7. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu
2.4. Các kiểm định và kết quả mô hình hồi quy
2.4.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha
Kiểm định Cronbach’s Alpha được áp dụng trong tất cả các nghiên cứu có sử dụng thang đo Likert để kiểm tra độ tin cậy thang đo các biến quan sát của yếu tố cần
nghiên cứu. Các câu hỏi khảo sát trong bài nghiên cứu được xây dựng trên thang đo mức độ tăng dần của các yếu tố tác động đến hành vi NĐT từ 1: Hoàn toàn không tác
động đến 5: Tác động rất lớn đến hành vi NĐT. Như vậy, cần kiểm tra độ tin cậy thang đo cho từng biến độc lập đưa ra trong nghiên cứu.
Trong kiểm định Cronbach’s Alpha, cần chú ý đến hai bảng kết quả:
- Reliability Statistics (Kiểm tra độ tin cậy thang đo): Giá trị Cronbach’s Alpha
trong bảng đặt 0,6 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0,9 thì độ tin cậy của thang đo cũng như
câu hỏi cho biến quan sát là phù hợp với nghiên cứu. Giá trị Cronbach’s
Alpha càng
lớn thì thang đo càng có giá trị.
- Item - total Statistics (Kiểm tra độ tin cậy của các biến quan sát): Nếu hệ số tương quan tổng (Corrected Item - Total Correclation) có giá trị ≥ 0,3 thì biến quan
sát mới có ý nghĩa trong việc xây dựng độ tin cậy thang đo. Nếu giá trị này ≤
0,3 thì
phải loại biến quan sát này.
Nếu một biến quan sát có giá trị “Cronbach’s Alpha if Item Deleted” lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha ở bảng Reliability nghĩa là nếu bỏ biến quan sát này đi thì độ tin cậy thang đo sẽ tăng lên. Ngoài ra, có trường hợp hệ số tương quan tổng ≥ 0,3 nhưng hệ số Cronbach’s Alpha mới lớn hơn Cronbach’s Alpha ở thang đo thì cần xem xét loại bỏ biến này để thang đo có ý nghĩa hơn.
- Hệ số KMO (Kaiser -Meyer - Olkin): dùng để kiểm tra sự phù hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO đạt giá trị trong khoảng 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì các nhân tố đưa vào phân tích mới phù hợp với nghiên cứu.
- Kiểm định Bartlett (Barletfs Test of Sphericity): được sử dụng để kiểm tra xem các biến quan sát có tương quan với nhau không. Ý nghĩa thống kê “sig. Barletfs
Test” < 0,05 có thể nhận định rằng các biến quan sát có tương quan vơi nhau trong
nhân tố.
- Tổng phương sai trích (Cumulative of Variance): hệ số này có giá trị ≥ 50%
cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Giá trị này có ý nghĩa giải thích mức độ
biến thiên
của các biến quan sát trong nhân tố nghiên cứu.
- Ma trận xoay: Trong bảng kết quả của ma trận xoay, cần lưu ý đến các giá trị Factor Loading Values, giá trị này phải > 0,3 thì biến quan sát mới được chấp
nhận. Hệ số này càng cao thì mức độ tương quan giữa các biến quan sát với
nhân tố
phân tích càng lớn.
2.4.3. Kiểm định tương quan Pearson
Kiểm định Pearson dùng để kiểm tra mối tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và kiểm tra xem có xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến hay không khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau.
Giá trị r của tương quan Pearson giao động từ [-1;1]. Giá trị r chỉ có ý nghĩa khi
sig. ≤ 0,05; nếu sig. > 0,05 thì giữa các biến không có tương quan. - Nếu r càng tiến về giá [-1;1]: tương quan tuyến tính càng mạnh. - Nếu r càng tiến về giá trị 0: tương quan tuyến tính càng yếu. - Nếu r = 1: tương quan tuyến tính tuyệt đối
- Nếu r = 0: không có tương quan tuyến tính. Trong trường hợp này, giữa hai 28
- Durbin - Watson (DW): chỉ số này dùng để kiểm định sự tự tương quan của các sai số kề nhau. Giá trị của DW trong bảng kết quả hồi quy Model
Summary nằm
trong khoảng [1,5; 2,5] thì không có sự tự tương quan giữa các sai số kề nhau.
- Ý nghĩa thống kê Sig. trong bảng kết quả Coefficients được dùng để kiểm định ý nghĩa của từng biến độc lập trong mô hình. Nếu sig. ≤ 0,05 thì biến
độc lập đó
có ý nghĩa tác động lên biến phụ thuộc. Ngược lại, nếu biến độc lập có hệ số
sig. >
Kết luận chương
Trong chương II, tác giả đã đưa ra phương pháp nghiên cứu, dữ liệu và đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên những công trình nghiên cứu đi trước. Bên cạnh đó, nội
dung chương II làm rõ định nghĩa các kiểm định tin cậy thang đo, kiểm định tự tương
quan, mô hình hồi quy. Tác giả đã giải thích mục đích và mức ý nghĩa của từng trị số quan trọng, trị số đạt giá trị bao nhiêu thì phù hợp để tiếp tục chạy các kiểm định và
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HÀNH VI CỦA NĐT CÁ NHÂN TRÊN TTCK VN TRONG GIAI ĐOẠN DỊCH COVID - 19
3.1. Tình hình dịch Covid - 19 từ tháng 12/2019 đến tháng 04/2020
Covid - 19 là một đại dịch toàn cầu mang chủng virus SARS-CoV-2, phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc - Trung Quốc từ cuối thàng 12 năm 2019. Khi nhận thấy mức độ nghiêm trọng của căn bệnh mới này, Trung Quốc đưa ra quyết định phong tỏa toàn bộ thành phố Vũ Hán nhằm khoanh vùng dịch và tập trung nghiên cứu, chữa trị và tìm ra nguyên căn để có một hướng điều trị hiệu quả
nhất, tuy nhiên trước khi phong tỏa thành phố đã xuất hiện những ca mắc ở các quốc gia khác như Nhật Bản và Thái Lan (một phần do thời điểm phát hiện bệnh lại rơi vào đúng thời điểm năm mới của Trung Quốc nên nhu cầu du lịch của người dân rất cao, điều này gián tiếp làm lây lan dịch bệnh trên toàn thế giới). Với tốc độ lay lan quá nhanh, đến ngày 11/03/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức ban hành công bố khẩn Covid-19 là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Tính đến ngày 20/04/2020, đã ghi nhận được hơn 2,4 triệu ca nhiễm Covid - 19 và 65.000 ca tử vong trên toàn cầu tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng thiệt hại về người đã
cao hơn rất nhiều so với đại dịch SARS - CoV - 1 từng bùng phát năm 2003. Tại Việt
Nam, tính đến ngày 23/04/2020 (ngày VN chính thức kết thúc thời gian giãn cách xã hội), VTV24 đã thống kê có tổng cộng 223 ca mắc Covid - 19 được điều trị khỏi trên tổng số 268 ca bệnh, chỉ còn lại 45 bệnh nhân đang được điều trị và nhận được kết quả tích cực.
3.2. Tác động của dịch Covid - 19 đến nền kinh tế và TTCK VN3.2.1. Tác động của dịch Covid - 19 đến nền kinh tế VN 3.2.1. Tác động của dịch Covid - 19 đến nền kinh tế VN
Covid - 19 không chỉ thiệt hại về người mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Cả thế giới đã rơi vào tình trạng khủng hoảng, nhiều nước phải đóng
Tại Việt Nam, các trường học phải đồng loạt đóng cửa, khiến việc dạy và học của toàn bộ giáo viên, học sinh, sinh viên bị đảo lộn. Đối với các trường dân lập, do chi phí thuê cơ sở giảng dạy quá cao, mà vẫn phải duy trì chi trả tiền lương cho giáo viên, lại không có học sinh, một số trường dân lập phải đi đến quyết định cắt giảm giáo viên, thanh lý một số máy móc giảng dạy. Thậm chí một số trường do không đủ điều kiện chi trả các khoản chi phí đang phải đối diện với nguy cơ phá sản. Còn đối với các trường công lập, dịch Covid - 19 kéo dài khiến thu chi không cân đối, nhiều khó khăn khiến 150 trường công lập phải gửi công văn khẩn tới Thủ tướng xin hỗ trợ,
vì nếu không 90% trong số đó sẽ có nguy cơ phá sản.
Các xí nghiệp, công xưởng sản xuất bị đóng cửa, làm tăng tỷ lệ người lao động thất nghiệp lên cao, tạo ra áp lực kinh tế cho nhiều hộ gia đình. Theo Brands Vietnam
(2020) thống kê, trong tháng 2/2020, đã có 322 DN ngưng hoạt động sản xuất, 533 DN phải giảm quy mô kinh doanh, khiến 1.027 người rơi vào tình cảnh thất nghiệp. Một trong số những lý do khiến các xí nghiệp, công xưởng này phải ngưng hoạt động
là vì nguồn cung nguyên liệu đầu vào bị thiếu hụt do Chính phủ một số nước đã ra quyết định hạn chế giao thương để tránh lây lan bệnh. Cũng vì chính sách này, mà hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng lớn như trong lĩnh vực nông - thủy sản, các sản phẩm xuất khẩu vốn được ưa chuộng ở các nước lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ,... giờ lại khó xuất khẩu vì hạn chế giao thương nên các hoạt động xuất nhập khẩu ở các nước này đều diễn ra rất chậm, thời gian vận chuyển quá lâu không thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Vì vậy, nhiều đơn hàng xuất khẩu đã không thực hiện được.
Một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid - 19 chính là ngành du lịch, vì phần lớn nguồn thu từ khách du lịch quốc tế đến từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản (chiếm 61,4% tổng lượng khách quốc tế). Vì Chính phủ các nước đã đưa ra các biện pháp cách li xã hội, hạn chế đi lại, tăng cường
kiểm dịch nên nhu cầu đi du lịch của người dân cũng vì thế mà giảm dần. Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 2/2020, lượt khách quốc tế đến VN đã giảm 37,7% so với32
Tổng cục Du lịch VN ước tính thiệt hại cho ngành du lịch sẽ rơi vào khoảng 5.9 ~ 7 tỷ USD. Cùng với ngành du lịch, ngành hàng không cũng bị ảnh hương tương tự, hàng loạt chuyến bay bị hủy bỏ, số chuyến bay giảm xuống, thậm chí nhiều máy bay còn không được sử dụng đến vì không có hành khách.
Trong giai đoạn này, nhu cầu chi tiêu của người dân cũng thay đổi hoàn toàn, họ có xu hướng chỉ mua sắm những sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày và các vật tư y tế phục vụ cho việc phòng chống dịch bệnh. Vì vậy, giá một số mặt hàng thuộc nhóm ngành này tăng cao bất thường, ví dụ như giá khẩu trang y tế bị đẩy giá lên gấp 3,4 lần. Bên cạnh đó, tổng mức doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong 2 tháng đầu năm ghi nhận đạt 863,9 nghìn tỷ đồng (tăng 8,3% so với cùng
kỳ năm 2019). Mức tăng này giảm so với các năm trước do các biện pháp phòng chống lây lan dịch bệnh, người tiêu dùng hạn chế đi lại, không tụ tập đông người, những hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm tại những khu thương mại lớn được hạn chế tối đa.
3.2.2. Tác động của dịch Covid - 19 đến TTCK VN
TTCK VN đã có những giao dịch chính thức đầu tiên từ ngày 28/07/2000, sau gần 20 năm hoạt động và phát triển, TTCK VN đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế đất nước. Giá trị vốn hóa thị trường được ghi nhận vào ngày 31/12/2019 đạt mốc 5.686.846 tỷ đồng, chiếm 102,74% GDP, con số này đã chứng minh cho tầm quan trọng của TTCK VN đối với nền kinh tế đất nước. Đồng thời, một con số khác cũng được ghi nhận ấn tượng là 1.605 công ty đã niêm yết trên TTCK với khối lượng CK là 150 tỷ CK ở cả 2 SGD lớn của VN là SGD CK TP. Hà Nội (HNX) và SGD CK TP. HCM (HOSE). Để TTCK hoạt động một cách hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn đáng tin cậy, Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan quản lý có liên quan đã không ngừng nghiên cứu và đưa ra những chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của TTCK cũng như đẩy mạnh quá trình hội nhập của nền kinh tế VN với các nền kinh tế thế giới. Hiện tại, nền kinh thế VN đang là một nền kinh tế vừa và nhỏ, nhưng đang không ngừng cố gắng để ổn định thị trường và phát triển hơn trong thời gian tương lai.
Tuy nhiên đầu năm 2020, dưới tác động của dịch Covid - 19, TTCK VN đã liên
giảm xuống vùng 750 điểm (giảm 31% so với đầu năm), con số ghi nhận thấp kỉ lục trong 2 năm trở lại đây, có rất nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề khiến cho giá CP liên tục lao dốc. Cụ thể, các nhóm ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất như ngành du lịch, hàng không, sản xuất, dịch vụ, xây dựng, dầu khí... Chính từ những ảnh hưởng tiêu cực đó, khiến cho tâm lý các NĐT cá nhân không được ổn định, họ luôn ở trong tâm thế sợ hãi, hoảng loạn và ra quyết định đầu tư theo xu hướng đám đông. Hành vi đầu tư của các NĐT trong giai đoạn này có thể phân thành 4 nhóm chủ đạo như sau: các NĐT đứng ngoài thị trường quan sát; các NĐT tiếp tục .bán tháo các CP giảm giá
sâu; các NĐT tiếp tục nắm giữ CP chờ thị trường khôi phục và các NĐT tận dụng bắt
đáy đúng điểm. Theo thống kê của trang VietstockFinance, trong tổng số 20 mã CP bị giảm giá mạnh nhất qua 43 phiên giao dịch từ ngày 29/01/2020 đến hết ngày 27/03/2020, đều xuất hiện đủ các ngành nghề được nêu trên. Một số ví dụ cụ thể, CP thuộc ngành hàng không có CP của “Du lịch Hàng không Sân bay Đà Nằng” niêm yết trên sàn HNX (mã giao dịch: MAS) ghi nhận giá giảm hơn 48%. Nhóm CP khác bị giảm giá mạnh là của các DN có hoạt động liên quan đến dầu khí như “Tổng CTCP
Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí” niêm yết trên sàn HOSE (mã giao dịch: PVD) giá CP của công ty này giảm gần 48%. Khi thị trường có biến động mạnh, một số NĐT khi đang nắm giữ mã CP thuộc các nhóm ngành này đã cố gắng thoát ra khỏi thị trường bằng cách cắt lỗ, bán tháo để bảo toàn số vốn hiện thời. Hành vi này của phần
lớn các NĐT cá nhân chỉ khiến thị trường có chuyển biển xấu hơn, giá CP lại càng giảm sâu. Tuy nhiên, xu hướng giá giảm trong thời điểm này không phản ánh hết được kết quả kinh doanh của DN, hay đưa ra được nhận định đúng đắn về giá trị của DN mà chủ yếu bị tác động bởi tâm lý hoảng loạn của NĐT. Nhưng đối với một số NĐT thì đây lại là thời điểm thích hợp để bắt đáy thị trường, cải thiện tính thanh khoản và chặn đà lao dốc của thị trường.
3.3. Ket quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi NĐT trong giai đoạn dịch Covid - 19
TTCK VN trong giai đoạn dịch Covid - 19 (tháng 12/2019 - tháng 4/2020). Nghiên cứu thu được 226 mẫu tương đương với ý kiến của 226 NĐT cá nhân. Tuy nhiên sau khi tổng hợp và xử lý số liệu, tác giả đã phát hiện và loại bỏ một số mẫu không hợp lệ, kết quả thu được 217 mẫu phù hợp để phân tích và chạy mô hình.
3.3.1.1. Giới tính
Biểu đồ 3.1: Giới tính của các NĐT cá nhân
* Nam * Nữ * Khác
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nghiên cứu
Số liệu thu được trong biểu đồ 3.1 cho thấy số lượng NĐT cá nhân có giới tính nữ tham gia làm khảo sát là 119 người, tương ứng với 54,8%; số lượng NĐT nam tham gia khảo sát là 98 người, tương ứng với 45,2%. Số lượng chênh lệch giữa NĐT nữ và NĐT nam là 21 người, tương đương 9,6%.
3.3.1.2. Độ tuổi
Biểu đồ 3.2: Độ tuổi của các NĐT cá nhân
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nghiên cứu
Nhìn chung, số lượng người tham gia khảo sát phần lớn thuộc độ tuổi từ 19 - 24 tuổi, có 129 NĐT thuộc nhóm tuổi này, tương ứng với 59,4 %. Nhóm tuổi tiếp theo là từ 25 - 34 tuổi, có 58 NĐT tham gia khảo sát có độ tuổi này, chiếm 26,7%. Các NĐT cá nhân có độ tuổi từ 35 - 55 tuổi gồm 19 người, chiếm 8,8%. Còn lại là 35
phần thiểu số, các NĐT cá nhân từ 15 - 18 tuổi, và các NĐT trên 55 tuổi, có số lượng
lần lượt là 6 và 5 người, tương ứng 2,8% và 2,3% tổng số. Còn lại là nhóm các NĐT cá nhân trên 55 tuổi, gồm 5 người, tương ứng 2,3%.