VBHN số 15/VBHN-VPQH ngày 11/12/2014 về Luật thuế TNCN đã xác định rõ ràng thế nào là thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế. Theo đó, dựa trên thu nhập tính thuế và biểu thuế suất sẽ tính được số thuế phải nộp. Theo Điều 3 Luật này, có 10 loại thu nhập được xác định là thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên trong đó chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần sau khi đã tính các khoản giảm trừ, còn các khoản thu nhập khác áp dụng biểu thuế toàn phần và không tính các khoản giảm trừ. Sở dĩ có quy định như trên là bởi tiền lương, tiền công là những khoản tiền mang tính chất thường xuyên, góp phần ổn định cuộc sống.
2.1.4.1. Quy định về kỳ tính thuế
Kỳ tính thuế với cá nhân cư trú gồm có: Kỳ tính thuế theo năm, kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập, kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng.
Thứ nhất, kỳ tính thuế theo năm. Tại điểm a Khoản 1 Điều 7 VBHN số
15/VBHN-VPQH ngày 11/12/2014 về Luật thuế TNCN, quy định: “Kỳ tính thuế
theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công”. Đối với các cá nhân cư trú, họ là những người có mặt tại Việt Nam từ 183
ngày trở lên trong một năm dương lịch hoặc có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, do đó quy định này là phù hợp. Bởi tiền lương, tiền công hay từ hoạt động kinh doanh là những khoản thu nhập thường xuyên, liên tục. Cho nên cách xác định hiệu quả nhất là tính dựa trên thu nhập bình quân/năm.
Thứ hai, kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập. Điểm b Khoản 1 Điều
7 VBHN số 15/VBHN-VPQH về Luật thuế TNCN có quy định: “Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng”.
Các khoản thu nhập kể trên là những thu nhập không mang tính chất ổn định, chỉ phát sinh một hoặc một vài lần nhât định. Nếu kỳ tính thuế của các thu nhập này áp dụng theo năm thì rất khó trong công tác quản lý.
Thứ ba, kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng, điểm c khoản 1 Điều 7 VBHN
số 15/VBHN-VPQH/2014 về Luật thuế TNCN xác định: “Kỳ tính thuế theo từng
lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán”.
2.1.4.2. Quy định về thu nhập từ hoạt động kinh doanh
Dịch vụ xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu 2% Hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số,
đại lý bán hàng đa cấp 5%
Săn xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có
bao thầu nguyên vật liệu 1.5%
Hoạt động kinh doanh khác 1%
Thuế TNCN
phải nộp = Thu nhập tínhthuế x Thuế suất
34
Trong đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 10 VBHN só 15/VBHN-VPQH ngày 11/12/2014 về Luật thuế TNCN: “Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền
gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ”.
Mức thuế suất được áp dụng:
Bảng 2.1. Thuế suất thuế TNCN áp dụng cho hoạt động kinh doanh
Nguồn: Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-VPQH/2014 về Luật thuế TNCN[5] 2.1.4.3. Quy định đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
nhập tính thuế nhập chịu thuế (1) đóng góp bảo hiểm (2) giảm trừ gia cảnh (3) đóng góp từ thiện nhân đạo (4) 35
Trong đó, Thu nhập tính thuế với tiền lương, tiền công theo khoản 1 Điều 21 Luật thuế TNCN được xác định như sau:
(I) Thu nhập chịu thuế:
Theo Khoản 1 Điều 11 VBHN số 15/VBHN-VPQH về Luật thuế TNCN:
“Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu nhập quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế”.
(2) Các khoản đóng góp bảo hiểm:
Khoản 1 Điều 21 VBHN số 15/VBHN-VPQH/2-14 về Luật thuế TNCN quy định: “Các khoản đóng góp bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề ghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện”
Theo Luật BHXH thì bảo hiểm thất nghiệp cũng là bảo hiểm bắt buộc, người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng (doanh nghiệp đóng 1%, người lao động đóng 1%) và đóng cùng BHXH, BHYT. Để chính sách rõ ràng và thống nhất với các luật chuyên ngành được ban hành trong thời gian gần đây, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN 2013 đã điều chỉnh khoản 1 Điều 21 Luật thuế TNCN 2007 theo hướng bổ sung thêm khoản đóng góp bảo hiểm thất nghiệp cũng được loại trừ khi tính thuế TNCN [19, tr.36].
Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm
(triệu đồng) thuế/tháng (triệu đồng)Phần thu nhập tính Thuếsuất
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 VBHN số 15/VBHN-VPQH/2014 về Luật thuế TNCN: “Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế
trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú ”.
Theo đó, giảm trừ gia cảnh bao gồm hai phần là giảm trừ cho đối tượng nộp thuế (giảm trừ cho bản thân) và giảm trừ cho người phụ thuộc. Trước ngày 1/7/2020, thực hiện theo Điều 9 thông tư 111/2013/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN về tăng mức giảm trừ gia cảnh và theo quy định tại Điều 19 VBHN số 15/VBHN-VPQH ngày 11/12/2014 về Luật thuế TNCN, mức giảm trừ cho bản thân là 9.000.000 đồng/tháng và mức giảm trừ cho người phụ thuộc là 3.600.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, sau ngày 1/7/2020, áp dụng theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về tăng mức giảm trừ gia cảnh, mức giảm trừ đã có sự thay đổi, theo đó:
- Mức giảm trừ cho bản thân được xác định là 11.000.000 đồng/tháng (132.000.000 đồng/năm), so với trước đã tăng 1.22%.
- Mức giảm trừ cho người phụ thuộc là 4.400.000 đồng/người/tháng (52.800.000 đồng/năm), tăng 1.22%.
Để vừa đảm bảo ổn định đời sống của nhân dân vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, Nhà nước quy định cụ thể các trường hợp được coi là người phụ thuộc tại khoản 3 Điều 19 VBHN số 15/VBHN-VPQH/2014 về Luật thuế TNCN. Đồng thời khoản 4 Điều này cũng nêu rõ: “Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với
người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế”. Có nghĩa là, pháp luật không giới hạn số
người phụ thuộc, tuy nhiên cùng một khoản giảm trừ cho người phụ thuộc không được tính cho nhiều đối tượng nộp thuế.
(4) Khoản đóng góp từ thiện nhân đạo:
Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được quy định tại Điều 20 Luật thuế TNCN: “Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa; Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học”.
Thuế suất tính thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công được áp dụng như sau
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35
Thu nhập tính thuế
Thu nhập từ đầu tư vốn 5
Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5
Thu nhập từ trúng thưởng 10
Thu nhập từ thừa kế, quà tặng 10
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này
20
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này
0.1
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản 2
Nguồn: Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-VPQH/2014 về Luật thuế TNCN[5] 2.1.4.4. Quy định đối với thu nhập khác
Ngoài thu nhập từ tiền công, tiền lương áp dụng phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần thì các thu nhập khác đều thực hiện theo phương pháp toàn phần với biểu thuế suất như sau:
Trong đó, các khoản thu nhập chịu thuế từ bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế và quà tặng chỉ tính thuế với phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh.
Công thức tính thuế TNCN đối với các thu nhập này tương tự như với thu nhập từ tiền lương, tiền công. Tuy nhiên khác biệt nằm ở thu nhập tính thuế. Nếu như đối với tiền lương, tiền công, thu nhập tính thuế sẽ được tính các khoản giảm trừ thì với các thu nhập khác không được tính như vậy. Pháp luật có quy định cụ thể tại VBHN số 15/VBHN-VPQH ngày 11/12/2014 về Luật thuế TNCN.
2.1.5. Quy định pháp luật về căn cứ tính thuế với cá nhân không cư trú
2.1.5.1. Quy định về kỳ tính thuế
Khoản 2 Điều 7 VBHN số 15/VBHN-VPQH /2014 về Luật thuế TNCN quy định: “Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế”. Điều này có nghĩa là tất cả các khoản thu nhập bao gồm cả tiền công và tiền lương cũng được tính thuế từng lần.
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh hàng hóa 1%
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ 5%
Thu nhập từ hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác
2%
Thu nhập từ đầu tư vốn 5%
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn 0.1%
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản 2%
Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5%
Thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng 10%
Điều này là hợp lý. Bởi, cá nhân không cư trú là những người có mặt ở Việt Nam dưới 183 ngày/năm hoặc có hợp đồng thuê nhà dưới 183 ngày/năm. Họ có thể rời đi trước thời điểm quyết toán thuế trong năm nên việc áp dụng kỳ tính thuế năm với các đối tượng này là rất bất cập.
2.1.5.2. Quy định về thu nhập từ tiền lương, tiền công
Theo quy định của pháp luật, thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú khi tính thuế không được tính các khoản giảm trừ, đồng thời cũng không áp dụng phương pháp lũy tiến từng phần mà sử dụng phương pháp toàn phần để tính. Có nghĩa là bất kể cá nhân đó thu nhập cao hay thấp khi thực hiện công việc tại Việt Nam đều sẽ phải chịu cùng một mức thuế suất là 20%.
2.1.5.3. Quy định đối với thu nhập khác
Về cơ bản, thuế TNCN phải nộp từ các nguồn thu nhập khác của cá nhân cư trú không khác biệt quá nhiều với cá nhân cư trú. Điểm khác biệt lớn nhất có thể kể đến là mức thuế suất trong một số lĩnh vực là khác nhau. Mức thuế suất áp áp dụng cho cá nhân không cư trú theo quy định tại chương III VBHN số 15/VBHN/2014 về Luật thuế TNCN được thể hiện như sau:
2.2. THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
2.2.1. Thực tiễn thi hành quy định về miễn thuế
Một là, đối với “Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau” (Được quy định tại
khoản 4 Điều 4 VBHN số 15/VBHN-VPQH/2014 về Luật thuế TNCN).
Quy định này không hợp lý với thực trạng thành phố Hà Nội nói riêng cũng như trên phạm vi cả nước nói chung. Bởi cùng là thu nhập phát sinh nhận thừa kế nhưng trường hợp phát sinh giữa các đối tượng nêu trên với nhau lại không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Thực tế tại Hà Nội, hoạt động chuyển nhượng bất động sản diễn ra rất phổ biến, nếu pháp luật không quy định chặt chẽ vấn đề này rất dễ gây ra tình trạng “lách luật”, trốn tránh nghĩa vụ của NNT. Đồng
thời đứng trên khía cạnh của những NNT từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản thông thường hay từ những người nhận được quà tặng, thừa kế nhưng không thuộc các trường hợp kể trên thì quy định này không công bằng giữa những NNT.
Hai là, đối với khoản thu nhập được miễn thuế là kiều hối (Được quy định tại
khoản 8 Điều 4 VBHN số 15/VBHN-VPQH/2014 về Luật thuế TNCN)
Kiều hối là khoản tiền cá nhận nhận được từ nước ngoài do thân nhân là người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt Nam đi lao động, công tác, học tập tại nước ngoài gửi tiền về cho thân nhân ở trong nước [18, tr. 50]. Theo quy định tại khoản
8 Điều 4 VBHN số 15/2014 về Luật thuế TNCN, thu nhập từ kiều hối thuộc thu nhập
miễn thuế.
Trong những năm gần đây, kiều hối vào Việt Nam tăng 10% mỗi năm, đưa Việt
Nam nằm trong danh sách 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới.
Biểu đồ 2.1.Mười quốc gia có lượng kiều hối cao nhất thế giới
Nguồn: World Bank, 2020 [37]
Năm 2020, World Bank đã thống kê lượng kiều hối vào Việt Nam đạt 17,2 tỷ đô, đứng thứ 9 trong các quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới [37].
Đồng thời nhìn một cách tổng quan, thu nhập từ kiều hối vào Việt Nam trong giai đoạn 3 năm gần đây (2018-2020) là con số không nhỏ và không ngừng tăng qua các năm, điều này được minh chứng qua biểu đồ sau:
Đơn vị: tỷ đô
■ lượng kiều hối
Biểu đồ 2.2.Lượng kiều hối của Việt Nam giai đoạn 2018-2020
Nguồn: World Bank Vietnam, 2020
So với năm 2018, lượng kiều hối nước ta nhận được trong năm 2020 tăng 1,27%. Lượng kiều hối tăng lên trong các giai đoạn là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy thu nhập của những người lao động, du học sinh tăng lên đáng kể. Tuy nhiên từ những con số trên phần nào cho thấy Nhà nước đã bỏ lỡ nguồn thu rất lớn từ loại thu nhập này.
Thực tế, tại Thành phố Hà Nội, lượng Việt kiều sinh sống, đi lao động nước ngoài, du học sinh ở lại làm việc chiếm tỷ trọng rất lớn. Lượng kiều hối chủ yếu được
chuyển về từ các quốc gia: Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản... [37]. Tuy nhiên theo quy định của Luật thuế TNCN thì kiều hối là khoản thu nhập được miễn thuế. Từ
thực tiễn tại Hà Nội có thể thấy, lượng kiều hối được chuyển về hàng năm là một con
số không nhỏ, quy định miễn thuế với loại thu nhập này sẽ gây ra thất thu lớn cho NSNN đồng thời không công bằng với các loại thu nhập chịu thuế khác.
Ba là, đối với “Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài
sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất” (được quy định tại khoản 2 Điều 4 VBHN số 15/VBHN-VPQH ngày
11/12/2014 về Luật thuế TNCN)
Quy định này có nhiều điểm giống với quy định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật này. Nhưng điểm khác biệt nằm ở chỗ “trong trường hợp chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất”. Việc xác định bất động sản có phải là duy nhất với một cá nhân hay không là một công việc rất khó khăn, đặc biệt đối với một địa phương có diện tích lớn, thị trường bất động sản hoạt