Triển vọng phát triển của ngành chứng khoán và những định hướng phát

Một phần của tài liệu 771 nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán nhất việt,khoá luận tốt nghiệp (Trang 65 - 66)

triển chứng khoán của TTCK Việt Nam từ nay đến 2020

TTCK tại Việt Nam đã vận hành được nhiều năm nay. Sự ra đời của TTCK đánh dấu một sự phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam và TTCK mang một vai trò không kém quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển cũng như đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế, xã hội tại Việt Nam.

Nhìn vào quá trình phát triển của TTCK có thể thấy những điểm nhấn trong những từng giai đoạn: Đầu tiên phải nói đến là giai đoạn thị trường điển hình từ năm 2000 - 2005 và giai đoạn tăng trường từ 2006 đến nay. Tiếp đó là trước giai đoạn 2008 khi TTCK lao dốc một phần do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2009, nhờ có những giải pháp quan trọng và quyết liệt của Chính phủ cũng như những giải pháp mà Bộ Tài chính đã triển khai, TTCK đã phục hồi và đóng góp tích cực cho việc huy động vốn trong và ngoài nước, trở thành động lực kích cầu và phát triển kinh tế. Năm 2017, TTCK phái sinh ra đời với những bước phát

triển ấn tượng. Năm 2019, UBCKNN đã chủ động, tích cực xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK, tiêu biểu là Dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) đã được Quốc hội chính thức thông qua.

Trải qua 20 năm phát triển, đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, số lượng công ty niêm yết, đăng ký giao dịch trên hai sở giao dịch chứng khoán là 1.605 công ty, với khối lượng chứng khoán là 150 tỷ chứng hoán.

Mức vốn hóa của thị trường tính đến ngày 31/10/2019 đạt 5.686.846 tỷ đồng, chiếm 102,74% GDP, qua đó, thể hiện vai trò quan trọng của thị trường chứng hoán Việt Nam đối với nền inh tế.

Trong chiến lược phát triển thị trường chứng hoán Việt Nam đến 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 128/2007 đã đặc biệt chú trọng đến

việc phát triển thị trường chứng hoán thành một kênh dẫn vốn và huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế Việt Nam. Một mục tiêu cụ thể của chiến lược như:

- Đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt 50% đến 70% vào năm 2020 đối với thị

trường cổ phiếu niêm yết và thu hẹp thị trường tự do.

- Chú trọng phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ để làm nền tảng cho việc phát triển thị trường trái phiếu công ty.

- Tái cấu trúc thị trường chứng khoán, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng phục vụ thị trường: hệ thống giao dịch, hệ thống đăng ý, lưu ý, thanh toán và bù trừ.

- Định chế hóa thị trường để tập trung phát triển một cơ sở cầu chứng khoán ổn định, bền vững và chuyên nghiệp thông qua các định chế trung gian thị trường...

Tóm lại, với những dự báo lạc quan về đẩy mạnh phát triển kinh tế, sự gia tăng cả về lượng và chất của nguồn cung chứng khoán trên thị trường; không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật theo những chuẩn mực khu vực và quốc tế, sự quan tâm ngày

càng lớn của nhà đầu tư nước ngoài; TTCK Việt Nam sẽ là một thì trường tạo ra nhiều

cơ hội đầu tư đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu 771 nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán nhất việt,khoá luận tốt nghiệp (Trang 65 - 66)