Quan điểm, định hướng hoàn thiện quản lý vốn đầutư xây dựng cơ sở hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang​ (Trang 91 - 93)

sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Sơn Động đến năm 2025

4.1.1. Bối cảnh mới tác động đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Sơn Động

Hoạt động quản lý nói chung, quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT tại các xã ĐBKK tại huyện Sơn Động đang diễn ra trong bối cảnh đan xen giữa những yếu tố thuận lợi, thúc đẩy và những yếu tố khó khăn, cản trở. Cụ thể:

Thứ nhất, KT – XH huyện Sơn Động giai đoạn 2015 - 2020 đã có bước phát triển hơn trước. Huyện Sơn Động đã tạo ra sức phát triển mới về kinh tế - xã hội và tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Đây là cơ hội mới để huyện có thể khai thác tiềm năng, lợi thế của một huyện miền núi để phát triển kinh tế, tằng nguồn thu ngân sách và tăng nguồn vốn bổ sung cho đầu tư xây dựng CSHT tại các xã ĐBKK nói riêng, và cho toàn huyện nói chung.

Thứ hai, tình hình chính trị xã hội trên địa bàn ổn định. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện có truyền thống đoàn kết thống nhất, cùng với nguồn lao động dồi dào, tài nguyên khoáng sản phong phú, lợi thế kinh tế rừng sẽ tiếp tục được phát huy hiệu quả mạnh mẽ hơn. Việc thực hiện đề án Giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ cho cả giai đoạn 2009-2020 sẽ giúp cho việc giảm nghèo nhanh và bền vững, tạo đà cho kinh tế phát triển.

Chính sự ổn định và phát triển như vậy đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống, yên tâm bám rừng bám ruộng. Đây là cơ hội cho các nhà

quản lý huy động nguồn nhân lực tại chỗ cho việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng CSHT tại các xã ĐBKK hiện nay.

Thứ ba, trình độ của đại đa số người dân tại các xã ĐBKK vẫn chưa có chuyển biến nhiều, nên việc thực hiện các hoạt động tuyên truyền về chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng CSHT cho họ còn nhiều phức tạp. Đây là một khó khăn không nhỏ đối với các nhà quản lý trong lĩnh vực này.

Sự phát triển kinh tế của huyện, Sơn Động còn nhiều khó khăn. Cho đến nay, nền kinh tế địa phương vẫn là nền kinh tế thuần nông, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng rất cao, trên 50% GRDP (mức chung cả nước 14,5%)[Tổng cục thống kê]. Do đó, nguồn thu ngân sách của huyện còn hạn hẹp, hạ tầng kinh tế thấp kém, trình độ dân trí hạn chế và không đồng đều, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư sơ với GDP còn thấp, số vốn được đầu tư rất hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư; hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh còn thấp.

Nguồn vốn cho phát triển hạ tầng KT-XH, hỗ trợ phát triển sản xuất còn hạn chế và đầu tư dàn trải, cơ cấu nguồn vốn đầu tư chưa hợp lý. Tình trạng quan hệ giữa hợp tác xã với địa phương, và giữa các địa phương trong huyện còn nhiều hạn chế, điều này làm cho việc bố trí thiếu tập trung, thiếu đồng bộ, co kéo đáp ứng nhiều mục tiêu đầu tư cùng lúc nên hiệu quả đầu tư còn nhiều hạn chế, còn thấp; cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư so với GDP còn hạn hẹp. Số nguồn vốn được đầu tư còn rất hạn chế, chưa đáp ứng. Đây là thách thực lớn đối với các nhà quản lý trong việc làm thế nào để huy động được nguồn vốn ngoài ngân sách, nhằm tang mức đầu tư cho xấy dựng CSHT tại các xã ĐBKK trên địa bàn.

Thứ tư, những diễn biến bất lợi của thị trường trong và ngoài nước. Trong tỉnh, cùng với chịu ảnh hưởng từ diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và trong nước, tình hình thời tiết, thiên tai… đã có những tác động không

thuận lợi đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Tình hình trên đây đã làm giá cả tăng cao, tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô của nước ta. Trong khi đó một đất nước đang phát triển như nước ta, với một nguồn ngân sách hạn hẹp và một nhu cầu chi đầu tư cho phát triển vô cùng lớn. Dẫn tới số lượng các dự án cần đầu tư nhiều, nhưng kế hoạch vốn thì lại hạn hẹp, cơ chế phân bổ lại dàn trải. Trong bối cảnh kinh tế như vậy ảnh hưởng đến quản lý đầu tư CSHT các xã ĐBKK bởi như chúng ta đã biết Chi NSNN cho đầu tư phát triển là nhằm để thực hiện các mục tiêu phát triển KT- XH của Nhà nước trong từng thời kỳ. Kế hoạch phát triển KT-XH là cơ sở nền tảng trong việc xây dựng kế hoạch chi đầu tư phát triển từ NSNN. Kế hoạch phát triển KT-XH của Nhà nước trong từng thời kỳ có ý nghĩa quyết định đến mức độ và thứ tự ưu tiên chi NSNN cho đầu tư phát triển. Chi đầu tư phát triển của NSNN gắn với kế hoạch phát triển KT-XH nhằm bảo đảm phục vụ tốt nhất việc thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và hiệu quả chi đầu tư phát triển. Tuy vậy, cơ cấu chi đầu tư XDCB của NSNN lại không có tính ổn định giữa các thời kỳ phát triển KT-XH. Thứ tự và tỷ trọng ưu tiên chi đầu tư XDCB cho từng nội dung chi, cho từng lĩnh vực KT-XH thường có sự thay đổi giữa các thời kỳ phụ thuộc vào chủ trương, đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của Đảng và Nhà nước. Chẳng hạn sau một thời gian ưu tiên tập trung đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông thì thời kỳ sau sẽ không còn ưu tiên vào lĩnh vực đó nữa do hạ tầng giao thông đã tương đối hoàn chỉnh; hoặc khi Đảng, Nhà nước chủ trương ưu tiên phát triển nông nghiệp và nông thôn thì các công trình phục vụ trực tiếp cho lĩnh vực này sẽ được tập trung ưu tiên bố trí đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang​ (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)