5. Kết cấu khóa luận
3.5. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Hiện nay, KPMG Việt Nam cùng nhiều công ty KTĐL khác đang gặp nhiều khó khăn các DN chưa hiểu được tầm quan trọng của dịch vụ kiểm toán. Do vậy, để nâng cao chất lượng đối với hoạt động kiểm toán, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán là điều cần thiết phải làm. Chính vì vậy, các cơ quan nhà nước cần soát xét, đồng bộ lại các văn bản hành chính để tránh việc trùng lặp với nhau.
3.5.2 Ve phía các Hiệp hội nghề nghiệp
Các hiệp hội nghề nghiệp có sứ mệnh quan trọng đối với việc phát triển kế- kiểm toán Việt Nam như Hội KTVhành nghề Việt Nam. Hội kế toán và kiểm toán
Việt Nam. Các hiệp hội nghề nghiệp cần phát huy tích cực vai trò của mình, trợ giúp Bộ Tài chính trong việc soạn thảo các VB có mối quan hệ với hoạt động kế kiểm, tiến tới việc ban hành các văn bản có hiệu lực trong tương lai. Ngoài ra, việc tổ chức các khóa học, CTĐT, thi chứng chỉ để nâng cao chuyên môn cho KTV hay trợ lý kiểm toán cũng cần được đẩy mạnh. Cùng với đó là việc tổ chức gặp mặt để các KTV có cơ hội trao đổi kinh nghiệm. Hoạt động của các hiệp hội nghề nghiệp tiến đến sự chuyên nghiệp sẽ góp phần kiểm soát tốt hơn chất lượng hoạt động kiểm toán, từ đó làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia.
3.5.3 về phía các Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán
KTV là NTQT ảnh hưởng tới tính hiệu quả của cuộc KT, là yếu tố chủ chốt trong sự nghiệp phát triển ngành Kiểm toán. Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, tăng khả năng cạnh tranh. KTV phải lien tục cải thiện cả về mặt kiến thức chuyên môn lẫn cả về đạo đức: trau dồi các thông tư, điều luật mới của chính phủ về kế kiểm, thuế....
3.5.4 Đối với các cơ sở đào tạo
Các cơ sở đào tạo cần phải thường xuyên đổi mới các chương trình đào tạo, tập trung vào việc giảng dạy những kiến thức thực tế, có thể áp dụng ngay vào công việc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:
Chương 3 đã chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn chế của quy trình kiểm toán khoản mục PTNB trong kiểm toán BCTC của công ty TNHH KPMG Việt Nam. Qua đó, cũng làm rõ nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện quy trình tốt hơn.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH KPMG Việt Nam, em đã có cơ hội được tìm hiểu quy trình kiểm toán, các phần mềm hỗ trợ cũng như phương pháp kiểm toán đang được áp dụng tại Công ty. Em cũng có cơ hội được tiếp cận và trải nghiệm thực tế với nhiều phần hành kiểm toán trong Công ty như kiểm toán phần hành
tiền, chi phí tài chính, các khoản chi phí bán hàng và quản lý DN, PTNB... Đây thực sự là khoảng thời gian quý báu để em tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế cũng như
hiểu rõ hơn về những lý thuyết đã được truyền thụ trong trường đại học.
Với sự hướng dẫn tận tình của các anh chị trong nhóm kiểm toán cũng như các bộ phận, phòng ban trong Công ty và dưới sự chỉ dẫn của giảng viên ThS. Kiều Thị Tuấn, em đã hoàn thành được khóa luận thực tập tốt nghiệp. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán khoản mục PTNB, rủi ro, cách thức kiểm soát và chương trình kiểm toán khoản mục này đang được áp dụng tại KPMG nói chung. Bên cạnh đó, nghiên cứu và đánh giá thực trạng kiểm toán khoản mục PTNB tại Công ty ABC để đánh giá những hạn chế, nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng qui trình kiểm toán khoản mục PTNB trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH KPMG Việt Nam hiện nay.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do những hạn chế nhất định về kinh nghiệm. kiến thức nên trong quá trình viết chuyên đề nên vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót. Rất mong những nhận xét, góp ý của cô để em có thể rút ra những kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu sau này.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Công ty TNHH KPMG Việt Nam và giáo viên hướng dẫn ThS. Kiều Thị Tuấn đã giúp em hoàn thành bài luận này. Em xin chân thành cảm ơn!
59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Lý thuyết kiểm toán” do TS. Nguyễn Viết Lợi và Ths.
Đậu
Ngọc Châu làm chủ biên (2013).
2. Giáo trình “Kiểm toán báo cáo tài chính” do Ths. Đậu Ngọc Châu và
TS.
Nguyễn Viết Lợi làm chủ biên (2011).
3. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam: Vụ chế độ kế toán, Bộ
tài
chính - NXB Tài Chính.
4. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: Vụ chế độ kế toán, Bộ tài
chính
- NXB Tài Chính
5. Giáo trình “Tổ chức quá trình kiểm toán báo cáo tài chính” do
PGS.TS.
Thịnh Văn Vinh và PGS.TS Giang Thị Xuyến làm chủ biên (2012).
6. Giấy tờ làm việc và hồ sơ kiểm toán khách hàng Công ty ABC tại
Công ty
TNHH KPMG Việt Nam.
7. Phần mềm kiểm toán KPMG Eaudit và phần mềm hướng dẫn kiểm
toán
KAM của Công ty TNHH KPMG Việt Nam.
8. Tài liệu đào tạo thực tập viên Công ty TNHH KPMG.
9. Website công ty : www.kpmg.com.vn.
10.Website BTC : www.mof.org.vn