QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA MỘT

Một phần của tài liệu 850 pháp luật về thuế thu nhập cá nhân – nghiên cứu trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 27)

SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 1.3.1. Quy định về pháp luật thuế thu nhập cá nhân của một số quốc gia trên thế giới

1.3.1.1. Quy định về đối tượng nộp thuế

Luật thuế TNCN của mỗi quốc gia trên thế giới lại có khái niệm khác nhau về cách xác định yếu tố “nơi cư trú”.

Nhật Bản đưa ra một định nghĩa tương đối phức tạp, trong đó có ba khái niệm khác nhau là cá nhân cư trú thường xuyên, cá nhân cư trú không thường xuyên và cá nhân không cư trú, cụ thể: Cá nhân cư trú không thường xuyên là cá nhân định cư thường xuyên tại Nhật Bản liên tục trong vòng 05 năm; cá nhân cư trú

không thường xuyên là cá nhân không có ý định cư trú thường xuyên tại Nhật Bản nhưng có cư trú ở Nhật Bản từ 01 năm trở lên nhưng không quá 05 năm; cá nhân không cư trú là cá nhân không có nơi định cư tại Nhật Bản và sống tại Nhật Bản ít hơn 01 năm. Các cá nhân nước ngoài đến Nhật Bản sẽ được coi là có nơi cư trú tại Nhật Bản trừ khi các hợp đồng lao động hoặc các giấy tờ khác ghi rõ rằng họ sẽ ở lại Nhật ít hơn 01 năm. Các cá nhân nước ngoài đến Nhật Bản sẽ được coi là có nơi cư trú tại Nhật Bản trừ khi các hợp đồng lao động hoặc các giấy tờ khác ghi rõ rằng họ sẽ ở lại Nhật Bản ít hơn 01 năm. Các cá nhân cư trú thường xuyên bị đánh thuế trên thu nhập từ mọi nguồn; các cá nhân cư trú không thường xuyên bị đánh thuế trên thu nhập có nguồn gốc từ nước ngoài nhưng được trả tại Nhật Bản hoặc được chuyển đến Nhật Bản; các cá nhân không cư trú chỉ phải nộp thuế đối với thu nhập có nguồn gốc từ Nhật Bản [27, tr. 11].

Tại Hàn Quốc, đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú hay không cư trú, có thu nhập chịu thuế trong năm. Trong đó đối tượng cư trú được quy định là người có nhà ở hoặc có thời gian cư trú tại Hàn Quốc từ một năm trở lên và phải chịu thuế thu nhập với tất cả các khoản thu nhập nhận được phát sinh ở trong hay ngoài Hàn Quốc (kê khai thu nhập toàn cầu). Đối tượng không cư trú là người không có nhà ở tại Hàn Quốc hoặc có thời gian cư trú tại Hàn Quốc dưới một năm, chỉ phải chịu thuế TNCN nhận được có nguồn gốc Hàn Quốc [26].

Ở Pháp, một người được coi là cư trú tại Pháp nếu coi Pháp là nơi ở chính, hành nghề chính hay có các trung tâm quyền lợi đặt tại Pháp hoặc thường xuyên có mặt tại Pháp hơn 06 tháng trong một năm hoặc Pháp là nơi mang lại phần lớn thu nhập.

Luật thuế TNCN ở Mỹ lại quy định: cá nhân cư trú là công dân Mỹ và những người cư trú ở Mỹ tối thiểu 330 ngày đêm [26].

Thu nhập chịu thuế (Đơn vị: USD)

Mức thuế suất

0-9.275 10%

9.276-37.650 927.5 USD cộng 15% lượng thu nhập vượt quá 9.275 USD

37.651-91.150 5.138,75 USD cộng 25% lượng thu nhập vượt quá 37.650 USD

91.151-190.150 18.558,75 USD cộng 28% lượng thu nhập vượt quá 91.150 USD

190.151-413.350 46.278,75 USD cộng 33% lượng thu nhập vượt quá 190.150 USD

1.3.1.2. Quy định về khoản giảm trừ

Một số quốc gia cũng có quy định về các khoản giảm trừ khi xác định thu nhập tính thuế, tuy nhiên quy định về điều này có sự khác biệt. Chẳng hạn như tại Mỹ, Sở Thuế vụ Mỹ tính thuế mỗi cá nhân theo mức thu nhập thực, tức thu nhập đã trừ chi phí tái đầu tư và các chi phí sinh hoạt khác. Tuy nhiên, phần thu nhập kiếm được từ các khoản đầu tư sẽ được tính thuế vào những năm tiếp theo nếu công dân Mỹ không tiếp tục đem đi đầu tư [26]. Có nghĩa là ở Mỹ khoản tiền tái đầu tư cho nền kinh tế và chi phí sinh hoạt được coi như một khoản giảm trừ khi NNT thực hiện nghĩa vụ của mình với Nhà nước.

1.3.1.3. Quy định về mức thuế suất

Thứ nhất, quy định về mức thuế suất tại Mỹ

Thuế TNCN bắt đầu xuất hiện ở Mỹ năm 1903. Tại Mỹ thuế TNCN là loại thuế bắt buộc với những công dân trong độ tuổi lao động và những người nước ngoài định cư tại đây. Đây là loại thuế bắt buộc phải đóng theo quy định của Chính phủ Mỹ. Đối với mức thuế suất, Sở thuế vụ Mỹ quy định:

413.050 USD

Trên 415.051 120.529,75 USD cộng 39.6% lượng thu nhập vượt quá 415.050 USD

Theo bảng tính thuế TNCN từ Sở Thuế vụ Mỹ được tổng hợp ở trên có thể thấy, thuế suất thuế TNCN tại Mỹ dao động từ 10% đến 39.6%. Có thể nói rằng mức thuế suất được áp dụng tại Mỹ lên tới mức 39.6% là tương đối cao tuy nhiên đây là chính sách kinh tế của Mỹ. Bởi như đã đề cập đến ở trên, thu nhập tính thuế là thu nhập thực trừ đi khoản thu nhập sau khi đã trừ đi các khoản đầu tư và sinh hoạt khác. Như vậy đánh thuế cao để người dân có thể dùng thu nhập của mình để tái đầu tư vốn, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ.

Bậc thuế Phần thu nhập tính

thuế/năm (Đơn vị: SGD) Thuế suất (%)

0 Dưới 20.000 0 1 20.001-30.000 2 2 30.001-40.000 3.5 3 40.001-80.000 7 4 80.001-120.001 11.5 5 120.001-160.000 15 6 160.001-200.000 18 7 200.001-240.000 19 8 240.001-280.000 19.5 9 280.001-320.000 20 10 Trên 320.000 22

Thứ hai, quy định về mức thuế suất tại Hàn Quốc

Giống với phần lớn các quốc gia trên thế giới, Hàn Quốc cũng tính thuế TNCN theo phương pháp lũy tiến với bốn bậc thuế suất từ 6% đến 40%. Bên cạnh đó, người nước ngoài có thể chọn áp dụng mức thuế suất duy nhất là 19% đối với thu nhập phát sinh tại Hàn Quốc.

Thứ ba, quy định về mức thuế suất tại Singapore

Theo Sở Nội Thu Singapore (IRAS), từ nhiều năm trở lại đây, quốc đảo Singapore đã áp dụng cách tính thuế thu nhập cá nhân tăng theo lũy tiến. Mức thuế TNCN tăng tương ứng với thu nhập. Cụ thể, thuế TNCN tại Singapore áp dụng với công dân chia thành 10 bậc thuế, từ 2% đến 22% tổng thu nhập cá nhân [26]. Bảng tổng hợp dưới đây sẽ chỉ ra cụ thể từng mức thuế suất tương ứng với mức thu nhập tại quốc gia này

Từ các số liệu trên có thể thấy những cá nhân có thu nhập càng cao thì mức thuế suất áp dụng với họ sẽ càng lớn. Cụ thể, với mức thu nhập từ trên 20.000 SGD đến 30.000 SGD người dân sẽ chỉ chịu mức thuế suất 2%, tuy nhiên khi thu nhập tăng hơn 10 lần thì mức thuế suất cũng tăng lên tương ứng. Với quy định này, các nhà lập pháp Singapore muốn đảm bảo rằng việc đánh thuế là công bằng, bình đẳng, giảm sự phân hóa giàu nghèo trong nền kinh tế.

1.3.2. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam

Một là, xác định các khoản giảm trừ. Kinh nghiệm từ các nước đang phát triển là nên lựa chọn áp dụng hình thức giảm trừ tiêu chuẩn để tính toán đơn giản, tiết kiệm chi phí, tạo thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật. Trong chiến lược cải cách thuế, Việt Nam xác định mức giảm trừ căn cứ vào cơ cấu thu nhập/ chi tiêu của dân cư [26]. Đồng thời từ quy định giảm trừ của các nước phát triển trên thế giới chẳng hạn như Mỹ, Việt Nam cần học hỏi để đưa ra chính sách phù hợp để kích thích người dân tái đầu tư, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Hai là, xác định đối tượng thu nhập chịu thuế và không chịu thuế TNCN. Từ kinh nghiệm của một số quốc gia, cần tiến hành phân loại các khoản thu nhập chịu thuế TNCN theo nguồn hình thành. Căn cứ các tiêu thức liên quan đến lý do chính trị, xã hội, tập quán phong tục của người Việt Nam, hiệp định, hiệp ước quốc tế hoặc nhằm mục đích khuyến khích một hoạt động cụ thể... để xác định các khoản thu nhập không chịu thuế. Có thể miễn, giảm một số loại thu nhập, cho phép miễn giảm một số tiền thuế nhất định dưới hình thức tạm thời chưa thu thuế đối với một số khoản thu nhập đối với một số đối tượng trong những hoàn cảnh nhất định.

Ba là, xác định rõ mức thuế suất và biểu thuế cho các đối tượng nộp thuế. Thuế suất và tỷ lệ động viên về thuế giảm ở mức hợp lý sẽ hạn chế trốn, lậu thuế. Do vậy, nên quy định thuế suất toàn phần áp dụng cho thu nhập từ đầu tư vốn ở mức thông lệ quốc tế (5%), chuyển nhượng bất động sản (2%), thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại (5%), thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán (0,1%). Biểu thuế luỹ tiến áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh với 7 mức thuế suất (5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%). Biểu thuế suất có 7 bậc được coi là nhiều nên cần có lộ trình giảm số bậc thuế suất theo từng bước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Như vậy, qua việc phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận chung về thuế và pháp luật thuế TNCN có thể thấy thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế xã hội, là bộ phận không thể tách rời của NSNN. Nhận thức rõ tầm quan trọng của thuế từ đó Nhà nước đưa ra một hệ thống pháp luật thuế để dễ dàng trong quá trình quản lý và thực thi, đảm bảo tuân thủ theo đúng các nguyên tắc về thuế, hài hòa lợi ích giữa các tầng lớp khác nhau trong xã hội.

Pháp luật thuế TNCN với những đặc trưng cơ bản của thuế TNCN bao gồm các nội dung chủ yếu như: đối tượng chịu thuế, đối tượng miễn thuế, mức thuế suất, miễn giảm thuế, thu nộp thuế TNCN. Thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo động viên vào NSNN, đảm bảo công bằng xã hội, thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập xã hội.

Đồng thời tại chương 1 của đề tài, tác giả không chỉ phân tích những quy định của pháp luật thuế TNCN tại Việt Nam mà còn đưa ra một số quy định về thuế TNCN tại các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở đó, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế TNCN.

Vấn đề lý luận của chương 1 là cơ sở, là tiền đề vững chắc để tác giả nghiên cứu, làm rõ thực trạng của pháp luật thuế TNCN trên địa bàn thành phố Hà Nội được đề cập đến tại chương 2.

CHƯƠNG 2

PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA VIỆT NAM - THỰC TRẠNG THI HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 2.1. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

2.1.1. Quy định pháp luật về đối tượng nộp thuế

Tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật thuế TNCN hiện hành thì đối tượng nộp thuế TNCN là “cá nhân cư trú” và “cá nhân không cư trú”. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 2 VBHN số 15/VBHN-VPQH/2014 về Luật thuế TNCN: “Đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy

định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam”. Với quy định này, Nhà nước ta thể hiện được sự thiện chí

trong các chính sách mở cửa thị trường, tạo tâm lý thoải mái cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời cũng dễ dàng hơn trong quá trình xác định thuế, cũng như hạn chế tình trạng đánh thuế trùng.

Cá nhân cư trú. Điều 2 VBHN số 15/VBHN-VPQH ngày 11/12/2014 về Luật thuế TNCN quy định: ‘Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều

kiện sau đây: (1) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; (2) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn”. Trong đó cá nhân

có mặt tại Việt Nam theo quy định này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam. Quy định “có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú” được làm rõ tại văn bản hợp nhất số 68/VNHN-BTC ngày 19/12/2019 về hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN, theo đó: “(1) đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi sinh sống

thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng kí thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú; (2) Đối với người nước ngoài:

nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp”.

Cá nhân không cư trú. Cũng theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 VBHN số 15/VBHN-VPQH ngày 11/12/2014 về Luật thuế TNCN, cá nhân không cư trú được xác định: “Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại

Khoản 2 Điều này”. Như vậy, một chủ thể chỉ được coi là cá nhân không cư trú khi

chủ thể đó không đáp ứng đồng thời cả hai điều kiện về thời gian có mặt cũng như có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam.

2.1.2. Quy định pháp luật về thu nhập chịu thuế

Đối tượng chịu thuế TNCN chính là các khoản thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Thực tế cho thấy các khoản thu nhập này rất đa dạng.

Pháp luật thuế TNCN ở nước ta hiện nay có quy định rõ các khoản thu nhập phải chịu thuế, theo đó có 10 khoản thu nhập chịu thuế được quy định tại Điều 3 VBHN số 15/VBHN-VPQH ngày 11/12/2014 về Luật thuế TNCN, cụ thể như sau:

- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. Cũng theo quy định này thu nhập từ kinh doanh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Luật này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

- Thu nhập từ tiền lương, tiền công: bao gồm thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất như tiền lương, tiền công. Ngoài ra các khoản trợ cấp, phụ cấp mà cá nhân được hưởng cũng xác định là thu nhập từ tiền lương, tiền công. Trừ một số trường hợp, đó là: Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành nghề, công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con

nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về BHXH; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.

- Thu nhập từ đầu tư vốn bao gồm: tiền lãi cho vay, lợi tức cổ phần, thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính Phủ. Thu

Một phần của tài liệu 850 pháp luật về thuế thu nhập cá nhân – nghiên cứu trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w