Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trìnhkiểm toán khoản mục PTNB

Một phần của tài liệu 597 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH KPMG thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73)

5. Kết cấu khóa luận

3.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trìnhkiểm toán khoản mục PTNB

Nhìn chung, qua tìm hiểu công tác kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục nợ PTNB nói riêng tại công ty TNHH KPMG Việt Nam cho thấy việc thực hiện công tác kiểm toán đã được công ty tuân thủ khá chặt chẽ theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các chuẩn mực quốc tế được thừa nhận tuy nhiên công ty cần phải hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán vì những nguyên nhân sau

Xuất phát từ mục tiêu, định hướng phát triển của công ty

Mục tiêu phát triển của công ty là mở rộng và tìm kiếm thêm các khách hàng, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, tăng khả năng cạnh tranh với các công ty khác cùng ngành. Để cải tiến chất lượng một cách toàn diện, công ty cần hoàn thiện QTKT từng phần hành, một trong số đó có phần hành PTNB.

Kiểm toán khoản PTNB là một nhánh của KTBCTC, vì vậy việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục PTNB cũng là một yêu cầu tất yếu để hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC. Vì là phần hành chứa nhiều rủi ro nên việc kiểm toán không chỉ là phát sai sót mà còn đưa ra những tư vấn để DN hoàn thiện hơn. Các khoản PTNB thường bị ghi khống, ghi thiếu tác động trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Do vậy, KMPG luôn cố gắng hoàn thiện quy trình KT phần hành PTNB.

Bắt nguồn từ nhu cầu của xã hội

Khi mà xã hội ngày càng phát triển thì việc thông tin về tài chính sai lệch ngày càng trở nên phổ biến. Trong khi đó, ngày càng có nhiều đối tượng như TCTD, nhà đầu tư, nhà cung cấp... có nhu cầu cũng như đòi hỏi các thông tin này chính xác minh bạch. Do đó, việc phát triển lĩnh vực kiểm toán trở nên tất yếu.

3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM

3.4.1 Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch

Thứ nhất, KTV nên áp dụng tốt việc phân tích để cắt giảm các công việc về sau. Việc phân tích sẽ giúp KTV có cái nhìn bao quát về vấn đề đó. Ngoài ra có thể sử dụng các kỹ thuật khác như phỏng vấn KH, tìm hiểu các vấn đề vướng mắc xung quanh khoản mục đó để đưa ra được những kinh nghiệm về mỗi khoản mục.

Để thực hiện được điều trên, KPMG nên tổ chức đào tạo các CTKT theo quy định của công ty để đảm bảo mọi KTV đều hiểu một cách rõ ràng, chắc chắn nội dung của chương trình.

Thứ hai, việc lập CTKT sẽ trở nên dễ dàng hơn khi có sự giúp đỡ của KH để thu thập được các căn cứ. CTKT được thiết kế một cách linh động để có thể sử dụng được cho nhiều đối tượng KH. Bên cạnh đó, KTV có thể thiết kế các CTKT riêng để phù hợp với khách hàng, tuy nhiên vẫn phải có đủ các thủ tục và dựa trên chương trình mẫu của KPMG để làm căn cứ cho ý kiến kiểm toán.

3.4.2 Hoàn thiện giai đoạn thực hiện kiểm toán

Các thủ tục được thực hiện đối với trong quy trình kiểm toán khoản phải trả NCC còn nhiều vấn đề tồn tại, chưa hiệu quả như đã đề cập tới trong nhược điểm

của quy trình ở trên và cần có các giải pháp để khắc phục và hoàn thiện những bất cập còn tồn tại đó:

Thứ nhất, đối với việc áp dụng phân tích trong suốt các giai đoạn của cuộc kiểm toán : Ở thủ tục này, KTV thường dừng lại ở các kỹ thuật phân tích xu hướng đầu năm, cuối năm mà chưa thực sự đi sâu để có cái nhìn bao quát về khoản mục cũng như các khả năng sai phạm có thể xảy ra để từ đó khoanh vùng trọng điểm cần thực hiện TNCT. Do đó thường hay giải thích sơ qua và đưa ra xét đoán về khả năng sai phạm mà chưa đầu tư kĩ nghiên cứu.

Vì vậy, KTV cần phải nhận biết rõ được vai trò quan trọng của các thủ tục phân tích là để giảm thiểu thời gian thực hiện, biết hướng đi của các thử nghiệm chi tiết và thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc và thường xuyên cả các thủ tục phân tích ngang, dọc. Hiện nay, những thống kê về các chỉ tiêu trong một ngành và các DN khác trong ngành tại Việt Nam là không phổ biến, vì thế đây là cả một sự khó khăn cho việc thực hiện thủ tục này một cách triệt để. Tuy nhiên, KTV nên áp dụng triệt để những thông tin này nếu có nhằm đạt được hiệu quả cao nhất cho quá trình phân tích.

Ngoài ra, KTV phải luôn giữ hoài nghi nghề nghiệp, đặt ra các câu hỏi với những thay đổi không thường xuyên và yêu cầu khách hàng giải thích để giải tỏa nghi ngờ.

Thứ hai, với việc áp dụng các thủ tục: để có thể làm tốt công việc trong khi thời gian bị giới hạn như vậy thì công ty cần tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ của KTV và TLKT để áp dụng và xử lý các thủ tục đầy đủ. thuần thục với thời gian hạn hẹp. Không những vậy, việc tổ chức kiểm toán giữa kỳ (tháng 10 hàng năm) sẽ cắt giảm đáng kể số lượng công việc phải thực hiện vào cuộc kiểm toán cuối niên độ. Ngoài ra, KTVcũng có thể vận dụng linh hoạt khả năng để có thể phán đoán rủi ro chính xác (trên cơ sở hợp lý) cũng giúp cho khối lượng công việc giảm đi đáng kể, tiết kiệm thời gian.

Vào thời gian thực hiện kiểm toán cuối kỳ, đây cũng là thời điểm mà các sinh viên

năm cuối bước vào kỳ thực tập nên đây là nguồn nhân lực dồi dào cho các công ty kiểm

toán bổ sung vào đội ngũ KTV cho giai đoạn cao điểm nhất trong năm.

Thứ hai, yêu cầu sự giúp đỡ của khách hàng để có thể thu thập đầy đủ các căn cứ lập

chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán được thiết kế một cách linh hoạt

hơn để

phù hợp với nhiều khách hàng thuộc các lĩnh vực khác nhau tùy thuộc vào KTV. KTV

có thể thiết kế chương trình kiểm toán riêng, phù hợp với

3.4.3. Hoàn thiện giai đoạn kế thúc kiểm toán

Thứ nhất, có cái nhìn tổng quát đỗi với mỗi khoản mục. Việc đánh giá chi tiết mỗi khoản mục sẽ giúp kiểm toán viên không phải cùng lúc theo dõi nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, KTV cần liên tục trau dồi chuyên môn để có được cái nhìn đa chiều.

Thứ hai, chậm trễ trong phát hành báo cáo: với vấn đề chậm trễ trong việc phát hành báo cáo kiểm toán thì hầu hết hạn chế này chủ yếu vẫn liên quan đến công tác soát xét giấy tờ làm việc như đã đề cập ở phần trên. Đối với phần hành PTNB, công tác soát xét không kịp thời có thể gây ra ảnh hưởng lớn.

Vì vây, KPMG Việt Nam cần đặt ra những quy định cụ thể về thời gian phát hành BCKT tính từ khi kết thúc thời gian thực hiện kiểm toán tại khách hàng. Đồng thời, Công ty cần bố trí, sắp xếp thời gian nhằm tạo ra một khoảng trống giữa các cuộc kiểm toán ở các khách hàng khác nhau để tạo điều kiện cho KTV hoàn thiện công việc cũng như lập BCKT. Đây là cơ sở để nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng cuộc kiểm toán. tạo lên phong cách làm việc chuyên nghiệp của KPMG Việt Nam.

3.5. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP3.5.1 Đối với cơ quan quản lí Nhà nước 3.5.1 Đối với cơ quan quản lí Nhà nước

Hiện nay, KPMG Việt Nam cùng nhiều công ty KTĐL khác đang gặp nhiều khó khăn các DN chưa hiểu được tầm quan trọng của dịch vụ kiểm toán. Do vậy, để nâng cao chất lượng đối với hoạt động kiểm toán, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán là điều cần thiết phải làm. Chính vì vậy, các cơ quan nhà nước cần soát xét, đồng bộ lại các văn bản hành chính để tránh việc trùng lặp với nhau.

3.5.2 Ve phía các Hiệp hội nghề nghiệp

Các hiệp hội nghề nghiệp có sứ mệnh quan trọng đối với việc phát triển kế- kiểm toán Việt Nam như Hội KTVhành nghề Việt Nam. Hội kế toán và kiểm toán

Việt Nam. Các hiệp hội nghề nghiệp cần phát huy tích cực vai trò của mình, trợ giúp Bộ Tài chính trong việc soạn thảo các VB có mối quan hệ với hoạt động kế kiểm, tiến tới việc ban hành các văn bản có hiệu lực trong tương lai. Ngoài ra, việc tổ chức các khóa học, CTĐT, thi chứng chỉ để nâng cao chuyên môn cho KTV hay trợ lý kiểm toán cũng cần được đẩy mạnh. Cùng với đó là việc tổ chức gặp mặt để các KTV có cơ hội trao đổi kinh nghiệm. Hoạt động của các hiệp hội nghề nghiệp tiến đến sự chuyên nghiệp sẽ góp phần kiểm soát tốt hơn chất lượng hoạt động kiểm toán, từ đó làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia.

3.5.3 về phía các Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán

KTV là NTQT ảnh hưởng tới tính hiệu quả của cuộc KT, là yếu tố chủ chốt trong sự nghiệp phát triển ngành Kiểm toán. Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, tăng khả năng cạnh tranh. KTV phải lien tục cải thiện cả về mặt kiến thức chuyên môn lẫn cả về đạo đức: trau dồi các thông tư, điều luật mới của chính phủ về kế kiểm, thuế....

3.5.4 Đối với các cơ sở đào tạo

Các cơ sở đào tạo cần phải thường xuyên đổi mới các chương trình đào tạo, tập trung vào việc giảng dạy những kiến thức thực tế, có thể áp dụng ngay vào công việc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:

Chương 3 đã chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn chế của quy trình kiểm toán khoản mục PTNB trong kiểm toán BCTC của công ty TNHH KPMG Việt Nam. Qua đó, cũng làm rõ nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện quy trình tốt hơn.

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH KPMG Việt Nam, em đã có cơ hội được tìm hiểu quy trình kiểm toán, các phần mềm hỗ trợ cũng như phương pháp kiểm toán đang được áp dụng tại Công ty. Em cũng có cơ hội được tiếp cận và trải nghiệm thực tế với nhiều phần hành kiểm toán trong Công ty như kiểm toán phần hành

tiền, chi phí tài chính, các khoản chi phí bán hàng và quản lý DN, PTNB... Đây thực sự là khoảng thời gian quý báu để em tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế cũng như

hiểu rõ hơn về những lý thuyết đã được truyền thụ trong trường đại học.

Với sự hướng dẫn tận tình của các anh chị trong nhóm kiểm toán cũng như các bộ phận, phòng ban trong Công ty và dưới sự chỉ dẫn của giảng viên ThS. Kiều Thị Tuấn, em đã hoàn thành được khóa luận thực tập tốt nghiệp. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán khoản mục PTNB, rủi ro, cách thức kiểm soát và chương trình kiểm toán khoản mục này đang được áp dụng tại KPMG nói chung. Bên cạnh đó, nghiên cứu và đánh giá thực trạng kiểm toán khoản mục PTNB tại Công ty ABC để đánh giá những hạn chế, nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng qui trình kiểm toán khoản mục PTNB trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH KPMG Việt Nam hiện nay.

Mặc dù đã cố gắng nhưng do những hạn chế nhất định về kinh nghiệm. kiến thức nên trong quá trình viết chuyên đề nên vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót. Rất mong những nhận xét, góp ý của cô để em có thể rút ra những kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu sau này.

Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Công ty TNHH KPMG Việt Nam và giáo viên hướng dẫn ThS. Kiều Thị Tuấn đã giúp em hoàn thành bài luận này. Em xin chân thành cảm ơn!

59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “Lý thuyết kiểm toán” do TS. Nguyễn Viết Lợi và Ths.

Đậu

Ngọc Châu làm chủ biên (2013).

2. Giáo trình “Kiểm toán báo cáo tài chính” do Ths. Đậu Ngọc Châu và

TS.

Nguyễn Viết Lợi làm chủ biên (2011).

3. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam: Vụ chế độ kế toán, Bộ

tài

chính - NXB Tài Chính.

4. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: Vụ chế độ kế toán, Bộ tài

chính

- NXB Tài Chính

5. Giáo trình “Tổ chức quá trình kiểm toán báo cáo tài chính” do

PGS.TS.

Thịnh Văn Vinh và PGS.TS Giang Thị Xuyến làm chủ biên (2012).

6. Giấy tờ làm việc và hồ sơ kiểm toán khách hàng Công ty ABC tại

Công ty

TNHH KPMG Việt Nam.

7. Phần mềm kiểm toán KPMG Eaudit và phần mềm hướng dẫn kiểm

toán

KAM của Công ty TNHH KPMG Việt Nam.

8. Tài liệu đào tạo thực tập viên Công ty TNHH KPMG.

9. Website công ty : www.kpmg.com.vn.

10.Website BTC : www.mof.org.vn

Một phần của tài liệu 597 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH KPMG thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w