7. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu
3.3.4. Hạn chế của mô hình nghiên cứu
Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của năm biến độc lập được lựa chọn ngẫu nhiên trong giai đoạn dịch Covid - 19, lần lượt là: Tính công khai, minh bạch của thông tin trên TTCK; Hình ảnh công ty; Khuyến nghị của các chuyên gia tư vấn; Tâm lý đám đông; Chính sách bảo vệ NĐT. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến được xây dựng dựa trên các đề tài nghiên cứu trước đó, các biến độc lập chủ yếu mang tính tâm lý, do vậy kết quả hồi quy của mô hình cho ra chỉ số R2 = 26,2%, chỉ giải thích được 26,6% ý nghĩa tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc, còn lại 73,8% dựa vào các yếu tố khác ngoài mô hình và các sai số ngẫu nhiên.
Bên cạnh đó, dữ liệu ý kiến của các NĐT cá nhân được thu thập trong một khoảng thời gian ngắn với số mẫu thu được là 217 mẫu phù hợp. Trong số 217 NĐT cá nhân tham gia khảo sát, phần lớn là sinh viên các trường đại học, có đến 23,5% NĐT chưa có kinh nghiệm và 29% NĐT có dưới 1 năm kinh nghiệm tham gia làm khảo sát. Vậy nên, kết quả chạy mô hình chưa thể cho ra mức ý nghĩa chính xác nhất. Và để giải thích cho yếu tố tâm lý số lượng mẫu này vẫn còn hạn chế nên chưa phản ánh hết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nghiên cứu đến hành vi đầu tư của NĐT cá nhân trong giai đoạn dịch Covid - 19.
Kết luận chương
Trong chương III, tác giả đã nêu ra tình hình thực trạng của dịch Covid - 19 đã tác động đến nền kinh tế và TTCK VN như thế nào. Tác giả đã đưa ra các lập luận để phân tích tác động của các yếu tố đến hành vi NĐT cá nhân dựa vào số liệu thu thập được từ bảng hỏi khảo sát và phân tích kết quả chạy các kiểm định và mô hình hồi quy. Từ kết quả chạy mô hình hồi quy, kết luận được có bốn trên năm biến độc lập ban đầu có tác động cùng chiều đến hành vi NĐT cá nhân trong giai đoạn dịch Covid - 19 lần lượt là: Tâm lý đám đông, Chính sách bảo vệ các NĐT, Tính công khai minh bạch của thông tin, Hình ảnh công ty.
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận
TTCK không còn là một khái niệm mới ở VN, nó đã và đang phát triển từng ngày và trở thành kênh đầu tư hiệu quả của các NĐT cá nhân. Tuy nhiên, trước tác động của dịch Covid - 19, đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, và nền kinh tế VN cũng không tránh khỏi những hệ lụy. Kéo theo đó, TTCK VN đã liên tục có những phiên lao dốc khiến nhiều NĐT cá nhân trở nên khốn đốn và hành vi ra quyết định đầu tư của họ cũng bị ảnh hưởng. Đối mặt với những biến động mạnh của TTCK bởi dịch Covid - 19, các NĐT cá nhân rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo sợ và đưa ra quyết định theo đám đông. Vì số lượng NĐT cá nhân trên TTCK chiếm tỷ trọng cao trên tổng số NĐT trong và ngoài nước, nên bộ phận này giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường. Các NĐT cá nhân sau khi nhìn nhận được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ra quyết định đầu tư của mình sẽ có những điều chỉnh để tránh những hành vi bất hợp lý. Các công ty/ DN khi biết được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi NĐT sẽ xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp với tâm lý của NĐT. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng sẽ đưa ra được các chính sách, biện pháp nhằm làm ổn định tâm lý NĐT và phục nền kinh tế thị trường.
Kết quả nghiên cứu của mô hình hồi quy đa biến cho thấy biến “Tâm lý đám đông” có tác động cùng chiều với hành vi ra quyết định đầu tư của NĐT cá nhân. Kết quả này phù hợp với giả thuyết khi nhiều NĐT đưa ra quyết định đầu tư giống nhau sẽ tác động đến hành vi đầu tư của các NĐT cá nhân khác trên thị trường. Tuy nhiên, không phải quyết định nào theo đám đông cũng chính xác, các NĐT cá nhân sẽ ra quyết định đầu tư theo đám đông một cách nhanh chóng ngay cả khi họ chưa nắm đủ thông tin cần thiết. Và khi nhiều NĐT cùng có một hành vi đầu tư bất hợp lý sẽ khiến cho thị trường trở nên xấu hơn và không thể đánh giá đúng được giá trị của CP.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy biến “Chính sách bảo vệ NĐT” có tác động tích cực đến hành vi ra quyết định của các NĐT cá nhân. Các chính sách bảo vệ NĐT được Chính phủ và các cơ quan quản lý đưa ra kịp thời nhằm hỗ trợ và khuyến khích các NĐT cá nhân tiếp tục tham gia vào TTCK để dần kéo nền kinh tế hồi phục trở lại.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng “Tính công khai minh bạch của thông tin” có ảnh hưởng cùng chiều với hành vi NĐT cá nhân, tức là khi các NĐT nắm được các thông tin về thị trường, về tình hình hoạt động tài chính của công ty một cách chính xác nhất thì sẽ đưa ra những hành vi đầu tư hợp lý. Thông tin càng công khai càng minh bạch sẽ khiến cho NĐT cá nhân cảm thấy yên tâm hơn khi ra quyết định đầu tư.
Cuối cùng yếu tố “Hình ảnh công ty” cũng được nghiên cứu chỉ ra rằng có tác động đến hành vi NĐT. Nghĩa là trong thời điểm nền kinh tế lao dốc bởi dịch bệnh Covid - 19, các NĐT sẽ có xu hướng lựa chọn các công ty uy tín thương hiệu, có hiệu quả hoạt động tốt trên thị trường để đầu tư, vì các công ty này có khả năng phát triển hội phục hồi cao sau khi dịch bệnh kết thúc.
4.2. Khuyến nghị
4.2.1. Khuyến nghị đối với các NĐT
Trong giai đoạn nền kinh tế và TTCK khủng hoảng trầm trọng bởi dịch Covid - 19, hành vi của các NĐT cá nhân bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tâm lý đám đông. Các NĐT cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trên TTCK cũng như trau dồi thêm kĩ năng phân tích thị trường, trình độ đọc hiểu và phân tích BCTC của các công ty đã niêm yết để có một cái nhìn tổng quan nhất về thị trường và có những nhận định chính xác về giá trị của CP. Từ đó đưa ra đánh giá khả năng phục hồi nền kinh tế để xây dựng một danh mục đầu tư phù hợp. Mặc dù đang ở trong giai đoạn khủng hoảng nhưng đây cũng là cơ hội tĩnh lũy các CP tốt thuộc các lĩnh vực chịu ít ảnh hưởng của dịch Covid - 19 và những ngành nghề được hưởng lợi từ việc giá dầu giảm sâu. Cụ thể một số ngành nghề được đánh giá có triển vọng tích cực trong tương lai: du lịch, hàng không, dịch vụ bán lẻ và tiêu dùng thiết yếu, công nghệ, viễn thông,...
4.2.2. Khuyến nghị đối với các công ty niêm yết
Các công ty niêm yết trên cần đảm bảo thông tin công bố tới các NĐT là công khai và minh bạch. Đặc biệt là BCTC quý I/2020, kết quả hoạt động kinh doanh sẽ phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty trong giai đoạn khủng hoảng này. Các công ty cũng cần chủ động tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và Nhà nước để
khắc phục hậu quả của dịch Covid - 19 đem lại. Từ đó, đẩy mạnh phát triển, khôi phục tình hình kinh doanh của công ty.
Bên cạnh việc khắc phục hậu quả của dịch Covid - 19, các công ty niêm yết vẫn phải tiếp tục duy trì hình ảnh công ty thật tốt. Cải thiện từ những chi tiết nhỏ nhất về đạo đức công ty, thái độ và tác phong làm việc của nhân viên, chất lượng về sản phẩm dịch vụ. Việc các công ty, DN đã hỗ trợ Nhà nước trong thời kỳ chống dịch không chỉ khẳng định công ty vẫn có đủ khả năng duy trì hoạt động mà còn tạo được một hình ảnh đẹp trong mắt NĐT. Một công ty có hình ảnh đẹp, uy tín thương hiệu tốt sẽ thu hút được nhiều NĐT hơn, nhất là trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng.
4.2.3. Khuyến nghị đối với các công ty chứng khoán
Các đơn vị cung cấp dịch vụ và tư vấn đầu tư (công ty chứng khoán) cần nhanh chóng triển khai và áp dụng các chính sách miễn giảm phí một số loại dịch vụ CK mà Bộ Tài chính đã ban hành để đảm bảo quyền lợi của các NĐT cá nhân. Động thái này nhằm khuyến khích các NĐT tham gia vào thị trường trong giai đoạn dịch bệnh Covid - 19 vẫn diễn biến phức tạp
Trước diễn biến căng thẳng của dịch bệnh, bộ phận môi giới của các công ty CK cần cải thiện chất lượng tư vấn. Các chuyên gia tư vấn cần nâng cao khả năng phân tích tài chính và khả năng phân tích thị trường, luôn bám sát các biến động trên thị trường để đưa ra những nhận định chính xác nhất tới khách hàng của mình (đặc biệt là nhóm khách hàng là NĐT cá nhân). Các chuyên gia tư vấn cần liên tục cập nhật thông tin trên TTCK bao gồm dữ liệu về biến động giá, khối lượng giao dịch, mô hình phân tích kỹ thuật,... để xây dựng một danh mục đầu tư phù hợp với tình hình thị trường hiện tại.
4.2.4. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Chính phủ và các Cơ quan quản lý Nhà nước cần nhanh chóng triển khai các chính sách, biện pháp nhằm bảo vệ các NĐT, cũng như hỗ trợ các DN trước những khó khăn bởi Covid - 19. Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị, tạo mọi điều kiện để các DN có thể phát triển sản xuất, kinh doanh; đảm bảo toàn bộ người dân và DN được hưởng mọi quyền lợi từ các gói hỗ trợ của Chính phủ. Trong thời gian ngắn nhất phải tiếp cận được mọi đối tượng và không được bỏ sót một ai, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định sản xuất kinh doanh. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách, rút ngắn thời gian của thủ tục hành chính, để DN có thể tiếp cận và triển khai các dự án đầu tư một cách nhanh nhất. Các DN phải trụ vững được thì thị trường mới ổn định và phục hồi được.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý liên quan cần mạnh tay xử lý những trường hợp thông tin sai sự thật được công bố đến NĐT, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm tính công khai minh bạch thông tin trên TTCK. Đồng thời đẩy mạnh công tác triển khai tiến độ ban hành các điều khoản bổ sung trong Luật Chứng khoán sửa đổi và tăng các chế tài quản lý để thông tin được công khai, minh bạch hơn.
Kết luận chương
Trong chương IV, tác giả đã tổng kết các yếu tố tác động đến hành vi NĐT cá nhân trong giai đoạn dịch Covid - 19 và đưa ra kết luận yếu tố đó tác động cùng chiều hay ngược chiều với hành vi của NĐT. Đồng thời đưa ra các khuyến nghị cho các NĐT, khuyến nghị cho các công ty niêm yết trên sàn CK, khuyến nghị cho các công ty CK, khuyến nghị cho các cơ quan quản lý Nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu nước ngoài
1. Bakar, S., & Yi, A.N.C. (2016), ‘The Impact of Psychological Factors on Investors’ Decision Making in Malaysian Stock Market: A Case of Klang Valley and Pahang’, Procedia Economics and Finance, 35, 319 - 328
2. Barber, B.M., & Odean, T. (2013), ‘The Behavior of Individual Investors’,
Handbook of the Economics of Finance, 22, 1533 - 1565
3. Brad, M.B., & Terance, O. (2001), ‘Boys will be Boys: Gender,
Overconfidence, and Common Stock Investment’, The Quarterly Journal of Economics, 116(1), 261-292
4. Chu, W., Im, M., & Jang, H. (2012), ‘Overconfidence and emotion regulation failure: How overconfidence leads to the disposition effect in consumer investment behaviour’, Journal of Financial Services Marketing, 17, 96 - 116
5. Fellner, G., & Maciejovsky, B. (2007), ‘Risk attitude and market behavior: Evidence from experimental asset markets’, Journal of Economic Psychology,
28(3), 338 - 350
6. Phan, K.C., & Zhou, J. (2014), ‘Factors Influencing Individual Investor Behavior: An Empirical Study of the Vietnamese Stock Market’, American Journal of Business and Management, 3(2), 77 - 94
Tài liệu trong nước
1. ‘Đại dịch COVID-19’ (2020), Wikipedia, truy cập lần cuối ngày 16 tháng 05 năm 2020, từ <https://vi.wikipedia.org/wiki/Đại_dịch_COVID-19>
2. B&Company Vietnam (2020), ‘Covid-19 tác động thế nào đến Kinh tế - Xã hội Việt Nam’, BrandsVietnam, truy cập lần cuối ngày 16 tháng 05 năm 2020,
từ <https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/23302-COVID19-tac-
dong-the-nao-den-Kinh-te-Xa-hoi-Viet-Nam>
3. Bông Mai (2020), ‘Làm gì đó để chặn đà bán tháo cổ phiếu!’, Tuổi Trẻ Online,
truy cập lần cuối ngày 16 tháng 05 năm 2020, từ <https://tuoitre.vn/lam-gi-do-
de-chan-da-ban-thao-co-phieu-20200328121331005.htm>
4. Cấn Văn Lực (2020), ‘Đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến ngành kinh tế nào của Việt Nam’, Trung tâm WTO và Hội nhập phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, truy cập lần cuối ngày 16 tháng 05 năm 2020, từ
<http://trungtamwto.vn/chuyen-de/15243 -dai-dich-covid- 19-tac-dong-manh-
den-nganh-kinh-te-nao-cua-viet-nam>
5. Chung sức, đồng lòng phòng và chống dịch Covid-19: Thông điệp nhân văn, giá trị sâu sắc (2020), truy cập lần cuối ngày 16 tháng 05 năm 2020, từ
<http://www.lamdong.gov.vn/vi-VN/home/news/hotnews/Pages/chung-suc-
dong-long-phong-va-chong-dich-covid-19-thong-diep-nhan-van-gia-tri-sau- sac.aspx>
6. Danh Trọng (2020), ‘Hơn 654 người bị xử lý vì đăng tin thất thiệt về COVID- 19’, Tuổi Trẻ Online, truy cập lần cuối ngày 16 tháng 05 năm 2020, từ
<https://tuoitre.vn/hon-654-nguoi-bi-xu-ly-vi-dang-tin-that-thiet-ve-covid-
19-20200315095026411.htm>
7. Doanh nghiệp chung tay đối phó dịch Covid-19 (2020), truy cập lần cuối ngày
16 tháng 05 năm 2020, từ
<https://www.nhandan.com.vn/xahoi/item/43488002-doanh-nghiep-chung-
tay-doi-pho-dich-covid-19-tiep-theo-va-het.html>
8. Duy Thái (2020), ‘Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng:
Cơ quan quản lý sẽ đồng hành cùng thị trường chứng khoán vượt qua dịch Covid-19’, Thời báo tài chính, truy cập lần cuối ngày 16 tháng 05 năm 2020, từ <thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/chung-khoan/2020-03-09/co-quan- quan-ly-se-dong-hanh-cung-thi-truong-chung-khoan-vuot-qua-dich-covid- 19-83552.aspx>
9. Duy Thái (2020), ‘Giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán bước qua dịch Covid-19’, Thời báo tài chính, truy cập lần cuối ngày 16 tháng 05 năm 2020,
từ <http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/chung-khoan/2020-03-05/giai-
10. Gia Nghi (2020), ‘Những cổ phiếu giảm mạnh nhất kể từ khi dịch bùng phát’,
Vietstock, truy cập lần cuối ngày 16 tháng 05 năm 2020, từ
<https://vietstock.vn/2020/03/nhung-co-phieu-giam-manh-nhat-ke-tu-khi-
dich-bung-phat-830-740473.htm>
11.Hành vi đầu tư: Đừng xem thường (2009), truy cập lần cuối ngày 16 tháng 05 năm 2020, từ <https://nhipcaudautu.vn/thuong-truong/hanh-vi-dau-tu-dung-
xem-thuong-3262934/>
12. Hoàng Minh (2020), ‘Thị trường chứng khoán: Cần bình tĩnh trước sức "công
phá" của Covid-19’, Tạp chí Tài chính, truy cập lần cuối ngày 16 tháng 05 năm 2020, từ <http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/thi-truong-chung-
khoan-can-binh-tinh-truoc-suc-cong-pha-cua-covid19-320079.html>
13. Hoàng Nam (2020), ‘Tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp hậu Covid-19: Tiền đã có, tiêu sao cho đúng ’, Thế giới & Việt Nam, truy cập lần cuối ngày 16 tháng 05 năm 2020, từ <https://baoquocte.vn/tin-dung-ho-tro-doanh-nghiep-hau-covid-
19-tien-da-co-tieu-sao-cho-dung-114654.html>
14. KL (2020), ‘Miễn phí 6 dịch vụ, giảm giá 9 dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán’, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, truy cập lần cuối ngày 16 tháng 05