Qui trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán

Một phần của tài liệu 602 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn TAC thực hiện (Trang 26 - 41)

báo cáo tài chính

Để xây dựng cuộc kiểm toán mang tính hiệu quả cao thì cần xây dựng một qui trình kiểm toán cụ thể và phù hợp với mục tiêu đã được đề ra. Qui trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH nói riêng và kiểm toán BCTC nói chung có thể có sự khác biệt giữa các công ty kiểm toán khác nhau. Tuy nhiên, theo chưong trình kiểm toán (CTKiT) mẫu của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam - VACPA, một qui trình kiểm toán thường sẽ gồm 3 giai đoạn như so đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.3: Qui trình kiểm toán mẫu của VACPA

(Nguồn: VACPA 2020)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 17 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 18 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG

1.2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán

Trước khi tiến hành kiếm toán, KTV cần lập kế hoạch kiểm toán, đây là công việc đầu tiên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán. Giai đoạn này sẽ gồm các bước như sau.

- Xem xét chấp nhận KH và rủi ro hợp đồng: KTV cùng công ty kiểm toán cần tìm

hiểu, thu thập thông tin KH về lĩnh vực kinh doanh, loại hình doanh nghiệp thông qua đó đưa ra quyết định có chấp nhận khách hành hay không, có đồng ý kí kết hợp đồng kiểm toán hay không.

- Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán: Sau khi đưa ra quyết định

chấp nhận KH, công ty sẽ cùng khách hàng đi đến các thống nhất chung, sau đó công ty kiểm toán sẽ lập hợp đồng kiểm toán thông qua các thống nhất đó và phân công nhóm kiểm toán phù hợp để thực hiện kiểm toán.

- Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động: Sau khi được phân công, nhóm

kiểm toán tiến hành tiếp tục thu thập thêm thông tin về nội bộ, môi trường hoạt động của đơn vị KH.

- Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh: Trong phạm vi kiểm toán

BCTC, KTV chủ yếu quan tâm đến các chính sách, chu trình của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ (KSNB) có liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC. - Phân tích sơ bộ BCTC: Thủ tục phân tích chủ yếu được áp dụng như một phương

pháp đánh giá rủi ro xem có xảy ra sai sót trọng yếu hay không bằng việc xác định những biến động bất thường để khoanh vùng các khu vực có thể xảy ra sai sót trọng yếu.

- Đánh giá chung KSNB và rủi ro: KTV phải có hiểu biết rõ ràng về hệ thống kế

toán cũng như KSNB của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và CTKiT phù hợp, có hiệu quả. KTV phải sử dụng kinh nghiệm cũng như khả năng phán đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm toán đồng thời xác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm thiểu các rủi ro kiểm toán đến mức có thể chấp nhận được.

- Xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện tổng thể: Trong giai

đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần xác lập mức trọng yếu cho tổng thể

Mục tiêu kiểm toán

Quá trình KSNB chủ yếu Các khảo sát kiểm soát phổ biến

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 19 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG

BCTC và mức trọng yếu cho từng khoản mục để từ đó có thể ước tính được sai lệch có thể chấp nhận được của BCTC cũng như từng khoản mục cho việc điều tra chi tiết.

• Mức trọng yếu cho tổng thể BCTC: được xác định phụ thuộc vào từng loại hình DN và mục đích của người sử dụng thông tin. KTV thường sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính sau để xác định:

o Doanh thu

o Lợi nhuận trước thuế

o Tổng tài sản

o Vốn chủ sở hữu

• Mức trọng yếu cho từng khoản mục: để xác định được mức trọng yếu cho từng khoản mục, KTV căn cứ vào phương pháp xác định của công ty mình cùng với kinh nghiệm của KTV về khoản mục đó, bản chất của khoản mục, các đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, thời gian và chi phí kiểm tra khoản mục đó để phân bổ cho hợp lý.

• Mức trọng yếu thực hiện: là một hoặc các mức giá trị do KTV xác định nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được vượt quá mức trọng yếu tổng thể.

• Tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu thực hiện trong các trường hợp:

o Rủi ro kiểm toán là cao: 40% - 55%

o Rủi ro kiểm toán là trung bình: 55% - 75%

o Rủi ro kiểm toán là thấp: 75% - 90%

1.2.2.2. Thực hiện kiểm toán

Thực chất công việc ở giai đoạn này là KTV áp dụng các phương pháp đã xác định trong CTKiT để thu thập các thông tin tài liệu, bằng chứng nhằm làm cơ sở cho ý kiến của mình trong BCKiT.

- Thực hiện thử nghiệm kiểm soát (TNKS) nhằm đánh giá KSNB đối với khoản mục TSCĐHH

NGUYỄN THỊ THUHƯƠNG K20KTC - 2021

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 20 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG

Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500 quy định: “Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát) là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB”. Do đó, để có được cơ sở xác định phạm vi triển khai các thử nghiệm cơ bản, KTV cần thực hiện các khảo sát về KSNB đối với TSCĐHH.

Thử nghiệm kiểm soát sẽ chỉ được thực hiện sau khi hệ thống KSNB được tìm hiểu và đánh giá là có hiệu lực. Khi ấy, việc triển khai TNKS sẽ giúp KTV thu thập được các bằng chứng kiểm toán về thiết kế và hoạt động của hệ thống KSNB.

Đối với TSCĐHH, KTV thực hiện các TNKS nội bộ thông qua các hình thức chủ yếu như quan sát việc quản lý TSCĐHH, phỏng vấn những người có liên quan, kiểm tra sổ sách chứng từ về việc ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐHH. Ngoài ra, các TNKS cũng được KTV tiến hành theo các mục tiêu kiểm toán.

1. Tính hiệu lực

- Các TSCĐHH được ghi trong sổ sách hiện do DN quản lý sử dụng. Bộ phận quản lý TSCĐHH mang tính độc lập với bộ phận ghi sổ. - Sự tồn tại của công văn xin đề nghị mua TSCĐHH, công văn duyệt mua, hợp đồng mua, biên bản bàn giao TSCĐHH đưa vào sử dụng và thẻ TSCĐHH.

- Các chứng từ thanh lý nhượng bán TSCĐHH cần được hủy bỏ, tránh việc sử dụng lại.

- Quan sát việc quản lý TSCĐHH tại đơn vị và xem xét sự tách biệt giữa các chức năng quản lý và ghi sổ với các bộ phận bảo quản TSCĐHH. - Kiểm tra chứng từ, sự luân chuyển chứng từ và các dấu vết của KSNB trên đó.

2. Tính đầy đủ

- Mỗi TSCĐHH được ghi trông một bộ hồ sơ riêng, được ghi chép từ khi mua, giao nhận TSCĐHH về cho tới khi nhượng bán, thanh lý TSCĐHH. Việc ghi chép, tính toán NG của TSCĐHH đều dựa trên cơ

- Kiểm tra tính đầy đủ của các chứng từ có liên quan đến TSCĐHH.

Mục tiêu kiểm toán

Quá trình KSNB chủ yếu Các khảo sát kiểm soát phổ biến

sở chứng từ hợp lệ nêu trên.

3. Quyền và nghĩa vụ

- TSCĐHH phải được ghi chép vào khoản mục TSCĐHH được DN quản lý và sử dụng. Những TSCĐHH không thuộc quyền sở hữu của DN phải được theo dõi riêng.

- Kết hợp giữa việc kiểm kê TSCĐHH (Kiểm tra vật chất) với việc kiểm tra chứng từ, sổ sách, hồ so pháp lý về quyền sở hữu tài sản.

4. Sự phê chuẩn

- Phê chuẩn các nghiệp vụ tăng, giảm cũng như trích khấu hao TSCĐHH được phân cấp đối với các nhà quản lý của DN.

- Phỏng vấn những người có liên quan đến việc quản lý, bảo quản TSCĐHH.

- Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn.

5. Chính xác

- Tất cả các chứng từ liên quan đến việc mua, thanh lý, nhượng bán... TSCĐHH ở đon vị đều được kế toán tập hợp lại và tính toán một cách đúng đắn.

- Việc cộng sổ chi tiết và sổ tổng hợp TSCĐHH là chính xác và được kiểm tra đầy đủ.

- Xem xét dấu hiệu của sự kiểm tra hệ thống KSNB. - Cộng lại một số chứng từ phát sinh của TSCĐHH. 6. Tính kịp thời - Việc ghi sổ, cộng sổ TSCĐHH được thực hiện kịp thời ngay khi có nghiệp vụ phát sinh và đáp ứng yêu cầu lập báo cáo kế toán của đon vị.

- Kiểm tra tính đầy đủ và kịp thời của việc ghi chép.

7. Phân loại và trình bày

- DN có quy định về việc phân loại chi tiết TSCĐHH phù hợp với yêu cầu quản lý, bảo quản.

- Các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ từ sổ chi tiết đến sổ tổng hợp.

- Tìm hiểu về quy định phân loại TSCĐHH trong đon vị. - Kiểm tra hệ thống tài khoản và sự phân loại sổ sách kế toán; - Xem xét trình tự ghi sổ và dấu hiệu của KSNB.

NGUYỄN THỊ THUHƯƠNG K20KTC - 2021

(Nguồn: chương trình đạo tạo thực tập sinh tại TAC năm 2021)

- Thủ tục phân tích

STT Thủ tục kiểm toán Mục tiêu

T" Lập bảng tổng hợp TSCĐHH Ghi chép chính xác, đầy đủ.

2 Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐHH Hiện hữu, đầy đủ, quyền và nghĩa vụ.

3 Vốn hóa chi phí lãi vay Phát sinh, đầy đủ, chính xác.

4 Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐHH Hiện hữu, đầy đủ, quyền và nghĩa vụ.

5 Kiểm tra chi tiết số dư TSCĐHH Trình bày và thuyết minh.

6 Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐHH Phát sinh, đầy đủ, đánh giá và phân bổ.

7 Kiểm tra chi phí sửa chữa lớn TSCĐHH Phát sinh, đầy đủ, chính xác.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 22 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG

Ở giai đoạn trước đó, thủ tục phân tích cũng đã được tiến hành tuy nhiên mới chỉ tập trung vào những biến động tổng quát nhất (biến động số dư so với năm trước, tỷ suất trong BCTC',...).

Việc thực hiện thủ tục phân tích sẽ giúp cho KTV xác định được nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán khác. Thông thường đối với TSCĐHH, việc thực hiện thủ tục phân tích sẽ được thông qua việc tính toán và phân tích một số tỷ suất tài chính như sau:

• So sánh các tỷ suất: tổng chi phí khấu hao TSCĐHH/ tổng NG TSCĐHH (kỳ này so với các kỳ trước); khấu hao lũy kế/ tổng NG TSCĐHH (kỳ này so với các kỳ trước); tổng NG TSCĐHH/ tổng sản lượng (các kỳ trước); tổng chi phí sửa chữa lớn/ tổng NG (kỳ này so với kỳ trước).

• So sánh và tìm hiểu sự biến động của NG và chi phí khấu hao của kỳ này so với kỳ trước.

• So sánh tổng giá trị tài sản tăng giảm kỳ này so với kỳ trước.

Căn cứ vào những bằng chứng thu được thông qua thủ tục phân tích, KTV sẽ định hướng những thủ tục kiểm tra chi tiết đối với TSCĐHH cần thực hiện.

- Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản

Việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ là kỹ thuật kiểm tra chi tiết những nghiệp vụ có nhiều nghi vấn như: giá trị nghiệp vụ lớn, so sánh số liệu không phù hợp với thực tế, thiếu các chứng từ liên quan qua đó thu thập được các bằng chứng trực tiếp chứng minh cho độ tin cậy số liệu.

Các thủ tục thường bao gồm:

NGUYỄN THỊ THUHƯƠNG K20KTC - 2021

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 23 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG

(Nguồn: http://kiemtoanphuongnam.com/)

(1)

Lâp bảng tổng hợp TSCĐHH

Nguồn dữ liệu: bảng theo dõi danh mục TSCĐHH do khách hàng cung cấp. Các bước thực hiện:

• KTV thu thập dữ liệu, thông tin để lập bảng tổng hợp TSCĐHH (nếu có sẵn thì KTV không cần tự lập mà chỉ cần xem xét bảng tổng hợp đó). Bảng tổng hợp TSCĐHH bao gồm số dư đầu kỳ của NG, HMLK, GTCL; Số phát sinh tăng và số phát sinh giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ. Số dư cuối kỳ phải được ghi chép chi tiết gồm những TSCĐHH nào, những tài sản nào đã hết khấu hao nhưng vẫn tiếp tục được sử dụng, tài sản nào đang đem đi cầm cố, thế chấp, sửa chữa, tài sản nào không được sử dụng hay tài sản nào là tài sản không thuộc quyền sở hữu của đon vị mình (nhận giữ hộ đơn vị khác),...

• Kiểm soát số tổng bằng cách rà soát việc cộng dồn theo hàng ngang và hàng dọc.

• Đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp TSCĐHH với sổ cái, sổ chi tiết, bảng cân đối phát sinh và bảng cân đối kế toán của đơn vị.

(2)

Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐHH

Việc kiểm tra chi tiết việc tăng cũng như giảm TSCĐHH mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiểm toán khoản mục TSCĐ nói chung.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 24 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG

• Đối với TSCĐHH tăng do đầu tư xây dựng cơ bản: việc kiểm soát các khoản chi phí liên quan đến sự việc phát sinh trên tương đối khó khăn và phức tạp. KTV sẽ kiểm tra hồ sơ quyết toán công trình gồm dự toán, quá trình đầu tư, hợp đồng kinh tế, bảng tổng hợp kinh phí, hóa đơn, biên bản nghiệm thu công trình,. đặc biệt chú ý đến vốn hóa chi phí đi vay trong giai đoạn xây dựng cơ bản nhằm xác định NG của TSCĐHH một cách chính xác. Trường hợp TSCĐHH được đầu tư xây dựng có quy mô lớn, việc kiểm toán về việc xác định NG có thể được thực hiện qua một cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư và được thực hiện độc lập với quá trình kiểm toán BCTC nói chung của đơn vị.

• TSCĐ tăng do nâng cấp: đối với nhiều trường hợp đơn vị đã hạch toán chi phí này vào chi phí kinh doanh trong kỳ, KTV cần kiểm tra hồ sơ nâng cấp TSCĐHH để xem xét việc đủ điều kiện nâng cấp hay là sửa chữa lớn hay không, xem xét tính đầy đủ của các chứng từ như biên bản giám định tình trạng kỹ thuật trước và sau nâng cấp, hóa đơn, biên bản nghiệm thu,.

• TSCĐHH tăng do mua sắm: KTV cần xem xét việc tính toán giá cũng như ghi sổ của TSCĐHH, kiểm tra chứng từ phê duyệt mua, hợp đồng mua TSCĐHH, hồ sơ dự thầu, hồ sơ chào hàng cạnh tranh. So sánh số liệu phản ánh NG TSCĐHH ghi trên sổ sách kế toán với số tiền ghi trên hợp đồng của người bán, người vận chuyển, lắp đặt, các khoản thuế và phí,. đồng thời kiểm tra biên bản bàn giao đưa vào sử dụng.

(3)

Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐHH

• KTV sử dụng các bảng kê chứng từ để lọc ra các nghiệp vụ giảm TSCĐHH, sau đó cộng các chỉ tiêu giá trị của bảng và đối chiếu với các số liệu với bảng cân đối phát sinh,. từ đó xem xét mức trích khấu hao TSCĐHH và mức khấu hao lũy kế, tính toán GTCL của TSCĐHH.

• Tính toán lại những khoản chi phí cũng như thu nhập của nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 25 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG

• Thực hiện phỏng vấn đối với cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ về phương thức định giá bán, giá thanh lý TSCĐHH hoặc thỏa thuận giá trị vốn góp của tài sản giữa các bên tham gia liên doanh.

• So sánh mức HMLK và chi phí liên quan đến việc giảm TSCĐHH trong các sổ kế toán chi tiết.

• Phân tích chỉ tiêu giá trị HMLK để xem tính đúng đắn của việc ghi chép các nghiệp vụ giảm TSCĐHH.

• Xem xét lại TSCĐHH mới xây dựng, mua sắm có thay thế được cho TSCĐHH cũ đang sử dụng được hay không.

(4)

Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản TSCĐHH

• Với số dư đầu kỳ

Nếu khoản mục TSCĐHH đã được kiểm toán năm trước hoặc đã được khẳng định là chính xác thì không cần phải kiểm tra lại. Ngược lại, nếu khoản mục TSCĐHH chưa từng được kiểm tra hoặc được kết luận là chưa chính xác thì KTV

Một phần của tài liệu 602 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn TAC thực hiện (Trang 26 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w