Tác động của dịch Covid-19 đến TTCK VN

Một phần của tài liệu 805 nghiên cứu các yếu tố tác động tới hành vi của nđt cá nhân trên TTCK việt nam trong giai đoạn dịch covid 19,khoá luận tốt nghiệp (Trang 45)

7. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu

3.2.2. Tác động của dịch Covid-19 đến TTCK VN

TTCK VN đã có những giao dịch chính thức đầu tiên từ ngày 28/07/2000, sau gần 20 năm hoạt động và phát triển, TTCK VN đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế đất nước. Giá trị vốn hóa thị trường được ghi nhận vào ngày 31/12/2019 đạt mốc 5.686.846 tỷ đồng, chiếm 102,74% GDP, con số này đã chứng minh cho tầm quan trọng của TTCK VN đối với nền kinh tế đất nước. Đồng thời, một con số khác cũng được ghi nhận ấn tượng là 1.605 công ty đã niêm yết trên TTCK với khối lượng CK là 150 tỷ CK ở cả 2 SGD lớn của VN là SGD CK TP. Hà Nội (HNX) và SGD CK TP. HCM (HOSE). Để TTCK hoạt động một cách hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn đáng tin cậy, Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan quản lý có liên quan đã không ngừng nghiên cứu và đưa ra những chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của TTCK cũng như đẩy mạnh quá trình hội nhập của nền kinh tế VN với các nền kinh tế thế giới. Hiện tại, nền kinh thế VN đang là một nền kinh tế vừa và nhỏ, nhưng đang không ngừng cố gắng để ổn định thị trường và phát triển hơn trong thời gian tương lai.

Tuy nhiên đầu năm 2020, dưới tác động của dịch Covid - 19, TTCK VN đã liên

giảm xuống vùng 750 điểm (giảm 31% so với đầu năm), con số ghi nhận thấp kỉ lục trong 2 năm trở lại đây, có rất nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề khiến cho giá CP liên tục lao dốc. Cụ thể, các nhóm ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất như ngành du lịch, hàng không, sản xuất, dịch vụ, xây dựng, dầu khí... Chính từ những ảnh hưởng tiêu cực đó, khiến cho tâm lý các NĐT cá nhân không được ổn định, họ luôn ở trong tâm thế sợ hãi, hoảng loạn và ra quyết định đầu tư theo xu hướng đám đông. Hành vi đầu tư của các NĐT trong giai đoạn này có thể phân thành 4 nhóm chủ đạo như sau: các NĐT đứng ngoài thị trường quan sát; các NĐT tiếp tục .bán tháo các CP giảm giá

sâu; các NĐT tiếp tục nắm giữ CP chờ thị trường khôi phục và các NĐT tận dụng bắt

đáy đúng điểm. Theo thống kê của trang VietstockFinance, trong tổng số 20 mã CP bị giảm giá mạnh nhất qua 43 phiên giao dịch từ ngày 29/01/2020 đến hết ngày 27/03/2020, đều xuất hiện đủ các ngành nghề được nêu trên. Một số ví dụ cụ thể, CP thuộc ngành hàng không có CP của “Du lịch Hàng không Sân bay Đà Nằng” niêm yết trên sàn HNX (mã giao dịch: MAS) ghi nhận giá giảm hơn 48%. Nhóm CP khác bị giảm giá mạnh là của các DN có hoạt động liên quan đến dầu khí như “Tổng CTCP

Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí” niêm yết trên sàn HOSE (mã giao dịch: PVD) giá CP của công ty này giảm gần 48%. Khi thị trường có biến động mạnh, một số NĐT khi đang nắm giữ mã CP thuộc các nhóm ngành này đã cố gắng thoát ra khỏi thị trường bằng cách cắt lỗ, bán tháo để bảo toàn số vốn hiện thời. Hành vi này của phần

lớn các NĐT cá nhân chỉ khiến thị trường có chuyển biển xấu hơn, giá CP lại càng giảm sâu. Tuy nhiên, xu hướng giá giảm trong thời điểm này không phản ánh hết được kết quả kinh doanh của DN, hay đưa ra được nhận định đúng đắn về giá trị của DN mà chủ yếu bị tác động bởi tâm lý hoảng loạn của NĐT. Nhưng đối với một số NĐT thì đây lại là thời điểm thích hợp để bắt đáy thị trường, cải thiện tính thanh khoản và chặn đà lao dốc của thị trường.

3.3. Ket quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi NĐT trong giai đoạn dịch Covid - 19

TTCK VN trong giai đoạn dịch Covid - 19 (tháng 12/2019 - tháng 4/2020). Nghiên cứu thu được 226 mẫu tương đương với ý kiến của 226 NĐT cá nhân. Tuy nhiên sau khi tổng hợp và xử lý số liệu, tác giả đã phát hiện và loại bỏ một số mẫu không hợp lệ, kết quả thu được 217 mẫu phù hợp để phân tích và chạy mô hình.

3.3.1.1. Giới tính

Biểu đồ 3.1: Giới tính của các NĐT cá nhân

* Nam * Nữ * Khác

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nghiên cứu

Số liệu thu được trong biểu đồ 3.1 cho thấy số lượng NĐT cá nhân có giới tính nữ tham gia làm khảo sát là 119 người, tương ứng với 54,8%; số lượng NĐT nam tham gia khảo sát là 98 người, tương ứng với 45,2%. Số lượng chênh lệch giữa NĐT nữ và NĐT nam là 21 người, tương đương 9,6%.

3.3.1.2. Độ tuổi

Biểu đồ 3.2: Độ tuổi của các NĐT cá nhân

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nghiên cứu

Nhìn chung, số lượng người tham gia khảo sát phần lớn thuộc độ tuổi từ 19 - 24 tuổi, có 129 NĐT thuộc nhóm tuổi này, tương ứng với 59,4 %. Nhóm tuổi tiếp theo là từ 25 - 34 tuổi, có 58 NĐT tham gia khảo sát có độ tuổi này, chiếm 26,7%. Các NĐT cá nhân có độ tuổi từ 35 - 55 tuổi gồm 19 người, chiếm 8,8%. Còn lại là 35

phần thiểu số, các NĐT cá nhân từ 15 - 18 tuổi, và các NĐT trên 55 tuổi, có số lượng

lần lượt là 6 và 5 người, tương ứng 2,8% và 2,3% tổng số. Còn lại là nhóm các NĐT cá nhân trên 55 tuổi, gồm 5 người, tương ứng 2,3%.

3.3.1.3. Trình độ học vấn

Biểu đồ 3.3: Trình độ học vấn của các NĐT cá nhân

• Trung học phố thông

⅜ Đai học/ Cao đẵng

Nguồn: Tổng kết từ quả khảo sát của nghiên cứu

Nhìn chung, phần lớn các NĐT cá nhân tham gia khảo sát có trình độ học vấn ở cấp độ Đại học/ cao đẳng hoặc cấp độ trên Đại học như Thạc sĩ/ Tiến sĩ. Trong đó, chiếm tỷ lệ lớn nhất là các NĐT có trình độ Đại học/ cao đẳng với số lượng là 186 người, tương ứng với 85,7%. Với cấp độ trên đại học gồm 23 NĐT cá nhân, chiếm 10,6%. Còn lại là trình độ Trung học phổ thông, chỉ có 8 NĐT, tương ứng với 3,7% còn lại.

3.3.1.4. Thu nhập bình quân hàng tháng

Biểu đồ 3.4: Thu nhập bình quân hàng tháng của các NĐT cá nhân

φ Dưới 3 triệu đồng • Từ 3 - 7 triệu đồng

• Từ 7 - 15 triệu đòng

⅜ Từ 15 - 30 triệu đồng ⅜ Trên 30 triệu đồng

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nghiên cứu

Biểu đồ 3.4 cho thấy các NĐT cá nhân tham gia khảo sát có thu nhập bình quân

hàng tháng dưới 3 triệu chiếm tỷ lệ lớn nhất với 81 người, tương ứng với 37,3%. Số lượng NĐT cá nhân có thu nhập ở 3 mức từ 3 - 7 triệu đồng, 7 - 15 triệu đồng, 15 - 36

30 triệu đồng lần lượt là 35 người, 52 người và 34 người, tương ứng lần lượt 16,1%, 24% và 15,7% tổng số. Số liệu còn lại là 15 NĐT cá nhân có thu nhập trên 30 triệu đồng, tương ứng với 6,9%.

3.3.1.5. Hiểu biết và kinh nghiệm trên TTCK

Biểu đồ 3.5: Hiểu biết và kinh nghiệm của các NĐT cá nhân trên TTCK

* Khônọ hẻ biết bãi bàn

⅜ Bjei các khái niệm CO bàn (không qua đáo tạo)

Có nên tàng CO bàn q ua các Iop đáo tao

(chuyên ngành Tãi chính - Chửng Khoán]

* Hi⅛u rS qua trái nghiêm thực té và các

khóa đáo tạo chuyên sân

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nghiên cứu

Qua biểu đồ 3.5 ta thấy, chủ yếu các NĐT cá nhân tham gia khảo sát đều có hiểu biết về TTCK với các khái niệm cơ bản mà không qua đào tạo, với 98 NĐT chiếm 45,2%. Các NĐT có nền tảng cơ bản qua các lớp đào tạo (chuyên ngành Tài chính - Chứng khoán) có 66 người, tương ứng 30,4%. Số lượng NĐT cá nhân hiểu rõ về TTCK qua trải nghiệm thực tế và các khóa đào tạo chuyên sâu chỉ chiếm 18,9%,

với số lượng 41 người. Còn lại số ít các NĐT không biết bài bản về TTCK với 12 người, tương ứng 5,5%.

3.3.1.6. Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Biểu đồ 3.6: Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán của các NĐT cá nhân

⅜ Chưa có kinh nghiệm

• Dưới 1 năm kĩnh nghiêm

• Từ 1 - 3 nãm kinh nghiệm

⅜ Từ 3 - 5 năm kinh nghiệm

Qua biểu đồ 3.6, cho thấy trong số 217 NĐT cá nhân tham gia khảo sát có 51 người chưa có kinh nghiệm trong đầu tư chứng khoán, chiếm 23,5% tổng số. Những NĐT có kinh nghiệm dưới 1 năm và các NĐT có kinh nghiệm từ 1 - 3 năm chiếm tỷ lệ xấp xỉ nhau, với 63 và 64 người, lần lượt tương ứng với 29% và 29,5% tổng số. Số

lượng NĐT cá nhân có kinh nghiệm từ 3 - 5 năm gồm có 15 người, chiếm 6,9%. Còn

lại là các NĐT có trên 5 năm kinh nghiệm chiếm 11,1% với số lượng 24 người.

3.3.2. Phân tích các yếu tố tác động tới hành vi NĐT cá nhân trên TTCKVN trong giai đoạn dịch Covid - 19 VN trong giai đoạn dịch Covid - 19

Các yếu tố nghiên cứu được xây dựng dựa trên thang đo mức độ ảnh hưởng của

dịch Covid - 19 đến hành vi của NĐT cá nhân. Thang đo được biểu thị theo mức độ tăng dần từ 1 đến 5:

(1): Hoàn toàn không; (2): Rất ít; (3): Bình thường; (4): Khá lớn; (5): Rất lớn

3.3.2.1. Yếu tố “Tính công khai, minh bạch của thông tin trên TTCK”

Biến “Tính công khai, minh bạch của thông tin trên TTCK” là một yếu tố tác động đến hành vi NĐT cá nhân trong giai đoạn dịch Covid - 19. Các NĐT cá nhân có rất nhiều cách để tiếp cận các thông tin về công ty hay CP mà mình quan tâm, nhưng không phải nguồn tin nào mà họ tiếp cận cũng là nguồn tin chính thống và đáng tin cậy. Đặc biệt trong thời điểm nhạy cảm, toàn bộ nền kinh tế và TTCK đều lao dốc vì dịch Covid - 19 thì tính công khai minh bạch thông tin là rất cần thiết.

Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của nghiên cứu

Trong thời điểm công bố BCTC quý I/2020 của các công ty, tạm thời Nhà nước

VN đã kiểm soát được dịch bệnh khỏi lây lan cộng đồng. Tính đến hết ngày 16/04/2020, website của HOSE đã công bố danh sách bao gồm 29 công ty niêm yết trên sàn đã có BCTC quý I/2020 trên tổng số 381 công ty đã niêm yết trên sàn HOSE

tính đến hết ngày 31/03/2020, tương đương 7,6%. Từ đây các NĐT có thể có cái nhìn

tổng quan nhất về tình hình hoạt động kinh doanh của một số công ty trong giai đoạn

dịch bệnh diễn ra phức tạp để phân tích và đánh giá các phương án đầu tư tiếp theo trong tương lai. Tuy vậy, số lượng công ty đã công bố BCTC là quá nhỏ, không thể phản ánh được toàn bộ hoạt động của nền kinh tế nên sẽ vẫn tồn tại những sự thiếu sót thông tin về hoạt động kinh doanh của một số công ty chưa công bố. Dựa vào biểu

đồ 3.7, có thể thấy phần lớn các NĐT cá nhân tham gia khảo sát cảm thấy tính công khai minh bạch của thông tin về BCTC quý I/2020 của các công ty niêm yết trên TTCK có ảnh hưởng và ảnh hưởng khá lớn đến hành vi đầu tư của mình trong giai đoạn Covid - 19, với số lượng 135 NĐT chiếm 62,21%.

Trước diễn biến khó lường của dịch Covid - 19, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra chỉ thị số 11/CT-TTg về các giải pháp hỗ trợ kịp thời cho các DN, cá nhân bị ảnh hưởng. Nhiều ngân hàng đã tham gia hỗ trợ cho khách hàng trong thời điểm khó khăn

này. Cụ thể, thị trường đã ghi nhận tổng số vốn cung ứng từ các ngân hàng lên đến 300.000 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn mặt bằng chung 0,5% - 1%. Các ngân hàng thuộc Big4 (VCB, BIDV, Vietinbank, Agribank) cũng đã cam kết giảm sâu mức lãi suất cho vay lên tới 2,5%/ năm. Cụ thể, gói tín dụng mà VCB dành cho các DN sản xuất các sản phẩm thiết yếu được hưởng lãi suất ở mức chỉ 4,5% - 5%/ năm (giảm tới

2,5%/ năm), tại Vietinbank, mức lãi suất được ghi nhận giảm cao hơn 2%/ năm cho cùng nhóm đối tượng. Ngân hàng Agribank đã bắt đầu triển khai gói hỗ trợ khách hàng từ ngày 01/04/2020. Trong gói hỗ trợ lãi suất có giá trị khoảng 100 nghìn tỷ

cũng đã có những động thái tham gia vào quá trình hộ trợ này bắt đầu bằng việc gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với trên 52.000 khách hàng với số tiền hỗ trợ gần 18.000 tỷ đồng. Như vậy, thông tin về các gói hỗ trợ của Chính phủ và các ngân hàng, các quỹ hỗ trợ tín dụng trong giai đoạn dịch Covid - 19 được công bố một cách cụ thể, rõ ràng đối với từng đối tượng DN, cá nhân khác nhau. Trong biểu đồ

3.7, các NĐT bị ảnh hưởng khá lớn bởi thông tin về các gói hỗ trợ của Chính phủ đối với các DN, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19. Có thể nói tính kịp thời của các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đã tác động đến hành vi của các NĐT cá nhân.

Tính đến ngày 23/04/2020 (ngày VN chính thức kết thúc thời gian giãn cách xã hội), VTV24 đã thống kê có tổng cộng 223 ca mắc Covid - 19 được điều trị khỏi trên tổng số 268 ca bệnh, chỉ còn lại 45 bệnh nhân đang được điều trị và nhận được kết quả tích cực. Thông tin về diễn biến từng ca bệnh, số ca mắc mới hay số ca được chữa khỏi đều được cập nhật từng ngày từng giờ thông qua các kênh thông tin chính thống. Chính phủ, Nhà nước luôn muốn đảm bảo người dân nắm được thông tin về các khu vực có ca nhiễm bệnh để họ có biện pháp phòng tránh phù hợp. Tuy nhiên ngoài những kênh thông tin chính thống đến từ Chính phủ thì còn rất nhiều trang báo không có nguồn gốc đưa những thông tin sai sự thật, không được kiểm chứng đến người đọc gây hoang mang cho dư luận và cũng cản trở Chính phủ trong việc khoanh vùng tìm kiếm đối tượng mắc bệnh. Công an các địa phương trên cả nước đã ghi nhận hơn 654 trường hợp bịa đặt đưa tin sai sự thật, trong đó đã xử phạt hành chính từ 10 - 15 triệu đồng đối với hơn 146 trường hợp. Như vậy, Chính phủ đã có những biện pháp khắc phục các thông tin thiếu chính xác đến người dân. Qua biểu đồ 3.7, có thể thấy thông tin về số ca nhiễm mới và số ca bệnh được chữa khỏi trong và ngoài nước có ảnh hưởng nhưng không đáng kể đến hành vi của các NĐT cá nhân trong giai đoạn Covid - 19.

3.3.2.1. Yếu tố “Hình ảnh công ty”

Biến “Hình ảnh công ty” là một yếu tố tác động đến hành vi NĐT cá nhân trong giai đoạn dịch Covid - 19. Trong tình hình dịch căng thẳng, các NĐT cá nhân sẽ quan tâm tới các công ty có hình ảnh tích cực, uy tín, thương hiệu để phân tích và cân nhắc đưa vào danh mục đầu tư.

Biểu đồ 3.8: Mức độ ảnh hưởng của “Hình ảnh công ty”

M1 M2 M3 M4 M5

■ =i JL

jJk

ảnh hường của dịch Covid-19 đén hoạt động kinh doanh kỳ chóng dịch (quyên góp, ùng hộ tiền,trang thiết bị y tế...)

Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của nghiên cứu

Theo kết quả nghiên cứu của Epstein (1994) chỉ ra rằng các công ty có hình ảnh tốt sẽ có tác động tích cực đến hành vi đầu tư của NĐT cá nhân. Cụ thể, hình ảnh tốt về đạo đức công ty, thái độ và tác phong làm việc của nhân viên, chất lượng về sản phẩm dịch vụ, tất cả những chi tiết nhỏ nhất đều có thể ảnh hưởng đến người tiêu dùng và NĐT. Nếu một công ty có hình ảnh tốt, đã tạo được những uy tín, thương hiệu nhất định trên thị trường, cộng với khả năng thích nghi và khắc phục được những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid - 19 sẽ thu hút nhiều NĐT hơn. Dựa vào biểu đồ 3.8, nhận thấy các công ty có uy tín, thương hiệu có ảnh hưởng đến hành vi các

Một phần của tài liệu 805 nghiên cứu các yếu tố tác động tới hành vi của nđt cá nhân trên TTCK việt nam trong giai đoạn dịch covid 19,khoá luận tốt nghiệp (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w