Theo dõi sự kiện phát sinh sau khi phát hành BCKiT còn chưa đầy đủ: Sau khi phát hành BCKiT, KTV còn chưa thực sự theo dõi một cách đầy đủ và thường xuyên các sự kiện phát sinh. Thường KTV chỉ thông qua việc phê chuẩn một số ít thủ tục và thu thập báo cáo của BGĐ để xác nhận các sự kiện sau ngày lập BCTC có phát sinh hay không.
Sự thiếu sót của thủ tục lưu trữ HSKiT: Theo quy tắc, HSKiT phải được hoàn
tất và lưu lại một cách đầy đủ sau mỗi cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, có đôi khi đã kết thúc kiểm toán từ khá lâu nhưng hồ sơ vẫn thiết sót nhiều tài liệu do khách hàng cung cấp hoặc GLV của KTV...
2.3.2.4. Nguyên nhân của những tồn tại trên
- Nguyên nhân khách quan:
(1) Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện: kiểm toán là dịch vụ đã và đang phát
triển trên thị trường tài chính Việt Nam, tuy nhiên về bản chất cũng như lịch sử hình thành, dịch vụ kiểm toán vẫn còn khá mới mẻ và mặc dù đã tồn tại những hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhưng vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Số lượng các văn bản pháp lý được ban hành đôi khi có nội dung chưa có sự nhất quán, chưa chặt chẽ.
(2) Số lượng khách hàng tăng mạnh so với khả năng cung cấp dịch vụ: nhu cầu
kiểm toán của các KH cũng như uy tín của công ty TAC đang dần tăng lên, dẫn đến các cuộc kiểm toán cũng tăng lên một cách nhanh chóng và quá tải. Dẫn đến thời gian của mỗi cuộc kiểm toán được dành ra là khá ngắn, điều này gây ra cản chở cho uy tín cũng như chất lượng của cuộc kiểm toán.
(3) Sự hợp tác của khách hàng trong quá trình thu thập bằng chứng: đôi khi
khách hàng vì một số lý do nào đó mà không thể hiện thái độ hợp tác với công ty như không bàn giao tài liệu đầy đủ, cung cấp dữ liệu chậm hoặc không trung thực.
(4) Áp lực thời gian công bố báo cáo kiểm toán: do các DN thường kết thúc kỳ
kế toán năm cùng một thời điểm vậy nên hầu như mọi khách hàng của công ty đều sẽ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 65 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG
lựa chọn thời gian kiểm toán bị quá sát nhau dẫn đến việc bị thiếu thời gian kiểm toán, giảm chất lượng làm việc của KTV.
- Nguyên nhân chủ quan:
(1) Do chất lượng cũng như số lượng KTV của TAC còn hạn chế: vì còn là một công ty kiểm toán tầm trung nên việc thiếu nhân sự cũng như việc đào tạo nhân viên chưa thực sự tốt.
(2) Sự hạn chế của cơ sở vật chất: cơ sở vật chất cũng như phần mềm hỗ trợ
kiểm toán tại TAC còn chưa được áp dụng, cập nhật các phương pháp phân tích dữ liệu, các kho dữ liệu chưa được lưu giữ và sử dụng hiệu quả, hoặc có nhưng không hỗ trợ nhiều trong thực tế quá trình kiểm toán.
(3) Chưa ban hành Qui trình mâu bằng Văn bản chính thức: CTKiT mẫu do
TAC lập chỉ mang tính chất chung chung, không có CTKiT riêng cho từng loại hình doanh nghiệp khác nhau và không có văn bản quy định chính thức.
Kết luận Chương 2:
Chương 2 đã trình bày cơ bản tổng quan về tình hình hoạt động của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn TAC, đồng thời trình bày thực trạng qui trình kiểm toán TSCĐHH tại công ty Cổ phần ABC, từ đó đánh giá được ưu nhược điểm của quy trình. Cụ thể, Chương 2 đã thể hiện sự so sánh rõ rệt giữa thực trạng kiểm toán khoán mục TSCĐHH trên thực tế và trong CTKiT mẫu của TAC. Những ưu điểm và nhược điểm được phân tích mang vai trò quan trọng để bài Khóa luận đưa ra các kiến nghị giải pháp, giúp công ty hoàn thiện được qui trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH nói riêng và phần nào góp phần hoàn thiện qui trình kiểm toán chung.
KHÓA L UẬN TOT NGHIỆP 66 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUI TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TAC THỰC HIỆN
3.1. Định hướng phát triển của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn TAC
Sau sáu năm thành lập, TAC đã và đang từng bước khẳng định năng lực và sự tín nghiệm của mình trên thị trường kiểm toán Việt Nam. Hoạt động của TAC ngày càng phát triển về nhiều lĩnh vực mang tính giá trị kinh tế cao như tư vấn tài chính, tư vấn thuế, đính giá doanh nghiệp và các dịch vụ kiểm toán, đồng thời với việc không ngừng hoàn thiện bộ máy nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, đóng góp vào sự phát triển không ngừng của ngành nghề kiểm toán VN.
Tuy nhiên, do vẫn chỉ đang là công ty chưa quá lớn, ông Hoàng Trọng Minh - Tổng Giám Đốc công ty đã vạch định ra những định hướng rõ ràng để toàn thể nhân sự của công ty hướng đến: tiếp tục không ngừng gia tăng chất lượng dịch vụ của công ty, uy tín khách hàng, đẩy mạnh tiến độ phát triển kinh nghiệm của toàn nhân viên để nhằm phát triển TAC trong tương lai có thể đứng cạnh tên của các tổ chức kiểm toán lớn trên cả nước và thế giới (nguồn: Chương trình đào tạo thực tập sinh
kiểm toán tại TAC 2021).
3.2. Giải pháp hoàn thiện qui trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữuhình trong kiểm toán báo cáo tài chính do TAC thực hiện hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do TAC thực hiện
Dựa vào thực trạng quan sát, trực tiếp tham gia cuộc kiểm toán và phỏng vấn KTV (bảng câu hỏi phỏng vấn được trình bày tại phụ lục số 03), cũng như việc đánh giá thực trạng qui trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH tại TAC, phân tích nguyên nhân của những tồn tại ở Chương 2 của bài khóa luận, em xin đưa ra một số các giải pháp hoàn thiện qui trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do TAC thực hiện như sau:
3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
- Hoàn thiện công tác thu thập thông tin đánh giá khách hàng
KHÓA L UẬN TOT NGHIỆP 67 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Để đạt được mục tiêu kiểm toán một cách hiệu quả nhất, nếu là khách hàng mới KTV cần tiến hành tìm hiểu mọi thông tin cơ bản của khách hàng hoặc nếu là khách hàng cũ dù đã có thông tin khách hàng từ bộ HSKiT của các cuộc kiểm toán trước thì KTV cũng vẫn phải cập nhật thông tin khách hàng một cách đầy đủ để giúp KTV có hiểu biết rõ ràng và chính xác nhất đối với KH. Riêng đối với các thông tin về tình hình TSCĐHH của đơn vị, KTV được phân công thực hiện kiểm toán khoản mục này cần thu thập các tài liệu có liên quan đến TSCĐHH như: sổ chi tiết ghi nhận tăng giảm TSCĐ; danh sách TSCĐHH đang được sử dụng, chưa sử dụng hoặc không sử dụng nhưng vẫn tiến hành trích khấu hao; các chứng từ, hóa đơn liên quan đến TSCĐHH như thanh lý, mua sắm, sửa chữa lớn; cách trích khấu hao;...
- Hoàn thiện đánh giá hệ thống KSNB khách hàng gắn với phân tích đặc điểm khoản mục TSCĐHH
Các câu hỏi được thiết kế sẵn trong CTKiT chung của TAC chưa thể bao quát hết cho mỗi cuộc kiểm toán khác nhau do đặc điểm của mỗi KH là khác nhau, hoàn cảnh kiểm toán khác nhau. Do vậy, KTV cần kết hợp các phương thức khác để tìm hiểu KSNB của DN như vẽ lưu đồ để phỏng vấn đơn vị để phục vụ cho việc đạt được cái nhìn tổng quát và chính xác hơn của KTV.
KHÓA L UẬN TOT NGHIỆP 68 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Ví dụ về lưu đồ:
KHÓA L UẬN TOT NGHIỆP 69 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
- Thiết kế bổ sung thủ tục phân bổ mức trọng yếu
TAC cần thiết kế bổ sung thủ tục phân bổ mức trọng yếu riêng cho các khoản mục trên BCTC trong qui trình kiểm toán của công ty, trong đó có khoản mục TSCĐHH.
Mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mực nên được thực hiện trên những cơ sở chủ yếu sau:
• Căn cứ vào chính sách phân bổ mức trọng yếu tổng thể cho từng khoản mục trên BCTC
• Mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát mà KTV đánh giá sơ bộ cho khoản mục
• Kinh nghiệm của KTV về những sai sót và gian lận đối với khoản mục đó. • Chi phí kiểm toán cho từng khoản mục.
3.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
- Hoàn thiện thủ tục thử nghiệm kiểm soát
Thông thường, KTV thực hiện các TNKS khá sơ sài và không có sự chú ý. Nếu KSNB đối với khoản mục TSCĐHH của khách hàng được đánh giá là hiệu quả hoặc tương đối hiệu quả, KTV cần thiết kế các thủ tục nhằm xác minh tính hiệu lực và hiệu năng của các hoạt động kiểm soát. Còn nếu trường hợp ngược lại là KTV đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị đối với TSCĐHH là không hoặc kém hiệu quả hay thậm chí là không có, công việc cần làm là tổng hợp lại những hạn chế trong hệ thống KSNB của đơn vị. Từ đó giúp định hướng phạm vi của các thử nghiệm cơ bản cũng như có được những sự tư vấn cho khách hàng về việc hoàn thiện hệ thống KSNB và đưa vào thư quản lí. Các TNKS có thể được thực hiện thông qua các phương pháp sau:
• Phương pháp phỏng vấn: KTV sử dụng hệ thống câu hỏi đã được thiết kế sẵn, nên có hai dạng câu hỏi được áp dụng là câu hỏi đóng và câu hỏi mở, câu hỏi đóng thường là câu hỏi xác nhận một vấn đề cụ thể còn câu hỏi mở nhằm giúp cho người được phỏng vấn trình bày rõ hơn, chi tiết hơn những vấn đề được
Khoản mục và các mục tiêu kiểm
soát Có/Không Đầy đủ
Hiện hũu Phát sinh Chính xác Quyền và nghĩa vụ Đánh giá và phân bổ Trình bày và khai báo
1. Có thực hiện kiểm kê TSCĐHH theo đúng quy định không?
2. Có mang TSCĐHH đi thế chấp để vay vốn không?
KHÓA L UẬN TOT NGHIỆP 70 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
thực hiện trong quá trình KSNB. Ví dụ về câu hỏi mở: “Tại sao tài sản A đã hết thời gian sử dụng nhưng vẫn trích khấu hao?”; “Lý do tiến hành mua sắm máy B nhưng lại chưa đưa vào sử dụng ngay là gì?”...
• Phuong pháp quan sát thực tế: đối với những vấn đề phát sinh trên BCTC nói chung và đối với khoản mục TSCĐHH nói riêng, KTV cần thực hiện phưong pháp quan sát trực tiếp thực tế các hoạt động có liên quan đến khoản mục để thu thập bằng chứng kiểm toán.
• Phưong pháp kiểm tra chứng từ: việc kiểm tra chứng từ có thể được thực hiện theo hai chiều: kiểm tra dấu vết từ đầu kỳ đến cuối kỳ và ngược lại.
Ví dụ, TAC có thể đánh giá rủi ro kiểm soát khoản mục TSCĐHH ở đơn vị theo từng co sở dẫn liệu cụ thể qua bảng câu hỏi như sau:
Bảng 3.1. Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát khoản mục TSCĐHH
NGUYỄN THỊ THUHƯƠNG K20KTC - 2021
3. Tất cả các TSCĐHH có được ghi sổ theo giá gốc hay không?
4. Các bộ phận khác bộ phận kế toán có được theo dõi và quản lý khoản mục TSCĐHH không?
5. Khấu hao TSCĐHH có được tính theo đúng các quy định hiện hành không?
được nhất quán với các năm trước không?
7. Các thủ tục thanh lý TSCĐHH có tuân thủ đúng qui trình mẫu không? 8. Các nghiệp vụ mua TSCĐHH có được phê chuẩn không?
9. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu có được có được tính vào nguyên giá không?
10. Đơn vị có TSCĐHH thuế không? TH
NGUYỄN THỊ THUHƯƠNG K20KTC - 2021
Nguồn: Tác giả đề xuất
KHÓA L UẬN TOT NGHIỆP 73 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
- Hoàn thiện các thủ tục phân tích
KTV tại TAC cần thu thập thêm số liệu chung của nền kinh tế về ngành nghề giống với hoạt động kinh doanh của khách hàng và qua đó thực hiện các thủ tục phân tích, đối chiếu số liệu bình quân ngành để có được những nhận định khách quan hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Theo đó nhằm giảm bớt khối lượng công việc của thủ tục kiểm tra chi tiết và nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán. Đối với riêng khoản mục TSCĐHH, ngoài việc thực hiện so sánh NG và khấu hao TSCĐHH giữa kỳ này và kỳ trước như trên thực tế TAC đã tiến hành, công ty nên mở rộng áp dụng kỹ thuật phân tích các tỷ suất sử dụng TSCĐHH như tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản hoặc tự tài trợ. Tỷ suất tự tài trợ cho biết nguồn vốn chủ sở hữu dùng vào đầu tư TSCĐHH là bao nhiêu. Ngoài ra, KTV còn nên phân tích tính hợp lý của chi phí khấu hao TSCĐHH trong kỳ này bằng cách so sánh tỷ suất tổng chi phí khấu hao với tổng nguyên giá của năm trước và năm nay, so sánh tỷ suất tổng khấu hao lũy kế. Đặc biệt, KTV nên vận dụng phần mềm Excel để vẽ đồ thị trong quá trình phân tích như: đồ thị hình cột để biểu thị xu hướng, đồ thị hình tròn để biểu thị tỷ suất...
- Bổ sung thêm phương thức chọn mẫu
Chọn mẫu kiểm toán: là việc áp dụng chọn một nhóm các phần tử từ một tập
hợp các phần tử lớn (gọi là tổng thể) và sử dụng các đặc điểm của mẫu đã chọn để mở rộng ra đặc điểm của cả tổng thể.
Việc chọn mẫu sẽ giúp KTV tập hợp bằng chứng kiểm toán về các đặc chưng của các mẫu phần tử được chọn, từ đó đánh giá được kết luận về tổng thể. Lấy mẫu có thể tiến hành đa dạng hơn theo hai hình thức: Chọn mẫu thống kê và Chọn mẫu phi thống kê
• Chọn mẫu thống kê:
o Các phần tử được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu
o Sử dụng lý thuyết xác xuất thống kê để đánh giá kết quả mẫu, gồm cả việc định lượng rủi ro lấy mẫu.
KHÓA L UẬN TOT NGHIỆP 74 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
• Chọn mẫu phi thống kê: là tất cả các phương pháp chọn mẫu khác với 2 phương pháp chọn mẫu trên
Để hạn chế rủi ro từ việc chỉ chọn lấy mẫu lớn mà bỏ qua các mẫu có giá trị nhỏ hay việc chọn mẫu mang tính chủ quan của KTV thì TAC nên thực hiện linh hoạt các phương thức chọn mẫu khác nhau.
Cũng như đối với TSCĐHH, KTV nên áp dụng đa dạng các phương pháp chọn mẫu để kiểm tra, ví dụ: thay vì chỉ chọn các nghiệp vụ phát sinh tăng giảm lớn đối với số dư TSCĐHH để kiểm tra, TAC có thể sử dụng kết hợp phương pháp ngẫu nhiên và dựa theo xét đoán của KTV, nếu cảm thấy sự kiện mua sắm TSCĐHH diễn ra liên tục trong một tháng hoặc một quý thì KTV nên kiểm tra hết các chứng từ, hóa đơn mua sắm TSCĐHH trong tháng hoặc quý đó dù cho giá trị của nghiệp vụ không quá lớn.
- Hoàn thiện đầy đủ GL V
Do đôi khi không hoàn thiện các GLV nên công việc soát xét sau kiểm toán có thể sẽ gặp khó khăn. Do vậy, KTV cần hoàn thiện đầy đủ, đúng hạn các GLV để vừa đảm bảo các rủi ro liên quan đã được loại bỏ và vừa hỗ trợ công tác soát xét. Đối với GLV D700 - TSCĐ, KTV cần hoàn thành hết tất cả các sheets trong GLV này trong thời gian cho phép, như GLV D762.1 - Tổng hợp đối ứng tài khoản 211 nhằm ghi nhận các nghiệp vụ bất thường ngay cả khi chưa nhận thấy có nghiệp vụ bất thường.
3.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
- Kiểm tra các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC
Có một thủ tục quan trọng nhưng lại được các KTV thường thực hiện một cách sơ sài là kiểm tra các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC bao gồm cả các phát sinh