Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất và phân phối rau sạch tại công ty cổ phần chế biến nông sản thái nguyên​ (Trang 56 - 60)

PHẦN 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP

3.3. Hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường trong sản xuất và tiêu thụ RAT

3.3.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất và

và phân phối rau sạch tại công ty

Bảng 3.9: Xử lý rác thải từ sản xuất qua điều tra STT Xử lý rác thải trong SX Cơ cấu (%) STT Xử lý rác thải trong SX Cơ cấu (%)

1 Vứt rác bừa bãi 0

2 Thu gom tập trung 82

3 Vứt vào bãi rác 18

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng 3.8, ta có thể thấy việc xử lý các rác thải từ sản xuất rau đã được người sản xuất thực hiện rất tốt, không vứt rác bừa bãi trên ruộng đồng mà thu gom tập trung. Ý thức của người dân trong xử lý các vỏ, bao bì thuốc trừ sâu đã góp một phần không nhỏ trong việc bảo vệ và giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Bảng 3.10. Phân tích ma trận SWOT của trang trại rau sạch

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

Người dân có kinh nghiệm trồng rau lâu năm.

Điều kiện đất đai, khí hậu, vị trí địa lý phù hợp sản xuất rau.

Vị trí địa lý thuận lợi, giao thông phát triển về đường bộ.

Nguồn giống chất lượng đảm bảo. Hiệu quả năng xuất cao.

Lực lượng lao động chăm chỉ và chi phí lao động thấp.

Diện tích trồng rau còn nhỏ lẻ.

Chưa có nhà lưới để đảm bảo sản xuất hiệu quả.

Giá thành cao, khó tìm đầu ra cho sản phẩm.

Khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật còn thấp.

Cơ hội (O) Thách thức (T)

Nhu cầu tiêu thụ rau sạch của thị trường ngày càng tăng.

Tiêu thụ rau sạch ở các nước ngày càng phát triển cao.

Chính sách mở cửa của chính phủ.

Thời tiết thay đổi.

Nguồn lao động trẻ tham gia vào sản xuất rau rất ít.

Vẫn tồn tại người sản xuất bị ép giá. Liên kết sản xuất sản phẩm tiêu thụ chưa bền vững.

Tình hình sâu bệnh càng xuất nhiều và đa dạng.

Chi phí đầu vào cho sản xuất ngày càng tăng.

Giá bán không ổn định. Điểm mạnh (S):

Người dân có kinh nghiệm trồng rau lâu năm

Phú Bình là nơi người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, nên họ có thể nắm bắt rất tốt được về mùa vụ, cách gieo cấy và chăm sóc cây trồng sao cho cây trồng đạt hiệu quả tốt nhất.

Phú bình có điều kiện thuận lợi về đất đai và khí hậu thích hợp cho việc trồng cây nông nghiệp đặc biệt là cây rau.

Khí hậu huyện Phú Bình tương đối ôn hòa, ít gặp thiên tai. Khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa bình quân năm là 2.000 đến 2.500 mm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23o – 24oC, mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô.. Với điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi, huyện Phú Bình là một nơi lí tưởng để phát triển sản xuất rau sạch. Nếu biết khai thác theo hướng nông nghiệp sạch và bền vững thì sản lượng và lợi nhuận sẽ gia tăng đáng kể.

Vị trí địa lý thuận lợi, giao thông phát triển về đường bộ.

Huyện Phú Bình nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 26km, gần đây đã được đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông đường bộ rất lớn nên việc vận chuyển rất thuận tiện và dễ dàng.

Nguồn giống chất lượng đảm bảo, hiệu quả năng suất cao.

Sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có nguồn gốc lý lịch rõ ràng. Giống nhập nội đều qua kiểm dịch thực vật. Thích hợp với điều kiện sản xuất ở trang trại và được thị trường chấp nhận.

Lực lượng lao động chăm chỉ và chi phí lao động thấp.

Đánh giá một cách tổng quan, nguồn lao động của Phú Bình khá dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, sinh sống bằng nghề nông, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp do đó chi phí cho lao động thấp.

Cơ hội (O)

Nhu cầu tiêu thụ rau sạch của người dân ngày càng tăng.

Những vấn đề về thực phẩm sạch đặc biệt là rau sạch đang dần được người dân chú ý nhiều do trên thị trường hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều những thực phẩm bẩn, cũng như rau chứa nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Nhận thức được vấn đề đó nên nhu cầu tiêu thụ rau sạch đang ngày một tăng cao.

Tiêu thụ rau sạch ở các nước đang phát triển ngày càng cao

Nhu cầu rau quả chế biến trên thế giới đặc biệt là Mỹ và EU còn rất lớn và có xu hướng tăng lên. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc năm 2017 đạt 2,6 tỉ USD, tăng 43,2% so với năm 2016. Mặc dù nhu cầu nhập khẩu rau quả tươi của EU là rất lớn nhưng xuất khẩu của Việt Nam vào EU còn rất hạn chế do những quy định kiểm dịch khắt khe của EU, Việt Nam chưa đáp ứng được, các thị trường của Việt Nam cũng tương đối nhỏ, xuất khẩu chủ yếu vào Hà Lan.

Chính sách mở cửa của Chính Phủ

Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức hợp tác khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và gia nhập tổ chức

thương mại thế giới (WTO) đã tác động rất lớn cho xuất khẩu nông sản của việt nam mà đặc biệt là các sản phẩm về rau sạch. Việt Nam có lợi thế để phát triển rau tươi, nhưng khả năng cạnh tranh của rau chế biến còn thấp do công nghệ chế biến chậm đổi mới, khả năng cung cấp nguyên liệu thấp nên chất lượng còn nhiều hạn chế, giá thành sản xuất cao. Không những thế, khi nhà nước có sự mở của với bên ngoài sẽ thu hút được nhiều nguồn lực về vốn đầu tư, các trang thiết bị hiện đại, quy trình sản xuất sẽ làm tăng năng suất cây trồng đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.

Điểm yếu (W)

Diện tích trồng rau còn nhỏ lẻ

Do thị trường xuất khẩu chưa có, cùng với đó là khó khăn về mặt quản lý, chưa có quy hoạch, định hướng cụ thể nên diện tích trồng rau tại trang trại vẫn chỉ là quy mô nhỏ.

Chưa có nhà lưới để sản xuất rau hiệu quả

Do yêu cầu về quá trình sản xuất cũng như chất lượng đầu ra sản phẩm khá khắc khe, đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư đáng kể, do đó áp dụng nhà lưới trong sản xuất vẫn đang là vấn đề khó khăn với trang trại.

Giá rau an toàn đến với người tiêu dùng là khá cao, khó tìm được đầu ra cho sản phẩm

Thực tế, giá thành cao là nguyên nhân chính khiến người tiêu dùng xa lánh rau sạch. Theo các HTX, sở dĩ giá rau cao là do các khoản chi phí ngoài sản xuất (vận chuyển, bao bì, nhãn mác, phân phối...) mà rau thường không có, hoặc chi phí rất thấp.

Do lao động thiếu khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật

Rau sạch trồng theo tiêu chuẩn VietGAP rất khắt khe, công đoạn sơ chế rất công phu, yêu cầu về khoa học kỹ thuật cũng rất cao, nhưng do nguồn vốn còn hạn chế và nguồn lao động qua đào tạo còn thấp nên khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn yếu kém.

Thách thức (T): Thời tiết thay đổi

Sẽ khó khăn cho việc sản xuất khi mà việc sản xuất chưa thực sự hiện đại vẫn phụ thuộc vào thời tiết rất nhiều, mà biến đổi khí hậu lại ngày càng rõ rệt, mưa bão thường xuyên nên gây ra rất nhiều khó khăn cho người sản xuất.

Nguồn lao động trẻ tham gia vào sản xuất rau sạch còn ít

Nguồn lao động trẻ hiện nay hầu hết đều tham gia vào sản xuất công nghiệp, do họ là nguồn nhân lực đã qua đào tạo cơ bản về kinh tế cũng như sản xuất công nghiệp nên việc chú trọng vào ngành sản xuất nông nghiệp truyền thống ít được chú trọng

Người sản xuất bị ép giá, liên kết sản xuất sản phẩm tiêu thụ chưa bền vững

Do chi phí đầu tư, chi phí ngoài sản xuất và tỉ lệ hao hụt sản phẩm lớn nên giá thành của rau sạch khá cao so với rau thường khác trên thị trường, nên người sản xuất liên tục bị ép giá để có thể cạnh tranh với rau thường trên thị trường hiện nay.

Tình hình sâu bệnh ngày càng biến đổi phức tạp

Rau trồng theo tiêu chuẩn VietGAP rất khắt khe, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật rất hạn chế hoặc hầu như không có, trong khi đó sâu bệnh ngày càng nhiều, biến đổi phức tạp do thời tiết, môi trường thay đổi liên tục cũng làm cho việc phòng trừ sâu bệnh trở nên khó khăn hơn.(6)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất và phân phối rau sạch tại công ty cổ phần chế biến nông sản thái nguyên​ (Trang 56 - 60)