Phân tích nhóm chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu 837 phân tích tình hình tài chính tại công ty lắp máy điện nước – LICOGI (Trang 82)

Bên cạnh việc sử dụng các báo cáo tài chính để đánh giá tình hình hoạt động công ty thì các nhà phân tích còn phân tích thêm các chỉ số tài chính để có lý giải chính xác hơn về mối quan hệ tài chính. Tiến hành phân tích các chỉ số này sẽ giúp đánh giá tình hình kinh doanh của công ty trong một khoảng thòi gian nhất định.

2.2.4.1. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán.

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi muốn mở rộng hoạt động SXKD, thì họ không thể chỉ trông chờ vào mỗi nguồn VCSH mà còn phải tìm thêm các nguồn tiền bên ngoài khác dể tài trợ cho việc đầu tư vào các quá trình hoạt động sau này, một trong những phương pháp mà các doanh nghiệp thường hay làm đó là đi vay nợ. Hoạt động này không còn xa lạ gì đối với mọi công ty, doanh nghiệp hay các cá thể kinh doanh khác. Việc vay nợ này diễn ra một cách rất phổ biến với hình thức đa dạng và với nhiều đối tượng tham gia khác nhau. Một trong điều quan tâm hàng đầu mà bất kỳ một nhà cho vay nào đều phải xét đến là liệu doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn không. Hay nói cách khác là KNTT của doanh nghiệp như thế nào.

Khả năng thanh toán là một chỉ tiêu quan trọng trong TCDN, cho biết năng lực trả nợ của doanh nghiệp ở mức độ nào. Bất cứ một doanh nghiệp nào đều muốn chứng tỏ với người cho vay rằng công ty của mình có một KNTT tốt, có thể trả kịp các khoản nợ đến hạn một cách nhanh nhất. Khi một doanh nghiệp có khả năng quản lý tài chính tốt, tiềm năng kinh tế khả quan thì có thể dễ dàng trả các khoản nợ của mình, chứng tỏ rằng khả năng thanh toán tốt. Còn ngược lại khi công ty không có đủ tiền để chi trả cho các khoản đi vay đúng hạn thì điều đó cho thấy rằng tình trạng tài chính của công ty có vấn đề, khiến cho khả năng thanh toán bị ảnh hưởng. Về lâu về dài sẽ ẩn chứa nhiều nguy cơ trong HĐKD mà có thể khiến công ty phải phá sản . Phân tích

Chỉ tiêu ____________________Giá trị____________________ Chênh lệch 18/17 Chênh lệch 19/18 2017 2018 2019 Giá trị % Giá trị % Tổng tài sản(1) 71.230.915.82 67.449.493.72 62.026.809.386 (3.781.422.097) (5.31) (4.319.849.400 (6.4) Nợ phải trả(2) 121.257.638.840 122.765.090.429 121.970.364.803 1.507.451.589 1.24 (794.725.626) (0.64) Tài sản ngắn hạn(3)____________ 65.543.350.59 8 62.026.809.38 6 58.573.384.238 (3.516.541.212) (5.37) (4.319.849.400 ) (6.9) Nợ ngắn hạn(4) 121.257.638.840 122.765.090.429 121.970.364.803 1.507.451.589 1.24 (794.725.626) (0.64) Hàng tồn kho(5) 15.723.585.73 0 013.309.306.18 11.597.588.346 (2.414.279.550) )(15.35 )(1.711.717.834 (12.9) Tiền(6)___________ 525.384.792 277.967.274 230.638.239 (247.417.518) (47.09 (47.329.035) (17)

Lợi nhuận trước

thuế(7) ___________ (15.159.490.949)

(5.288.873.686

) (4.627.958.714) 9.870.617.263

(65.11

) 660.914.972 (12.50)

Chi phí lãi vay (8) 2.763.809.834 1.754.872.039 2.324.586.293 (1.008.937.795) (36.51 569.714.254 32.46

Hệ số thanh toán

tổng quát (1)/(2) 0.59 0.54 0.51 (0.05) (8.47) (0.03) (5.83)

Hệ số thanh toán

hiện thời (3)/(4) 0.54 0.51 0.48 (0.03) (5.56) (0.03) (5.88)

Hệ số thanh toán

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

KNTT sẽ giúp đánh giá thực trạng của chỉ số này trong công ty để từ đó nhận xét về khía cạnh tài chính của doanh nghiệp cũng như tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục. Thường thì các chỉ số về KNTT thường được đánh giá trong ngắn hạn.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

A. Hệ số thanh toán tổng quát.

KNTT của công ty trong 3 năm qua đều nhỏ hơn 1. Cho thấy rằng giá trị tổng tài sản của công ty không đủ để chi trả cho các khoản nợ của mình và những khoản đi vay bên ngoài khả năng sẽ không có đủ tài sản để thanh toán cho khoản vay đó. Năm 2017 công ty đi vay 1 đồng thì sẽ có 0.59 đồng đảm bảo. Năm 2018 cứ 1 đồng đi vay sẽ chỉ có 0.54 đồng đảm bảo. Còn năm 2019 thì cứ 1 đồng đi vay thì chỉ có 0.51 đồng đảm bảo. Chỉ số này giảm giảm xuống qua 3 năm. Cụ thể năm 2018 có giá trị 0.54 lần, giảm đi 8.47% so với năm trước. Còn năm 2019 thì giảm đi 5.83% giá trị xuống còn 0.51 lần. Hệ số thanh toán tổng quát của công ty đang tiến dần về 0 nghĩa là công ty đang mất dần khả năng thanh toán, khả năng quản lý của công ty không tốt. nguy cơ phá sản của công ty sẽ xảy ra nếu ban lãnh đạo không đưa ra những chính sách cải thiện tình hình.

Tỷ trọng nợ phải trả và tổng tài sản chênh lệch quá lớn nên đã lý giải tại sao chỉ số này lại bé như vậy. Ngoài ra nợ phải trả và tổng tài sản đều giảm qua các năm đã khiến cho hệ số thanh toán tổng quát của công ty cũng giảm theo. Cụ thể năm 2019 tổng tài sản giảm 6.4% còn nợ phải trả giảm 0.64%.

B. Hệ số thanh toán hiện thời.

Hệ số này trong 3 năm của công ty đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ rằng công ty không thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng TSNH của mình. Năm 2018 chỉ số này là 0.51 lần. giảm 0.03 lần so với năm 2017 (0.54 lần). Năm 2018 cứ vay 1 đồng nợ ngắn hạn thì chỉ có 0.51 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo. Còn sang 2019 thì 1 đồng tài sản ngắn hạn thì chỉ được đảm bảo bằng 0.48 đồng tài sản. Tại năm 2019 thì tài sản ngắn hạn giảm xuống 6.9% so với năm ngoái trong khi đó nợ ngắn hạn cũng giảm 0.64% đã kéo theo hệ số thanh toán hiện thời của công ty đi xuống. Ta thấy rằng tái sản ngắn hạn ít hơn nợ ngắn hạn đã cho thấy rằng công ty đã không giữ mối quan hệ cân đối giữa hai chỉ tiêu này, cho thấy dấu hiện công ty đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn. Cho thấy tình hình tài chính công ty không ổn định.

C. Hệ số thanh toán nhanh.

Chỉ số này của doanh nghiệp trong hai năm đều nhỏ hơn 1. Năm 2017 là 0.41

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

SVTH: Nông Đức Minh Lớp: K20CLCC62

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

lần còn năm 2018 giảm xuống còn 0.40 lần (tương ứng giảm 2.44%). Đến năm 2019 thì tiếp tục giảm xuống còn 0.39 lần (tương ứng giảm 2.5%) Tài sản ngắn hạn tuy chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản nhưng HTK chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp ( hàng tồn kho chỉ chiếm từ 18 - 19% tổng tài sản). Ngoài ra nợ ngắn hạn lại cao hơn rất nhiều so với tài sản ngắn hạn đã khiến cho hệ số này của công ty thấp. Điều này phản ánh công ty đang gặp khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ. khả năng thanh khoản thấp. Trong một số trường hợp xấu công ty sẽ buộc phải bán thanh lý các tài sản với giá thấp để có tiền trả nợ.

A. Hệ số thanh toán tức thời.

Hệ số này giải thích rằng liệu công ty có KNTT một khoản tiền ngay lập tức hay không. Do đặc thù thuộc về xây dựng nên lượng tiền mặt dự trữ trong công ty không nhiều lắm. Bên cạnh đó các khoản nợ ngắn hạn của công ty lớn hơn lượng tiền

rất nhiều đã làm cho chỉ số này có giá trị cực kỳ thấp. Năm 2017 chỉ đạt 0.004 lần. Đến 2018 thì giảm đi 45% chỉ đạt 0.0022 lần còn sang năm 2019 thậm chí còn giảm xuống chỉ còn 0.0019 lần (tương ứng giảm 13.63%). Điều này cho thấy nếu công ty bị đòi nợ ngay lập tức thì gần như công ty sẽ không đủ tài sản để chi trả ngay cho các

khoản nợ. Công ty nên đưa ra những biện pháp để tăng lượng tiền, từ đó cải thiện KNTT tức thời để đảm bảo việc kinh doanh.

B. Khả năng thanh toán lãi vay.

Hệ số này cho biết KNTT lãi tiền vay của công ty cũng như dùng để đánh giá ức độ rủi ro khi cho vay của chủ nợ. Qua đánh giá thì khả năng chi trả lãi vay của công ty đã có tín hiệu cải thiện tích cực trong 3 năm từ 2017 đến 2019. Năm 2017 giá

trị khoản này là -4.48 lần. Sang năm 2018 tăng lên 55.13% và đạt giá trị -2.01 lần. Đến năm 2019 có một bước tăng vọt lên thành -0.99 lần (tương ứng tăng 49.25%). tuy nhiên chỉ số này vẫn còn âm nên vẫn chưa thể coi là dấu hiệu tốt. Nợ phải trả của

Chỉ tiêu Giá trị Chênh lệch 18/17 Chênh lệch 19/18 2017 2018 2019 Giá trị % Giá trị % 1. Tông nợ (1) 121.257.638.840 122.765.090.429 121.970.364.803 1.507.451.589 124 (794.725.626) (0.64 ) 2. Vốn chủ sờ hữu (2) (50.026.723.017) (55.315.596.703) (59.943.555.417) (5.288.873.686) 10.57 (4.627.958.714) 8.4 3. Tông tài sản (3) 71.230.915.823 67.449.493.726 62.026.809.386 (3.781.422.097) (5.31) (5.422.684.340) (8) 4. TS ngăn hạn (4) 65.543.350.598 62.893.233.638 58.573.384.238 (2.650.116.960) (4.04) (4.319.849.400) (6.8) 5. TS dài hạn (5) 5.687.565.225 4.556.260.088 3.453.425.148 (1.131.305.137) (19.89) (1.102.834.940) (24.4 ) 6. Tông tài sản (6) ° 71.230.915.823 67.449.493.726 62.026.809.386 (3.781.422.097) (5.31) (5.422.684.340) (8) 7. TS cố định (7) 4.122.199.704 3.688.614.624 2.958.635.984 (433.585.080) (10.52) (729.978.640) (19.8 ) Hệ số nợ (1)/(3) 170 182 197 042 691 045 8.24 Hệ số tự tài trợ (2)/(3) (0.7) (0.82) (0.97) (0.12) 16.76 (0.15) 18.29

Tỷ suất đầu tư vào TSDH (5)/(6)

0.08 0.068 0.056 (0.012) (14,84) (0.012) (17.65)

Tỷ suất đầu tư vào TSNH

(4)/(6)___________

0.92 0.93 0.94 0.01 1.07 0.01 1.08

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

2.2.4.2. Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư.

A. Hệ số nợ

Hệ số nợ nói lên rằng trong toàn bộ nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp thì những khoản vay bên ngoài chiếm bao nhiêu phần trăm tỷ trọng. Năm 2017 hệ số nợ của công ty là 1.7 lần, thấp hơn năm 2018 là 0.12 lần tương ứng tỷ lệ tăng 6.91%. Đến năm 2019 hệ số nợ tăn lên 8.24% so với năm trước và đạt giá trị 1.97 lần.

Ta thấy răng trong năm 2017 thì trong 1 đồng vốn hoạt động của công ty thì có 1.7 đồng là đi vay bên ngoài. Còn năm 2018 thì trong 1 đồng vốn của công ty thì có 1.82 đồng là đi vay bên ngoài. Năm 2019 thì tăng lên thành cứ 1 đồng vốn hoạt động thì công ty phải đi vay nợ thêm 1.97 đồng.

Bình thường thì các chủ nợ thích hệ số này nằm ở mức vừa phải vì hệ số này càng thấp thì khả năng thu hồi lại các khoản nợ càng cao nếu doanh nghiệp bị phá sản. Còn đối với các chủ doanh nghiệp thì lại thích hệ số này cao vì họ muốn vay nợ đầu tư nhiều hơn nhằm gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên rằng nếu doanh nghiệp đi vay nhiều quá làm hệ số này cao lên thì sẽ ảnh hưởng đến KNTT của doanh nghiệp.

Qua bảng chỉ tiêu trên thì thấy được hệ số nợ của công ty khá cao và có xu hướng tăng. Chứng tỏ rằng công ty khá phụ thuộc vào các khoản vay bên ngoài. Điều đó cho thấy mối quan hệ ràng buộc giữa chủ nợ và doanh nghiệp khá lớn, áp lực từ việc phải trả nợ cũng sẽ cao hơn. Có thể điều này có lợi cho công ty khi mình có một nguồn tài sản lớn để sử dụng mà chỉ phải bỏ ra một lượng vốn nhỏ. Song công ty cũng nên cân nhắc tình hình tài chính của mình, tránh việc vay quá nhiều dẫn đến việc thanh toán gặp khó khăn.

Hệ số nợ của công ty lớn là do tỷ trọng tổng nợ nhiều hơn tổng tài sản ( như đã phân tích trong phần cơ cấu tài sản phía trên). Năm 2018 thì tốc độ tăng của tổng tài sản lớn hơn tổng nợ nên giá trị hệ số nợ tăng. Sang năm 2019 hệ số này tăng nhẹ là

do cả tổng nợ và tổng tài sản đều giảm nhưng tốc độ giảm của tổng tài sản lại nhanh hơn (giảm 8%) so với năm trước (giảm 0.64%). Hệ số nợ của công ty cao cho thấy khả năng độc lập tài chính của công ty thấp. Nhưng cũng cho thấy rằng công ty khá

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp,)

SVTH: Nông Đức Minh Lớp: K20CLCC65

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

phần trăm trong toàn bộ tổng nguồn vốn của công ty. Năm 2018 hệ số này là -0.82 lần, tăng -0.012 lần (tương đương tăng 16.76%) so với năm 2017 là -0.7 lần. Tiếp đến 2019 thì giá trị hệ số này tiếp tục tăng thêm 18.29% so với năm ngoái và đạt giá trị - 0.97 lần. Ta thấy rằng trong năm 2017 thì công ty nợ 76 đồng vốn chủ sở hữu trên 100 đồng vốn có doanh nghiệp, sang năm 2018 thì số nợ tăng lên 82 đồng vốn chủ sở hữu trên 100 đồng vốn có doanh nghiệp. Còn năm 2019 thì tăng lên thành nợ 97 đồng vốn chủ sở hữu trên 100 đồng vốn có doanh nghiệp.

Năm 2019 hệ số này tăng lên do nguồn vốn chủ sở hữu bị âm tăng lên và tổng nguồn vốn lại giảm đi, vốn chủ tăng 8.4% mà tổng vốn lại giảm đi 8% làm cho hệ số nợ tăng lên còn hệ số tự tài trợ lại giảm xuống. Hệ số này ở 3 năm thấp như vậy cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu công ty thấp, khả năng tài trợ cho nguồn vốn kinh doanh cũng giảm theo. Từ đó sẽ gây ra những khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

A. Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn.

Tỷ suất này cho thấy sự phân bố của TSDH trong công ty. Hệ số này năm 2017 đạt giá trị 0.08 lần. Tuy nhiên qua 2 năm 2018 và 2019 đều giảm xuống, chỉ đạt 0.068 vào năm 2019. Sang 2019 thậm chí giảm đi mất 0.012 chỉ còn 0.056 lần.

Ta thấy được rằng từ năm 2017 đến 2019 công ty không hề chú trọng đầu tư vào tài sản cố định (chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tàu sản dài hạn). Do đặc thù công ty chỉ là công ty xây dựng. TSCĐ chủ yếu là phương tiện vận tải, máy móc thiết b,. nhà xưởng nên tài sản cố định thấp cũng là việc dễ hiểu.

Năm 2019 tỷ suất đầu tư vào TSDH giảm xuống là do cả tài sản dài hạn cùng với tổng tài sản đều giảm. Nhưng tài sản dài hạn giảm nhanh hơn so với tổng tài sản. Tài sản dài hạn giảm trong năm 2019 là do tài sản cố định giảm, là do công ty đã bán bớt một số nhà xưởng cùng với việc khấu hao trong sử dụng tài sản.

B. Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn.

Cũng tương tự với tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn thì tỷ suất này cho ta biết tài sản ngắn hạn chiếm bao nhiêu trong tổng tài sản. Giá trị khoản này năm 2017 là 0.92 tức là cứ 100 đồng tổng tài sản thì lại có 92 đồng của tài sản ngắn hạn. Sang năm 2018 tăng lên 0.93, tức là cứ 100 đồng tổng tài sản thì lại có 93 đồng của tài sản ngắn

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Chênh lệch 18/17 Chênh lệch19/18 Doanh thu ʌ thuần 1.682.199.169 19.591.883.837 11.384.658.872 17,909,684,668 (8.207.224.965) Các khoản phải thu bình quân 57.099.593.369 49.300.170.130 48.025.558.869 (7.799.423.239) (1.274.611.261) Vòng quay khoản phải thu 0.03 0.4 0.24 0.37 (0.16) Kỳ thu tiền trung bình 12166.37 912.5 1520.83 (11253.87) 612.75

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

hạn. Còn năm 2019 thì chỉ tiêu này tăng lên 0.94 lần (tương ứng tăng 1.27%), cho biết rằng tài sản ngắn hạn của công ty chiếm 94 trên 100 đồng tổng tài sản.

Chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong TSHN là các khoản tiền phải thu hồi giữa công ty và các chủ đầu tư. các công ty đối tác khác. Tỷ số này tăng dần đều qua 3 năm cho thấy công ty dần tập trung đầu tư hơn vào tài sản ngắn hạn.

C. Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn.

Năm 2017 chỉ số này đạt -8.8 lần. Nhưng sang năm 2018 thì giảm mạnh xuống tận -12.14 lần. Đến năm 2019 thì tiếp tục giảm thêm 43% xuống còn -17.36 lần. Với việc nguồn vốn chủ sở hữu của công ty âm thì việc tài trợ cho tài sản dài hạn rất khó khăn. Mặc dù tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng không lớn lắm do đây là công ty xây dựng nhưng điều này vẫn phản ánh hoạt động SXKD của công ty không tốt.

2.2.4.3. Các chỉ tiêu hoạt động.

A. Kỳ thu tiền trung bình.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Từ bảng tổng hợp trên ta thấy được vòng quay khoản phải thu của công ty là cực kỳ thấp. Năm 2017 số vòng quay khoản phải thu chỉ là 0.03 vòng. Năm 2018 thì chỉ tiêu này tăng lên thành 0.4 vòng. Sang 2019 lại giảm xuống chỉ còn 0.24 vòng . Các khoản phải thu bình quân năm 2017 lớn hơn rất nhiều so với doanh thu thuần nên chỉ tiêu này năm đó mới thấp như vậy. Sang năm 2019 vòng quay khoản phải thu giảm là do cả doanh thu thuần và khoản phải thu bình quân đều giảm cùng. Ngoài ra. giá trị các khoản phải thu lớn hơn giá trị doanh thu thuần rất nhiều khiến cho chỉ số này rất nhỏ. Vòng quay này càng nhỏ chứng thời gian thu hồi các khoản nợ càng lâu. cho thấy rằng nguồn vốn chủ của công ty đang bị khách hàng chiếm dụng, khiến cho HĐKD bị đình trệ.

Do vòng quay các khoản phải thu nhỏ và có xu hướng giảm đã làm cho kỳ thu tiền bình quân trở nên rất dài và tăng lên. Công ty mất tới 12166.37 ngày vào năm 2017 mới thu hồi được nợ do doanh thu thuần trong năm này quá thấp khiến cho hệ số vòng quay khoản phải thu nhỏ. Năm 2018 thì số ngày để công ty thu hồi nợ giảm

Một phần của tài liệu 837 phân tích tình hình tài chính tại công ty lắp máy điện nước – LICOGI (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w