành.
Làm tăng ý muốn mua sắm: Thông qua việc đầu tư quảng cáo, thiết kế bao bì sản phẩm, giới thiệu tính năng tác dụng...
Điều quan trọng là doanh nghiệp phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm để tạo
uy tín cho sản phẩm trên thị trường.
- Đổi với nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chỉ phí.
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí quản lý, chi phí bán hàng. Muốn nâng cao hiệu quả trước hết cần tìm mọi biện pháp giảm giá vốn hàng bán (giảm giá thành sản xuất)
Giá vốn hàng bán bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Muốn giảm được giá thành, ta cần sử dụng hợp lý, tiết
kiệm các yếu tố đầu vào, trong đó có:
+ Tiết kiệm nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành,
muốn tiết kiệm nguyên vật liệu cần phải lập kế hoạch một cách chi tiết, định mức tiêu hao nguyên vật liệu phù họp sát với thức tế. Bố trí hợp lý dây chuyền sản xuất. Thực hiện chế độ định mức nguyên vật liệu chính xác. Nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm cho người lao động.
+ Tiết kiệm lao động: Sử dụng hợp lý lao động, bố trí đúng nghề đúng chuyên môn, bậc thợ, quản lý tốt thời gian lao động, dùng tiền lương tiền thưởng làm đòn bẩy nâng cao năng suất giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân công, giảm chi phí giá thành. Sử dụng tối đa công suất của thiết bị. Có chế độ duy tu bảo dưỡng máy móc phù họp sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng thiết bị, làm giảm chi phí khấu hao. Sử dụng vốn hợp
lý trong quá trình dự trữ - sản xuất - tiêu thụ nhằm giảm chi phí lãi vay. Lựa chọn cán bộ quản lý, tinh giảm bộ máy quản lý để chi phí quản lý là thấp