Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 602 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn TAC thực hiện (Trang 81 - 86)

Mặc dù đã hoạch định rõ định hướng phát triển của công ty cũng như đã đạt được những ưu điểm và thành tựu nhất định, tuy nhiên do là một công ty kiểm toán

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 62 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG

vừa nhà nhỏ, cộng thêm kinh nghiệm kiểm toán chưa dày dặn nên TAC vẫn tồn đọng những nhược điểm nhất định trong dịch vụ kiểm toán BCTC.

2.3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Việc tìm hiểu thông tin về khách hàng còn sơ sài: Thường KTV chỉ quan tâm đến những thông tin mới xuất hiện trong kỳ và bỏ qua những thông tin cũ. Thậm chí, như đã nêu trong thực trạng, đối với khách hàng cũ, do đã có dữ liệu từ những năm trước, KTV sẽ sử dụng luôn các GLV đã được soát xét của năm trước và đổi lại thời gian hiện tại đang tiến hành kiểm toán chứ không tìm hiểu lại thông tin khách hàng. Điều này có khả năng dẫn đến nhiều sai sót khi trong tiến hành kiểm toán.

Việc đánh giá KSNB chưa được coi trọng: Theo như chương trình đào tạo của

TAC, việc đánh giá hệ thống KSNB đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC, cơ sở để xác định phạm vi kiểm toán, đặc biệt là các thử nghiệm cơ bản. Trên thực tế, để đánh giá việc thực hiện thủ tục này thì vẫn còn sơ sài, chỉ chủ yếu thông qua việc phỏng vấn BGĐ hoặc kế toán của đơn vị. Thậm chí, tương đương với vấn đề tìm hiểu thông tin khách hàng, việc kiểm tra hệ thống KSNB sẽ bị bỏ qua nếu như năm trước đã thực hiện đánh giá rồi và KTV chỉ thay đổi lại thời gian trên GLV.

Chưa xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục: từng khoản mục riêng

không được cụ thể xác định mức trọng yếu mà chỉ tiến hành xác định chung cho BCTC. Điều này sẽ dẫn đến rủi ro không chính xác của các bằng chứng kiểm toán và gây tốn kém thời gian, sau đó thì gây ảnh hưởng xấu đến kết quả của cuộc kiểm toán.

2.3.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thử nghiệm kiểm soát (TNKS) còn chưa được chú trọng: Trong quá trình kiểm toán, tuy KTV có tiến hành thực hiện các bước TNKS và thể hiện trên GLV nhưng chủ yếu vẫn là dựa vào những xét đoán mang tính tương đối trong quá trình trao đổi tại đơn vị khách hàng, thậm chí đôi khi KTV sẽ đưa ra nhận xét hệ thống KSNB của KH không đáng tin cậy và bỏ qua các TNKS hoặc có thực hiện nhưng lại chỉ dừng lại ở việc xem xét hệ thống số liệu, chứng từ kế toán chứ không trình bày lên GLV. Mặt khác, khi đánh giá rủi ro kiểm soát tại đơn vị, các KTV thường lồng chung công

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 63 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG

việc với các thử nghiệm cơ bản chứ không lưu riêng hồ sơ. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu đến quá trình kiểm toán như KTV sẽ không nắm được toàn bộ các sai sót và thiết kế phạm vi của các thử nghiệm cơ bản không phù hợp.

Chưa đa dạng các thủ tục phân tích: Thủ tục phân tích đối với TSCĐHH

thường chủ yếu được áp dụng là phân tích số dư và biến động NG, khấu hao giữa các năm hoặc xem xét tính hợp lý của tỷ trọng TSCĐHH trong tổng tài sản..., nên hiệu quả của các thủ tục phân tích chưa được cao, điều này sẽ làm cho KTV mất nhiều thời gian, công sức hơn và chi phí kiểm toán cũng sẽ cao hơn.

Chưa áp dụng phương pháp chọn mẫu phù hợp: Điều này khiến số lượng mẫu

được chọn nhiều khi quá lớn và mất nhiều thời gian nên KTV không đủ điều kiện để kiểm tra hết toàn bộ các mẫu. Thực tế, khi tiến hành chọn mẫu, KTV thường chọn mẫu đối với các nghiệp vụ bất thường và có giá trị lớn, và điều này mang tính xét đoán nghề nghiệp rất cao. Ngoài ra, TSCĐHH là khoản mục có giá trị lớn, nếu bỏ qua những mẫu nhỏ và chỉ tập trung vào những mẫu lớn có thể dẫn tới có những rủi ro mang tính trọng yếu. Trong trường hợp khách hàng là đơn vị thường xuyên sử dụng dịch vụ kiểm toán của công ty thì nguyên tắc này rất dễ bị khách hàng nắm bắt và gian lận. Hơn nữa, các sai sót đôi khi không xảy ra ở các nghiệp vụ mang giá trị lớn mà phát sinh ở những nghiệp vụ có số dư nhỏ nhưng tần suất sai sót tương đối lớn.

CTKiT mẫu chưa đầy đủ và chưa có văn bản quy định chính thức: mặc dù thực tế, TAC đã xây dựng CTKiT mẫu nhưng còn khá sơ sài, chưa cụ thể, chưa xây dựng các qui trình kiểm toán riêng cho từng ngành cũng như tưng loại hình khách hàng riêng và CTKiT không hề có văn bản quy định chính thức mà chỉ hướng dẫn chủ yếu qua các chương trình, văn bản đào tạo nhân viên, điều này dẫn đến sự chủ quan trong việc thực hiện các bước thủ tục trong qui trình kiểm toán của KTV cũng như việc phản ánh một số thủ tục kiểm toán lên các GLV. Điều này sẽ gây khó khăn cho công tác soát xét và tổng hợp phát sinh sau này.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 64 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG

2.3.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Theo dõi sự kiện phát sinh sau khi phát hành BCKiT còn chưa đầy đủ: Sau khi phát hành BCKiT, KTV còn chưa thực sự theo dõi một cách đầy đủ và thường xuyên các sự kiện phát sinh. Thường KTV chỉ thông qua việc phê chuẩn một số ít thủ tục và thu thập báo cáo của BGĐ để xác nhận các sự kiện sau ngày lập BCTC có phát sinh hay không.

Sự thiếu sót của thủ tục lưu trữ HSKiT: Theo quy tắc, HSKiT phải được hoàn

tất và lưu lại một cách đầy đủ sau mỗi cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, có đôi khi đã kết thúc kiểm toán từ khá lâu nhưng hồ sơ vẫn thiết sót nhiều tài liệu do khách hàng cung cấp hoặc GLV của KTV...

2.3.2.4. Nguyên nhân của những tồn tại trên

- Nguyên nhân khách quan:

(1) Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện: kiểm toán là dịch vụ đã và đang phát

triển trên thị trường tài chính Việt Nam, tuy nhiên về bản chất cũng như lịch sử hình thành, dịch vụ kiểm toán vẫn còn khá mới mẻ và mặc dù đã tồn tại những hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhưng vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Số lượng các văn bản pháp lý được ban hành đôi khi có nội dung chưa có sự nhất quán, chưa chặt chẽ.

(2) Số lượng khách hàng tăng mạnh so với khả năng cung cấp dịch vụ: nhu cầu

kiểm toán của các KH cũng như uy tín của công ty TAC đang dần tăng lên, dẫn đến các cuộc kiểm toán cũng tăng lên một cách nhanh chóng và quá tải. Dẫn đến thời gian của mỗi cuộc kiểm toán được dành ra là khá ngắn, điều này gây ra cản chở cho uy tín cũng như chất lượng của cuộc kiểm toán.

(3) Sự hợp tác của khách hàng trong quá trình thu thập bằng chứng: đôi khi

khách hàng vì một số lý do nào đó mà không thể hiện thái độ hợp tác với công ty như không bàn giao tài liệu đầy đủ, cung cấp dữ liệu chậm hoặc không trung thực.

(4) Áp lực thời gian công bố báo cáo kiểm toán: do các DN thường kết thúc kỳ

kế toán năm cùng một thời điểm vậy nên hầu như mọi khách hàng của công ty đều sẽ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 65 HỌC VIỆN NGẦN HÀNG

lựa chọn thời gian kiểm toán bị quá sát nhau dẫn đến việc bị thiếu thời gian kiểm toán, giảm chất lượng làm việc của KTV.

- Nguyên nhân chủ quan:

(1) Do chất lượng cũng như số lượng KTV của TAC còn hạn chế: vì còn là một công ty kiểm toán tầm trung nên việc thiếu nhân sự cũng như việc đào tạo nhân viên chưa thực sự tốt.

(2) Sự hạn chế của cơ sở vật chất: cơ sở vật chất cũng như phần mềm hỗ trợ

kiểm toán tại TAC còn chưa được áp dụng, cập nhật các phương pháp phân tích dữ liệu, các kho dữ liệu chưa được lưu giữ và sử dụng hiệu quả, hoặc có nhưng không hỗ trợ nhiều trong thực tế quá trình kiểm toán.

(3) Chưa ban hành Qui trình mâu bằng Văn bản chính thức: CTKiT mẫu do

TAC lập chỉ mang tính chất chung chung, không có CTKiT riêng cho từng loại hình doanh nghiệp khác nhau và không có văn bản quy định chính thức.

Kết luận Chương 2:

Chương 2 đã trình bày cơ bản tổng quan về tình hình hoạt động của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn TAC, đồng thời trình bày thực trạng qui trình kiểm toán TSCĐHH tại công ty Cổ phần ABC, từ đó đánh giá được ưu nhược điểm của quy trình. Cụ thể, Chương 2 đã thể hiện sự so sánh rõ rệt giữa thực trạng kiểm toán khoán mục TSCĐHH trên thực tế và trong CTKiT mẫu của TAC. Những ưu điểm và nhược điểm được phân tích mang vai trò quan trọng để bài Khóa luận đưa ra các kiến nghị giải pháp, giúp công ty hoàn thiện được qui trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH nói riêng và phần nào góp phần hoàn thiện qui trình kiểm toán chung.

KHÓA L UẬN TOT NGHIỆP 66 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUI TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TAC THỰC HIỆN

3.1. Định hướng phát triển của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn TAC

Sau sáu năm thành lập, TAC đã và đang từng bước khẳng định năng lực và sự tín nghiệm của mình trên thị trường kiểm toán Việt Nam. Hoạt động của TAC ngày càng phát triển về nhiều lĩnh vực mang tính giá trị kinh tế cao như tư vấn tài chính, tư vấn thuế, đính giá doanh nghiệp và các dịch vụ kiểm toán, đồng thời với việc không ngừng hoàn thiện bộ máy nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, đóng góp vào sự phát triển không ngừng của ngành nghề kiểm toán VN.

Tuy nhiên, do vẫn chỉ đang là công ty chưa quá lớn, ông Hoàng Trọng Minh - Tổng Giám Đốc công ty đã vạch định ra những định hướng rõ ràng để toàn thể nhân sự của công ty hướng đến: tiếp tục không ngừng gia tăng chất lượng dịch vụ của công ty, uy tín khách hàng, đẩy mạnh tiến độ phát triển kinh nghiệm của toàn nhân viên để nhằm phát triển TAC trong tương lai có thể đứng cạnh tên của các tổ chức kiểm toán lớn trên cả nước và thế giới (nguồn: Chương trình đào tạo thực tập sinh

kiểm toán tại TAC 2021).

Một phần của tài liệu 602 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn TAC thực hiện (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w