toán và tư vấn TAC
Chương trình kiểm toán (CTKiT) BCTC mẫu do TAC cung cấp chỉ chủ yếu dựa trên chương trình đào tạo thực tập sinh kiểm toán và quá trình phỏng vấn, trao đổi giữa các KTV với nhau, hiện vẫn chưa có văn bản qui định chính thức. Qui trình kiểm toán được quan sát qua thực tế và các nguồn tài liệu do TAC cung cấp được thể
(Nguồn: Tài liệu đào tạo thực tập sinh kiểm toán TAC 2021)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 36 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG
2.1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
- Khảo sát, đánh giá và chấp nhận khách hàng
Theo chương trình đào tạo kiểm toán em được trải nhiệm do TAC cung cấp và đào tạo, công ty phân loại khách hàng thành khách hàng mới và khách hàng cũ nhằm phục vụ cho việc tiếp cận và khảo sát khách hàng một cách hiệu quả.
• Đối với khách hàng cũ
Với các đơn vị khách hàng do đã từng được thực hiện kiểm toán các năm trước, TAC nắm rõ được hệ thống KSNB cũng như thông tin khách hàng thông qua việc xem xét lại HSKiT. Từ đó, BGĐ tiến hành phân công nhóm KTV đã thực hiện qui trình kiểm toán các năm trước đối với KH để phục vụ cho việc tiếp tục theo dõi KH một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Trong trường hợp khách hàng cũ có biểu hiện xuất hiện nhiều yếu tố gây rủ to khi chấp nhận BCTC, trường nhóm kiểm toán sẽ xem xét để đề xuất lên BGĐ ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho KH các năm tiếp theo. Ngoài ra, nếu các năm gần đây đã từng có xảy ra mâu thuẫn giữa công ty và khách hàng về phạm vi kiểm toán, thủ tục qui trình kiểm toán thì trường nhóm kiểm toán cũng sẽ xem xét về việc ngưng kiểm toán BCTC cho khách hàng các năm tiếp theo.
• Đối với khách hàng mới
Sau khi BGĐ của TAC nhận được yêu cầu kiểm toán cùng với những thông tin sơ bộ từ phía khách hàng, thông tin này sẽ được chuyển đến cho trưởng nhóm KTV nhận phụ trách kiểm toán. Trưởng nhóm sau khi xem xét thông tin khách hàng sẽ tiến hành cử đại diện một KTV trong nhóm trao đổi trực tiếp với khách hàng về việc tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng một cách cụ thể hơn, KTV này thường sẽ là người có năng lực kiểm toán cũng như bề dày kinh nghiệm trong nghề. Đồng thời, KTV cũng tiến hành thu thập, tìm hiểu các thông tin cơ bản của đơn vị khách hàng như loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, tình trạng tài chính... Hơn nữa, KTV sẽ phải tăng lượng thông tin khách hàng kiểm toán khi khách hàng là các doanh nghiệp có BCTC được sử dụng rộng rãi, ví dụ các công ty cổ phần có niêm
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 37 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG
yết trên thị trường chứng khoán, những công ty có nhiều công nợ. Từ đó, KTV sẽ xác định được một số vấn đề chính phức tạp cần lưu ý của khách hàng.
Sau khi khảo sát, đánh giá các thông tin từ phía khách hàng, BGĐ của TAC sẽ đưa ra quyết định về việc có chấp nhận hợp đồng kiểm toán hay không. Nếu hợp đồng được chấp nhận, công ty cũng với khách hàng sẽ tiến hành thống nhất về phạm vi kiểm toán và những tài liệu TAC yêu cầu KH cung cấp. Trên cơ sở phạm vi kiểm toán đã được thống nhất cùng với báo cáo khảo sát khách hàng, TAC sẽ xác định mức phí kiểm toán và soạn thảo thư gửi thông báo đến cho khách hàng. Nếu khách hàng chấp nhận mức phí kiểm toán công ty đưa ra, TAC sẽ cùng khách hàng thống nhất lập hợp đồng kiểm toán dựa trên mẫu hợp đồng của công ty. Cả hai bên sẽ tiến hành kí kết hợp đồng kiểm toán sau khi đồng ý với các điều khoản trên hợp đồng.
Sau đó TAC sẽ phân công nhóm kiểm toán phù hợp phụ trách cuộc kiểm toán. Nhóm trưởng sẽ phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm tùy theo năng lực và kinh nghiệm của từng thành viên.
- Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Đối với khách hàng cũ, do đã nắm rõ được thông tin khách hàng, trưởng nhóm kiểm toán sẽ nhanh chóng lập được kế hoạch kiểm toán tổng thể. Tuy nhiên, nếu đang trong thời gian “mùa kiểm toán”, số lượng công việc quá nhiều, nhóm kiểm toán sẽ sử dụng giấy làm việc (GLV) về tìm hiểu khách hàng của các năm trước và chỉ thay đổi ngày tháng năm.
Còn đối với khách hàng mới, khách hàng cần cung cấp các BCTC trong kỳ kiểm toán theo yêu cầu của trưởng nhóm KTV như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ,... nhằm thiết lập cơ sở cho việc lập kế hoạch kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán sau khi xem xét BCTC sẽ lập bảng tóm tắt kế hoạch kiểm toán, xác định chiến lược kiểm toán thích hợp và hiệu quả.
Để lập được kế hoạch kiểm toán tổng thể, KTV sẽ tiến hành:
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 38 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG
• Tìm hiểu, thu thập những thông tin chi tiết từ phía khách hàng như lĩnh vực kinh doanh, giấy phép hoạt động, sơ đồ tổ chức bộ máy,....;
• Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát;
• Xác định, ước lượng các sai sót trọng yếu và đánh giá các rủi ro ở cả hai mức độ tổng thể và từng khoản mục;
• Tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiếm soát nội bộ của khách hàng. - Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết
CTKiT được TAC hoạch định chi tiết về những công việc cần thực hiện và thời gian hoàn thành. Công ty có xây dựng CTKiT mẫu cho từng khoản mục trên BCTC, thường thì KTV chỉ cần thực hiện bám theo các bản mẫu đó.
2.1.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Đến thời hạn kiểm toán, KTV sẽ thực hiện các bước đã được nêu sẵn ở CTKiT. Các bước cụ thể như sau:
- Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Thông qua việc đánh giá hệ thống KSNB, nếu KTV nhận thấy hệ thống KSNB của khách hàng tồn tại và có hoạt động thì sẽ tiến hành thực hiện các TNKS để đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng của chúng. Tuy nhiên, theo như em quan sát, tìm hiểu, đối với 1 số phần hành KTV thường bỏ qua TNKS hoặc có thực hiện nhưng lại không thể hiện trên GLV.
KTV thường sẽ thực hiện TNKS theo các bước sau:
• Thứ nhất, KTV đánh giá KSNB bằng việc sử dụng bằng chứng kiểm toán thu thập được từ các năm trước có trong HSKiT (nếu có) và đánh giá tình hình hoạt động của khách hàng.
• Thứ hai, KTV thu thập bằng chứng kiểm toán về tính hữu hiệu của các qui chế kiểm soát nội bộ qua đó đánh giá những nguy cơ trọng yếu có thể xảy ra, CSDL nào có thể bị ảnh hưởng và kết luận KSNB có đáng tin cậy hay không. • Thứ ba, kiểm tra tính thực tế của việc thực hiện các hoạt động kiểm soát.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 39 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG
• Thứ tư, đánh giá chính sách kế toán mà khách hàng đang áp dụng, xem có phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành hay không.
- Thủ tục phân tích
Từ các số liệu đã thu thập được, KTV sẽ thực hiện thủ tục phân tích như tiến hành so sánh số liệu phản ánh trên sổ sách với số liệu ước tính, điều tra, khi cần thiết, về các biến động hoặc các mối quan hệ được xác định là không nhất quán với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch đáng kể so với các giá trị dự tính (tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, những khoản mục như Tiền và Các khoản tương đương tiền hay các khoản mục phát sinh ít nghiệp vụ hoặc không trọng yếu thường sẽ ít được thực hiện hay thậm chí không được thực hiện). Từ việc thực hiện thủ tục phân tích, KTV sẽ phát hiện được những khoản mục bất thường trên BCTC, từ đó tìm ra nguyên nhân (bằng cách phỏng vấn KH, điều tra, gửi thư xác nhận...) và tìm ra hướng giải quyết.
- Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản
KTV thực hiện kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư các tài khoản, kể cả những khoản mục không có số dư cuối kì do trong năm đã bù trừ hết thì KTV vẫn phải tiến hành kiểm tra để tránh các phát sinh trong năm tồn tại sai sót trọng yếu. Các thủ tục được thực hiện thường là đối chiếu số liệu, tổng hợp đối ứng chữ T, gửi thư xác nhận, phỏng vấn kế toán, kiểm kê đột xuất, chọn mẫu kiểm tra, kiểm tra chi tiết chứng từ và một số thủ tục khác cần thiết.
- Đánh giá kết quả
Sau khi hoàn thành hết các thủ tục kiểm toán và tổng hợp bộ HSKiT, trưởng nhóm kiểm toán sẽ đánh giá lại kết quả kiểm toán một lần nữa, đưa ra các thủ tục bổ sung cần thiết (nếu cần) hoặc xử lý các sai phạm cần điều chỉnh một cách hợp lý nhất.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 40 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG
- Soát xét BCTC
Cuối cùng, toàn nhóm kiểm toán sẽ xem xét lại BCTC để từ đó đưa ra những vấn đề chưa hợp lý cần trao đổi với KH hoặc cần phải thay đổi nếu cần thiết. Đồng thời, KTV sẽ đưa ra những lưu ý trong ý kiến kiểm toán khi lập BCKiT.
2.1.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV sẽ thực hiện một số các công việc như sau:
Thứ nhất, tập hợp GLV và lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán: công việc này
sẽ được nhóm trưởng thực hiện nhằm tổng hợp những sai sót trên BCTC, nếu sai sót vượt hoặc xấp xỉ mức trọng yếu, KTV sẽ yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại các sai sót. Đồng thời, KTV cũng tiến hành lập bảng phỏng vấn các nhân viên của KH để phục vụ cho việc xem xét tính có thật của các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ.
Thứ hai, thu thập thư giải trình của BGĐ khách hàng: Thư giải trình của BGĐ
được thu thập nhằm làm căn cứ cho những CSDL mà KTV đưa ra.
Thứ ba, hoàn chỉnh HSKiT: KTV phải hoàn tất HSKiT từ việc tập hợp toàn bộ
các tài liệu và bằng chứng thu thập được trong quá trình kiểm toán như bảng tổng hợp các sai sót phát hiện, GLV về kiểm tra phân tích cuối cùng, bảng ghi nhớ về các quyết định quan trọng...
Thứ tư, lập thư quản lý gửi cho KH: việc này để giúp cho KH lưu ý được
những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành, tạo cho KH cảm nhận được sự quan tâm từ phía công ty.
Thứ năm, phát hành BCKiT: bản dự thảo sau khi được BGĐ phê duyệt sẽ được
gửi đến cho KH để lấy ý kiến. Sau khi nhận được sự đồng ý về bản dự thảo từ phía khách hàng, BCTC đã được kiểm toán sẽ được in ra và trình lên BGĐ để ký duyệt, đồng thời phát hành BCKiT gửi đến KH để ký trước. Sau cùng, BCKiT sẽ được phát hành thành nhiều bản, TAC sẽ giữ lại một bản.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 41 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG
2.2. Thực trạng qui trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trongkiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn TAC