Khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta phải quan tâm đến kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh, đó chính là lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của Công ty, nó là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà Công ty bỏ ra để đạt được doanh thu từ hoạt động kinh doanh chủ yếu.
Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm xem xét sự biến động về doanh thu, so sánh tỷ trọng doanh thu từng hoạt động, so sánh doanh thu kỳ phân tích
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
với doanh thu kỳ kế hoạch, phân tích tình hình doanh thu theo phương thức bán hang... Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dưới góc độ chi phí là đi phân tích GVHB, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí từ hoạt động tài chính, chi phí khác. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khi phân tích lợi nhuận từ bán hàng, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận khác và lợi nhuận trước thuế.
Doanh thu là khoản dùng để bù đắp vốn kinh doanh và chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp cũng được xác định từ doanh thu. Doanh thu nói lên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó cũng đưa ra định hướng cho sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, doanh thu còn là yếu tố khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp trên thương trường. Chính vì vậy, việc phân tích để tìm ra nguyên nhân của sự tăng, giảm doanh thu trong các kỳ kinh doanh là vô cùng quan trọng. Cần phân tích doanh thu thường xuyên để có thể khai thác các tiềm năng của doanh nghiệp nhằm tăng doanh thu và tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp. Phân tích tình hình doanh thu giúp nhà quản lý thấy được những ưu nhược trong quá trình đem lại doanh
thu, qua đó thấy được nhân tố làm tăng giảm doanh thu nhằm khắc phục, hạn chế, loại bỏ những nhân tố tiêu cực; phát triển hơn các nhân tố tích cực, phát huy thế mạnh
của doanh nghiệp.
Chi phí (trong khả năng phân tích, ở đây chi phí được hiểu là chi phí hiện của doanh nghiệp, không tính tới chi phí ẩn không thể hiện trên các báo cáo tài chính) là dòng tiền ra, dòng tiền ra trong tương lai hoặc phân bổ dòng tiền ra trong quá khứ xuất phát từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh , ta có thể tính toán được các khoản chi phí của doanh
nghiệp. Từ đó dễ dàng tính toán được các chỉ tiêu, tỷ trọng của chi phí so với doanh thu từ đó có biện pháp thay đổi, tìm hướng giải quyết phù hợp với mục tiêu của doanh
nghiệp tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận. Doanh nghiệp muốn tối đa hoá lợi nhuận, nếu chỉ quan tâm đến doanh thu mà bỏ qua chi phí sẽ là thiếu sót lớn. Bởi chi phí thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chi phí quá lớn, tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn lực không hiệu quả.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh . Lợi nhuận phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng của doanh nghiệp,
phản ánh hiệu quả sử dụng lao động, vật tư... Thực chất kết quả hoạt động kinh doanh
là cao hay thấp? Muốn hiểu rõ được điều này cần phải phân tích mối quan hệ giữa tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là tạo ra sản phẩm với chi phí giá thành thấp nhất, lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Đồng thời tăng tích luỹ, mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống cho người lao động. Ngược lại, nếu doanh nghiệp thua lỗ làm cho tình hình tài chính doanh nghiệp gặp khó khăn, mất KNTT kéo dài sẽ dẫn tới nguy cơ phá sản.
Phương pháp chủ yếu sử dụng để đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là phương pháp so sánh, việc so sánh được thực hiện theo chiều ngang và theo chiều dọc.
- Phân tích theo chiều ngang: So sánh số liệu kỳ phân tích với số liệu kỳ trước ở tất cả các chỉ tiêu chủ yếu của báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó đánh giá xu hướng thay đổi của các chỉ tiêu này thông qua mức tăng giảm và tỷ lệ tăng giảm của từng chỉ tiêu.
Mức tăng giảm = Chỉ tiêu kỳ này - Chỉ tiêu kỳ trước
, Chỉ tiêu kỳ này-chỉ tiêu kỳ trước
Tỷ lệ tăng giảm =---—ɪ--—---x 100%
Chỉ tiêu kỳ trước
- Phân tích theo chiều dọc: Phân tích theo chiều dọc là phương pháp phân tích dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu tỷ lệ chi phí trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Phân tích theo chiều dọc sẽ cho thấy sự biến động của tỷ lệ chi phí (hoặc lợi nhuận) trên doanh thu, từ đó đánh giá được hiệu quả trong việc tiết kiệm chi
phí hoạt động kinh doanh chính cũng như mức độ đóng góp của các bộ phận lợi nhuận
vào tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chung của doanh nghiệp.