Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn để đưa ra những nhận xét, đánh giá về sự tăng giảm của vốn và tài sản; để xem công ty đã sử dụng, quản lý tài sản, nguồn vốn của mình đã hợp lý chưa, điều đó có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty như thế nào. Ngoài ra việc phân tích còn giúp đưa ra các đánh giá về khả năng tài chính của công ty.
Dựa theo các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán từ năm 2018 đến 2019 đã cho thấy sự thay đổi của tỷ trọng tài sản trên tổng tài sản và tỷ trọng nguồn vốn trên tổng nguồn vốn trong kỳ.
TÀI SẢN
2017 2018 2019 Chênh lệch18/17 Chênh lệch 19/18
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 65.543.350.59 8 92.03 62.893.233.638 93.2 58.573.384.238 94.4 (2.650.116.960) (4.04) (4.319.849.400) (6.8) 1. Tiền và các khoản
tương đương tiền
525.384.792 0.74 277.967.274 .40 230.638.239 0.37 (247.417.518) (47.09) (47.329.035) (17) 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 49.249.380.076 69.14 49.305.960.184 73.1 46.745.157.553 75.3 56.580.108 0.11 (2.560.802.631) (5.2) 3. Hàng tồn kho 15.723.585.73 0 22.07 13.309.306.180 lõõ 11.597.588.346 186 (2.414.279.550) (15.35) (1.711.717.834) (129) B. TÀI SẢN DÀI HẠN 5.687.565.225 7.97 4.556.260.088 .86 3.453.425.148 5.6 (1.131.305.137 ) (19.8 9) (1.102.834.940 ) (24. 4) 1. Tài sản cố định 4.122.199.704 5.79 3.688.614.624 ~T Ã 2.958.635.984 IT (433.585.080) (10.52) (729.978.640) (198) 2. Tài sản dài hạn khác 692.704.025 0.97 867.645.464 .41 494.789.464 0.8 174.941.439 25.25 (372.856.000) (42.9) TỔNG TÀI SẢN 71.230.915.82 3 100.00 67.449.493.726 ĨÕÕ 62.026.809.386 ĨÕÕ (3.781.422.097) (5.31) (5.422.684.340) ) (8
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Bảng 2.1: Diễn biến tổng tài sản.
(Nguồn: Phòng kế toán - tài chính CTLMĐN - LICOGI)
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Nhận xét: Qua bảng cơ cấu phân tích diễn biến tổng tài sản của công ty từ năm 2017 đến năm 2019 thì ta có thể thấy rằng giá trị tổng tài sản của công ty đã giảm đi qua cá năm. Ngoài ra hầu hết các chỉ tiêu trong bảng đều giảm đi sau kỳ kinh doanh. Tuy tổng tài sản giảm đi không quá đáng kể nhưng nó vẫn cho thấy rằng tình hình hoạt động của công ty vẫn có lúc không khả quan. Vậy nên chúng ta cần phải đánh giá từng chỉ tiêu để tìm hiểu xem nguyên nhân do đâu mà tài sản giảm và điều đó ảnh
hưởng đến hoạt động công ty như thế nào.
A. Phân tích theo chiều ngang.
* Tài sản ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn của công ty từ 2017 đến 2018 giảm từ 65.543.350.598 VNĐ xuống 62.893.233.638 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ giảm 4.04%. Sau đó tiếp tục giảm đi 6.8% xuống còn 58.573.384.238 tại năm 2019. Nguyên nhân cho sự suy giảm này là do cả ba chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn đều giảm đi cùng với hàng tồn kho đều giảm đi qua 3 năm.
Tiền và các khoản tương đương tiền trong 3 năm đều chứng kiến sự suy giảm. Từ 525.384.792 VNĐ ở 2017 xuống 277.967.274 tại 2018 và chỉ còn 230.638.239 VNĐ tại 2019 . Có thể thấy rằng lượng tiền của doanh nghiệp không thay đổi nhiều. Việc lượng tiền mặt trong công ty giảm đi sẽ cải thiện vòng quay vốn của công ty khi
mà tiền sẽ được sử dụng để đi tài trợ, đầu tư cho các chi phí hoạt động ở các kỳ kinh doanh tiếp theo.
Các khoản phải thu ngắn hạn tăng nhẹ giữa 2017 và 2018 với tỷ lệ tăng là 0.11%.
Nhưng sang đến năm 2019 đã giảm đi 2.560.802.631 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 5.2%. Giống như với chỉ tiêu về tiền thì các khoản phải thu của công ty giảm đi khá ít nhưng đây lại lài một dấu hiệu tích cực cho doanh nghiệp. Các khoản phải thu giảm
cho thấy rằng khả năng thu hồi nợ của công ty được cải thiện, doanh nghiệp sẽ không
phải chịu tình trạng vốn bị chiếm dụng.
Hàng tồn kho năm 2018 là 13.309.306.180 VNĐ, ít hơn so với 2017 là 2.414.279.550 VNĐ. Đến năm 2019 thì giảm còn 11.597.588.346 VNĐ, giảm đi 1.711.717.834 VNĐ tương ứng với mức giảm 12.9% so với năm 2018. Với đặc điểm
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
của doanh nghiệp là về xây dựng nên doanh nghiệp luôn phải có những nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác xây dựng. Việc HTK trong công ty giảm
là do công ty đã thanh lý bớt đi hoặc sử dụng một phần cho hoạt động xây dựng. Ngoài ra chi phí kinh doanh dở dang cùng với những khoản dự phòng giảm đi cũng tác động khiến cho chỉ tiêu hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm.
* Tài sản dài hạn.
Tài sản dài hạn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự tăng giảm trong
tổng tài sản. Dựa theo sự biến động của tài thì ta thấy được tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác giảm chính là nguyên nhân ảnh hưởng tới việc tài sản dài hạn thay đổi. Tài sản cố định tại năm 2017 là 4.122.199.704 VNĐ, nhiều hơn 433.585.080 VNĐ so với 2018. Từ 2018 đến 2019 thì giảm đi 729.978.640 VNĐ từ 3.688.614.624
VNĐ của năm 2018 xuống còn 2.958.635.984 VNĐ của năm 2019, tương ứng với tỷ lệ giảm 19.8%. Tài sản cố định giảm là do khấu hao của các máy móc thiết bị dùng trong thi công xây lắp và công ty cũng đã thanh lý bớt một số nhà cửa kiến trúc, các phương tiện vận tải truyền dẫn để phục vụ cho nhu cầu xây dựng ,thi công của mình. Tài sản dài hạn khác có sự gia tăng giữa 2017 và 2018 với tỷ lệ tăng 25.25% đạt giá trị 867.645.464 VNĐ tại 2018. Tuy nhiên sang 2019 lại giảm đi 372.856.000 VNĐ tương ứng với 42.9% tỷ lệ giảm. Chủ yếu là do sự tăng lên của chi phí sửa chữa chờ phân bổ và lợi thế kinh doanh của công ty khi cổ phần hóa.
B. Phân tích theo chiều dọc.
Nhìn chung thì quy mô sử dụng tài sản từ năm 2018 đến năm 2019 của công ty không thay đổi nhiều. Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy một cái nhìn tổng quát về cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng TSNH và TSDH
■Tài sản ngắn hạn ■Tài sản dài hạn
(Nguồn: sinh viên tự tổng hợp) * Tài sản ngắn hạn.
TSNH năm 2017 chiếm 92.03% tổng tài sản, đạt giá trị 65.543.350.598 VNĐ. Đến năm 2018 thì TSNH có giá trị 62.893.233.638 VNĐ chiếm tỷ trọng 93.2% tổng tài sản. Sang năm 2019 thì tài sản ngăn hạn tăng nhẹ, chiếm 94.4% tỷ trọng tổng tài sản, đạt giá trị 58.573.384.238 VNĐ. Ta thấy được tài sản ngắn hạn chỉ biến chuyển rất ít, tỷ trọng tăng lên không đáng kể. Chi tiết biến đổi của từng khoản mục như sau.
Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2017 đạt giá trị 525.384.792 VNĐ và chỉ chiếm có 0.74% tổng tài sản, sang năm 2018 thì giá trị giảm 277.967.274 VNĐ, chiếm có 0.4% tổng tài sản. Đến năm 2019 thì giảm đi 47.329.035 VNĐ xuống còn 230.638.239 VNĐ, tỷ trọng đạt 0.37% tổng tài sản. Như vậy từ năm 2017 đến năm 2019 thì lượng tiền mặt mà doanh nghiệp nắm giữ là quá ít, chưa đạt nổi 1% tài sản. Đây là điều mà hoàn toàn không tốt cho doanh nghiệp bởi nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh và làm giảm thanh khoản của doanh nghiệp, khiến cho doanh nghiệp mất đi tính chủ động trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản là mục các khoản phải thu ngắn hạn. Khoản này năm 2017 chiếm 69.14% tổng tài sản và có giá trị 49.249.380.076 VNĐ.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Đến năm 2018 phải thu ngắn hạn tăng lên 0.11%, có giá trị 49.305.960.184 VNĐ và đạt 73.1% tỷ trọng tổng tài sản. Năm 2019 khoản này giảm đi 2.560.802.631 VNĐ xuống còn 46.745.157.553 VNĐ và tỷ trọng chiếm 75.3% tổng tài sản, tăng 2.2% so với năm ngoái. Tỷ trọng của khoản này chiếm khá lớn trong tổng tài sản. Điều này cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn khá lớn, gây ảnh hưởng đến việc đầu tư và hoạt động của doanh nghiệp. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm cho thấy một số khách hàng đã thanh toán được nợ của mình cho doanh nghiệp. Mặc dù giá trị giảm không lớn nhưng nó cho thấy một điểm sáng trong việc thu hồi nợ của công ty.
Hàng tồn kho năm 2017 chiếm tỷ trọng 22.07% tổng tài sản và có giá trị 15.723.585.730 VNĐ. Năm 2018 thì khoản mục này đạt giá trị 13.309.306.180 VNĐ chiếm 19.7% tổng tài sản. Sang năm tiếp theo khoản này giảm xuống còn 11.597.588.346 VNĐ, giảm đi 1.711.717.834 VNĐ và đạt 18.6% tổng tài sản, giảm đi 0.9% so với 2019. Hàng tồn chiếm một tỷ trọng vừa phải trong tổng tài sản và giá trị biến động không lớn lắm. Chủ yếu là việc thanh lý các nguyên vật liệu không dùng
đến và sự giảm đi của chi phí sản xuất dở dang. * Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản, đạt giá trị 5.687.565.225 VNĐ và chiếm 7.97% tổng tài sản trong năm 2017. Sang năm tiếp theo giá trị TSDH giảm còn 4.556.260.088 VNĐ và chỉ chiếm 6.8% tổng tài sản. Đến
2019 thì giá trị TSDH giảm xuống còn 3.453.425.148 VNĐ và chỉ chiếm có 5.6% tỷ trọng tổng tài sản. Sự suy giảm này đến từ việc TSCĐ và các tài sản dài hạn khác giảm trong kỳ. Tài sản cố định giảm là do công ty bán bớt một số nhà cửa và vật tư kiếm trúc cùng với đó là những khấu hao của máy móc thiết bị trong quá trình hoạt động xây dựng của công ty.
Qua việc phân tích trên thì ta có thể thấy được rằng tài sản của doanh nghiệp biến động không nhiều, giá trị của tài sản giảm xuống qua các năm. Từ đó rút ra nhận
xét rằng tình hình HĐKD của công ty không được khả quan. Trong toàn bộ tài sản thì tài sản dài hạn chiếm một tỷ trọng lớn, mà chủ yếu trong đó là nhưng khoản cho tiền chưa thu được từ khách hàng. Trong khi đó tài sản cố định lại ít, chỉ bao gồm các
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
công ty khi loại hình hoạt động chính là xây dựng. Công ty nên có một số điều chỉnh về tiền và các khoản tương đương tiền cũng như là tăng cường việc thu hồi các khoản
phải thu ngắn hạn để cải thiện tình hình hoạt động của công ty.
2.2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn.
Một công ty muốn đi vào HĐKD thì cần phải có một lượng vốn nhất định để đầu tư vào việc mua nguyên vậy liệu sản xuất, các máy móc nhà xưởng hay chi trả tiền thuê nhân công lao động. Nguồn vốn của công ty bao gồm nợ phải trả và vốn chủ
sở hữu. Nợ phải trả của doanh nghiệp là một khoản chi phí phát sinh khi mà doanh nghiệp mua hàng từ một đơn vị cung cấp hàng hóa khác nhưng mà chưa có đủ số tiền
thanh toán. Người bán vẫn sẽ chấp nhận bán hàng cho doanh nghiệp còn số tiền nợ sẽ phải thanh toán hết trong một khoảng thời gian nhất định. Còn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp cùng với những cổ đông khác bỏ ra để phục vụ cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu có thể tăng thêm khi mà các chủ sở hữu đóng góp thêm vốn cho công ty, phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu,...
A. Phân tích theo chiều ngang.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Bảng 2.2: Diễn biến tổng nguồn vốn.
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước 21.111.696.503 18.936.129.980 16.144.160.802 (2.175.566.523) ) (10.3 (2.791.969.178) (14.7)
4. Phải trả người lao động 4.550.238.672 5.562.486.354 5.208.118.313 1.012.247.68 2 22.2 (354.368.041) ~(64) ~ 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 11.534.491.038 12.572.848.456 13.410.879.546 1.038.357.41 8 9 838.031.090 6.7 6. Phải trả ngắn hạn khác 44.984.141.024 52.365.662.458 52.609.731.434 7.381.521.43 4 16.4 244.068.976 0.5
7. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 23.153.008.418 18.710.526.299 19.988.793.830 (4.442.482.119) (19.2) 1.278.267.531 6.8
8. Quỹ khen thưởng phúc lợi 91.441.771 91.441.771 91.441.771 0 0 0 0
D. VỐN CHỦ SỞ HỮU (50.026.723.017
) (55.315.596.703) (59.943.555.417) (5.288.873.686) 10.5 (4.627.958.714) 8.4
I. Vốn chủ sở hữu (50.026.723.017
) (55.315.596.703) (59.943.555.417) (5.288.873.686) 10.5 (4.627.958.714) 8.4
1. Vốn góp của chủ sở hữu 11.430.000.000 11.430.000.000 11.430.000.000 0 0 0 0
2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (61.456.723.017 )
(71.373.555.417) (66.745.596.703) (9.916.832.400) 16.1 (4.627.958.714) (6.5)
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 71.230.915.823 67.449.493.726 62.026.809.386 (3.781.422.097) (5.31
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán CTLMĐN - LICOGI)
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Nhận xét: Dựa vào bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn trên thì ta thấy được tổng nguồn vốn của công ty giảm từ 71.230.915.823 VNĐ xuống còn 62.026.809.386 VNĐ tại năm 2018, giảm đi một khoảng là 3.781.422.097 VNĐ và tương ứng với tỷ lệ giảm 5,31%. Sang đến năm 2019 thì nguồn vốn tiếp tục giảm đi 8% giá trị xuống còn 62.026.809.386 VNĐ. Nguyên nhân lý giải cho sự giảm đi của nguồn vốn này là do VCSH bị âm liên tục tăng mà nợ phải trả lại không thay đổi nhiều. Theo đánh giá chung thì công ty đã cắt giảm bớt nguồn vốn cho HĐKD của mình. Ta sẽ đi phân tích
từng khoản mục để tìm xem tại sao công ty lại giảm tỷ trọng vốn.
Nợ phải trả từ năm 2017 đến năm 2018 đã tăng 1.507.451.589 VNĐ tương đương với tỷ lệ giảm là 1.24% song năm 2019 lại giảm đi 794.725.626 VNĐ tương úng giảm 0,64% . Nhìn chung thi nợ phải trả biến động không nhiều. Các khoản mục
trong nợ phải trả biến động không lớn lắm. Do công ty không có nợ dài hạn nên toàn bộ nợ ngắn hạn cũng sẽ là nợ phải trả của công ty. Trong nợ phải trả thì khoản mục phải trả ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhiều nhất. Năm 2017 khoản này đạt 44,984,141,024
VNĐ. Sang năm 2018 thì giá trị khoản này tăng lên 16.4% so với năm ngoái, đạt 52.365.662.458 VNĐ . Từ 2018 đến 2019 thì giá trị khoản này chỉ tăng nhẹ 0.5 % lên
52.609.731.434 VNĐ. Từ bảng diễn biến tổng vốn ta thấy răng nợ phải trả không thay
đổi nhiều, tăng nhẹ từ 2017 đến 2018 và giảm nhẹ xuống tại 2019. Giá trị khoản mục
này lớn cho thấy rằng có thể công ty đang khá chú trọng đến việc vay nợ mở rộng kinh doanh.
* Khoản phải trả người bán ngắn hạn tăng từ 13,090,296,501 VNĐ của năm 2017 lên thành 13.339.250.964 VNĐ tại năm 2018, và giảm đi một khoảng có giá trị 654.675.914 VNĐ xuống còn 12.684.575.050 VNĐ tại năm tiếp theo . Chỉ tiêu này giảm vào năm 2019 cho thấy công ty đã thanh toán một số đơn hàng cho các công ty đối tác khác.
* Năm 2017 công ty phải nộp 21,111,696,503 VNĐ tiền thuế cho Nhà nước. Sang năm 2018 thì khoản này giảm đi 2.175.566.523 VNĐ xuống còn 18.936.129.980 VNĐ. Sang 2019 thuế lại tiếp tục giảm đi 14,7% xuống còn 16.144.160.802 VNĐ. Thuế được giảm là do trong năm công ty đã được giảm tiền thuế nhà đất, tiền thuê đất cùng với đó là một số loại thuế khác cũng được giảm.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
* Từ năm 2017 đến năm 2018 thì khoản mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn
giảm đi 2.175.566.523 VNĐ từ 23,153,008,418 VNĐ của năm 2017 xuống 18.710.526.299 VNĐ của năm 2018. Sang đến năm 2019 1.278.267.531 VNĐ đạt giá
trị 19.988.793.830 VNĐ. Năm 2017 công ty đã thanh toán được khoản nợ với ngân hàng BIDV và Tổng công ty LICOGI nên giá trị khoản mục giảm. Trong năm 2019 thì công ty đã đi vay thêm tiền của Công ty Cổ phần Năng lượng Bắc Hà cùng với một số khoản vay ngắn hạn cá nhân khác nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động.
Từ việc phân tích nguồn nợ ngắn hạn cho thấy công ty đang có khả năng bị chiếm dụng vốn. Tuy rằng sau năm 2019 nợ phải trả có giảm nhưng giá trị giảm không đáng kể. Đây có thể là nguy cơ tiềm ẩn trong công ty vì nếu KNTT của công ty không đáp ứng được các khoản nợ thì sẽ phải chịu sức ép từ các khoản nợ này. Từ đó tình hình hoạt động của công ty sẽ lâm vào khó khăn.
Vốn chủ sở hữu có sự tăng lên trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2019, giá trị của khoản này tăng từ -50,026,723,017 VNĐ của 2017 lên -59.943.555.417 VNĐ vào
năm 2019, chênh lệch giữa ba năm là -9.916.932.400 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 18.9%. Cụ thể của sự thay đổi này là do:
Vốn chủ sở hữu giữa ba năm đều không có sự thay đổi và có giá trị là 11.430.000.000 VNĐ. Trong đó một phần là vốn góp của công ty mẹ là Tổng Công ty LICOGI, số còn lại là đến từ các cổ đông khác. LNST chưa phân phối năm 2017 đạt giá trị -61,456,723,017 VNĐ. Sau tăng lên -71.373.555.417 VNĐ vào năm 2018 rồi giảm xuống -66.745.596.703 VNĐ tại 2019. Năm 2018 công ty lỗ nhiều hơn năm trước 16.1% nhưng đến 2019 thì khoản lỗ có giảm xuống 6,5%. Tuy nhiên giá trị lỗ