7. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.5. Các hành vi của NĐT cá nhân trên TTCK
Tài chính hành vi ngày càng trở thành một nhánh quan trọng trong tài chính - giúp đưa ra những lý giải cho những quyết định kinh tế của chúng ta bằng cách kết hợp giữa lý thuyết tâm lý về hành vi và nhận thức với tài chính và kinh tế học truyền thống. Đây cũng là một hướng nghiên cứu mới của các nhà kinh tế và kết quả nghiên cứu đã được đưa vào ứng dụng tại nhiều nước có nền kinh tế phát triển. Đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 với sự đổ vỡ của hàng loạt các hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá CK và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ. Sau hơn 10 năm kể từ cuộc suy trầm kinh tế năm 2008, nền kinh tế thế giới thêm
nhắc đến để nghiên cứu về sự thay đổi về hành vi của các NĐT trong cuộc khủng hoảng lần này.
Những biến động trên TTCK VN gần đây cho lại một lần nữa cho thấy việc nghiên cứu hành vi của NĐT là hết sức cần thiết. Các NĐT cá nhân là các nhân tố có khả năng quyết định xu hướng thị trường, bộ phận này chiếm khoảng 90% các NĐT trên TTCK. Xuất hiện các dấu hiệu thị trường “bong bóng” hay sụt giảm giá quá mức
trong thời gian qua đã cho thấy các NĐT không phải luôn đưa ra quyết định sáng suốt
khi thực hiện hành vi của mình trên TTCK. Các quyết định đó có thể dựa trên nhiều yếu tố như lý trí, cảm xúc, tâm lý; quyết định đó có thể chủ quan hoặc khách quan nhưng đều có thể ảnh hưởng đến cả thị trường.
- Hành vi hợp lý:
Hành vi hợp lý của các NĐT bao gồm việc chủ động nắm bắt các biến động của
thị trường từ những nguồn thông tin đáng tin cậy, dự báo những phương án có thể xảy ra qua phân tích biến động thị trường, phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật; xây dựng một danh mục đầu tư hợp lý tránh rủi ro do biến động thị trường đem lại từ đó chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý tránh làm thị trường trở nên xấu đi, điều này góp phần không nhỏ trong việc ổn định thị trường, khôi phục nền kinh tế.
Không ít NĐT cá nhân tham gia vào TTCK với một tâm lý ngẫu hứng với hy vọng kiếm lời nhanh qua việc mua bán CK. Nên phần lớn những người chơi CK một cách ngẫu hứng và đưa ra quyết định cảm tính sẽ khó thành công trong lĩnh vực này. Để thành công trên TTCK, một NĐT phải rèn cho mình kỹ năng phán đoán, xem xét vấn đề và phân tích thị trường. Quan trọng khi bắt đầu đầu tư CK là phải xác định được một kế hoạch đầu tư hợp lý với những chiến lược đầu tư hiệu quả. NĐT phải nắm rõ quá trình hoạt động của công ty cũng như ngành nghề kinh doanh liên quan
Theo Bwportal (2008), có thể kể đến những hành vi hợp lý của NĐT cá nhân trên TTCK như sau:
+ Bắt đầu sớm: với hoạt động đầu tư, NĐT bắt đầu càng sớm, đầu tư càng nhiều
thời gian cho lĩnh vực này thì càng tích lũy được nhiều kinh nhiệm, cũng như thu được nhiều LN trong việc đầu tư.
+ Xác định rõ mục đích đầu tư: Cũng như các lĩnh vực đầu tư khác, đầu tư CK luôn tồn tại mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức thu nhập với mức rủi ro. Thu nhập càng
cao thì mức độ rủi ro tiềm ẩn càng lớn. Khi đầu tư vào CP, NĐT thường kỳ vọng vào hai loại thu nhập, đó là thu nhập từ cổ tức và từ mức tăng thị giá CP. Thu nhập từ cổ tức thường không được đảm bảo vì còn tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Thu nhập từ mức tăng thị giá CP là biểu hiện của mối quan hệ trực tiếp giữa triển vọng kinh doanh của công ty với nhu cầu mua CP trên thị trường. Một khi công ty có những biểu hiện cho thấy triển vọng sẽ phát triển tốt thì các NĐT sẽ mua CP với hy vọng giá CP sẽ tăng trong tương lai. Ngoài ra, đầu tư vào CP chứa đựng nhiều loại rủi ro (bao gồm rủi ro về lãi suất, rủi ro về tính thanh khoản, rủi ro kinh doanh, rủi ro lạm phát...) trong khi thu nhập chỉ có hai hình thức như đã nói ở trên. Do vậy NĐT cần phải xác định mục đích đầu tư một cách
rõ ràng. Đây là một yếu tố quan trọng và là cơ sở để đánh giá kết quả đầu tư.
+ Lựa chọn công ty tốt: công ty tốt thường là công ty ít nợ trong thời gian đã qua (thời gian càng dài càng tốt), và có LN cao, hiện tại có lãi và triển vọng tương lai
sáng sủa.
+ Lựa chọn thời điểm mua CP: giá CP thường không đứng yên mà luôn biến động lên, xuống theo thị trường. Vì vậy NĐT cần bám sát xu hướng của thị trường, mua vào khi giá ở mức thấp nhất và bắt đầu đi lên, và bán ra lúc giá ở mức cao nhất và thị trường bắt đầu đi xuống thì sẽ có được lãi cao nhất. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh. Giá một loại CP luôn luôn chịu ảnh hưởng của những trào lưu lên xuống giá của TTCK. Trong thời kỳ lên giá, thị trường thường kéo theo 70-80% loại CP cũng lên. Khi xuống giá cũng tương tự. Bởi vì cũng giống như thị trường17
+ Xây dựng một danh mục đầu tư tốt nhất: mục đích cơ bản của việc xây dựng và quản lý một danh mục đầu tư là đa dạng hóa các khoản thua lỗ quá lớn. Khi NĐT đồng thời đầu tư vào nhiều loại CK khác nhau, sự thua lỗ của một loại CK chỉ tác động nhỏ đến toàn bộ danh mục, thậm chí có thể bù lỗ bằng LN thu được từ các CK khác trong cùng một danh mục đó. Do đó NĐT phải lựa chọn một danh mục đầu tư phù hợp với khả năng tài chính cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của mình.
+ Tránh những loại CP phức tạp: đối với những NĐT mới tham gia vào TTCK sẽ bị thu hút bởi những loại CK có LN cao nhưng rất phức tạp như CK nước ngoài, các quỹ đầu tư cố định, hợp đồng quyền chọn, những loại CK miễn thuế hay các công
ty bất động sản,... Để tránh những rủi ro lớn, các NĐT mới hoặc những NĐT chưa có kinh nghiệm nên tránh đầu tư vào những CP như trên.
+ Không mua những loại CP giá thấp: những loại CP giá thấp thông thường hấp
dẫn các NĐT với một lý do duy nhất: giá rẻ. Nhưng các NĐT cũng nên cảnh giác bởi
mức giá đó cũng đồng thời thể hiện hoạt động tài chính của công ty rất kém và chậm chạm so với những loại CP khác trong ngành.
+ Tái đầu tư: diễn ra khi NĐT sử dụng tiền thu được phân phối từ quyền sở hữu
của một khoản đầu tư để mua thêm CP hoặc các đơn vị khác của cùng một khoản đầu
tư. Nói cách khác là NĐT đang tạo ra LN mới từ những khoản LN thu về trước đó, giúp kiếm được nhiều LN hơn từ hoạt động đầu tư.
+ Cẩn trọng trong đầu tư khi thị trường liên tục lao dốc: khi TTCK có những biến động mạnh, các NĐT lại có tâm lý mua vào những CP khi giá giảm sau với hy vọng CP sẽ tăng giá trở lại trong tương lai, nhưng đây lại là một hành động mang tính
rủi ro cao. Chiến thuật này luôn được đề cao trong suốt thập kỷ 90 vì những hiệu quả
- Hành vi bất hợp lý
Hành vi của NĐT được hình thành qua quá trình tham gia vào TTCK. Những lý thuyết tài chính cơ bản đưa ra giả định hành vi của các NĐT khi ra quyết định một cách hợp lý dựa trên phân tích về số liệu thống kê, thông tin tài chính từ vĩ mô đến vi
mô trước khi được ra quyết định đầu tư. Nhưng thực tế, hành vi lại chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố xung quanh nên không phải lúc nào hành vi cũng có tính ổn định. Chính những hành vi bất hợp lý này dẫn đến những biến động bất thường trên thị trường mà lý thuyết Tài chính chuẩn (Standard Finance) khó có thể lý giải được. Những hành vi bất hợp lý của NĐT phải kể đến như:
+ Sự tự tin thái quá: Trên thị trường tài chính, tâm lý lạc quan sẽ giúp cho các NĐT khi kinh doanh bị thua lỗ cũng không mất tinh thần. NĐT khi đã tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm nhất định thường tin vào khả năng phán đoán thị trường của mình cao hơn người khác và thiếu sự cẩn trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư mà quên đi những nguyên tắc đầu tư cơ bản như đa dạng hóa danh mục đầu tư và chủ yếu tập trung vào những CP họ ưa thích. Từ đó, họ dễ bị cuốn vào các hoạt động kinh doanh cho dù đang bị thua lỗ và không biết đến điểm dừng và một khi NĐT bị thua lỗ quá lớn sẽ dễ bị chuyển sang thái cực khác đó là bi quan quá mức. Sự bi quan
quá mức của các NĐT sẽ khiến thị trường bị đóng băng kéo dài, khi đó các chính sách tài chính tiền tệ sẽ bị suy giảm hiệu lực.
+ Lạc quan quá mức: hành vi này của NĐT xuất phát từ tâm lý tự tin thái quá. Họ luôn có niềm tin rằng các quyết định đầu tư của mình trong tương lai sẽ có kết quả tốt hơn thời điểm hiện tại. Đây sẽ là một ảnh hưởng tích cực nếu như yếu tố tâm lý này thúc đẩy đầu tư trên TTCK. Tuy nhiên, lạc quan quá mức cũng đem lại hệ quả tiêu cực trong trường hợp NĐT bấp chấp rủi ro để đầu tư vào các cơ hội có NPV âm hay các tài sản có rủi ro quá cao và không biết điểm dừng dù đang bị thua lỗ dẫn đến tâm lý bi quan. Gervais, Heaton, và Odean (2002).
+ Tâm lý đám đông: Thuật ngữ này được dùng để chỉ sự bắt chước lẫn nhau của
một nhóm các NĐT dẫn đến những quyết định chạy theo cảm tính số đông. Tâm lý này không chỉ phổ biến ở những NĐT mới bắt đầu, thiếu kinh nhiệm cũng như hiểu biết trên TTCK mà còn xảy ra với những NĐT đã có kinh nghiệm trong những tình
theo đám đông sẽ khiến NĐT cảm thấy an tâm hơn (Ghosh & Ray, 1997). Tâm lý đám đông sẽ thúc đẩy ham muốn kiếm lời của NĐT khiến họ chấp nhận mua CP ở thời điểm đó dù mức giá cao hơn. Trường hợp đám đông cùng mua vào một CP sẽ khiến cho việc định giá sai sẽ xuất hiện và duy trì trong một thời gian dài. Ngược lại, đối với những trường hợp NĐT lo sợ giá CP giảm sẽ dẫn đến việc bán tháo để cắt lỗ, gây ra hiện tượng giảm sàn ở nhiều mã CP.
+ Tâm lý hối tiếc: Kết quả giao dịch trong quá khứ thường ảnh hưởng trực tiếp tới cách thức giao dịch trong trương lai của các NĐT, họ thường nhìn vào các giao dịch đã xảy ra trong quá khứ và cảm thấy nuối tiếc. Tâm lý tiếc nối khiến họ giữ lại một khoản lỗ quá lâu trong danh mục, ngại phải cập nhật tình trạng danh mục lỗ khi thị trường đi xuống. Ngược lại, khi thị trường tăng trưởng, NĐT muốn thu lợi về ngay. Và họ bán CP quá sớm khi nó mới bước vào chu kỳ tăng giá. Kết quả là lỗ thì lỗ nặng mà lãi thì lãi rất ít.
+ Thái độ e ngại rủi ro: Khi phải đối mặt với hai khoản đầu tư có LN kì vọng tương tự, NĐT e ngại rủi ro thích lựa chọn phương án có rủi ro thấp hơn. Họ không thích nắm giữ nhiều rủi ro và do đó, thường không quan tâm đến các CP hoặc khoản đầu tư có rủi ro cao và sẵn sàng từ bỏ tỷ lệ LN cao hơn để đổi lại khoản đầu tư an toàn hơn. Họ thường có xu hướng tìm kiếm những khoản đầu tư an toàn như tài khoản
tiết kiệm, trái phiếu, CP tăng trưởng cổ tức và chứng chỉ tiền gửi. Theo nghiên cứu của Fellner & Maciejovsky (2006) chỉ ra rằng thái độ e ngại rủi ro ở nữ giới là cao hơn nam giới, họ ít đưa ra các đề nghị hơn và cũng ít tham gia vào các giao dịch hơn.