Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang​ (Trang 49)

miền núi khá tương đồng với điều kiện thực tế của huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang. Vì vậy, những kinh nghiệm thành công của các tỉnh này trong quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT tại các xã ĐBKK có thể là những bài học quý báu mà huyện Sơn Động có thể tham khảo, áp dụng.

Từ nghiên cứu hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT tại tỉnh Phú Thọ và Lào Cai, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, cần tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư, các quy định về đầu tư xây dựng.

Cần có quy định phân cấp rõ ràng, không chồng chéo, phù hợp với trình độ, năng lực quản lý của cán bộ xã, thôn, bản, ở huyện phân công nhiệm vụ cho các phòng chuyên môn trực tiếp giúp đỡ UBND các xã trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình. Mặt khác cần đề cao sự phối hợp giữa giám sát chủ đầu tư với ban giám sát xã, cách thức triển khai chặt chẽ, khoa học. Phải đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở. Ban chỉ đạo cấp tỉnh hoạt động tích cực tập trung đầu mối quản lý, hướng dẫn thực hiện; tổ chức phối hợp chặt chẽ; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng ngành.

Thứ hai, phải thực hiện nghiêm túc và sâu rộng quy chế dân chủ trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng CSHT, kể từ khâu lập kế hoạch cho đến quyết toán công trình.

Để thực hiện quy chế dân chủ, hai tỉnh đã luôn đảm bảo có sự tham gia đầy đủ của người dân từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị dự án đầu tư đến nghiệm thu bàn giao dự án đưa vào sử dụng trên nguyên tắc người dân được tham gia dự án để tăng thu nhập. Đặc biệt chú trọng thực hiện tốt phương châm "xã có công trình, dân có việc làm..." góp phần xoá đói giảm nghèo cho nhân dân địa phương.

hiệu quả đầu tư.

Hàng năm, các tỉnh đều tổ chức giao kế hoạch sớm (từ tháng 12 năm trước). Việc làm đó đã tạo điều kiện cho các chủ đầu tư chủ động trong thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư, chuẩn bị nhân lực để các công trình CSHT được hoàn thành đúng tiến độ.

Thứ tư, cần xây dựng cơ chế quản lý hợp lý, thủ tục đơn giản, dễ thực hiện.

Cả tỉnh Phú Thọ và Lào Cai đều thực hiện việc kiểm tra giám sát thường xuyên, trên cơ sở đó kịp thời uốn nắn những sai sót, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện như tình trạng tiêu cực, làm thất thoát, lãng phí vốn…, nhờ đó hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tăng lên.

Thứ năm, coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, khơi dậy ý thức tự lực, tự cường trong nhân dân, chống lại tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự giúp đỡ của Nhà nước.

Sự thành công trong quản lý vốn đầu tư xây dựng hệ thống CSHT tại Lào Cai và Phú Thọ một phần là do chú trọng công tác giáo dục, thông tin, tuyên truyền hướng dẫn cho đồng bào nhằm nâng cao nhận thức, từ đó có ý thức tham gia vào các chương trình, dự án, sử dụng có hiệu quả các dự án được đầu tư. Huy động tốt nguồn nội lực trong nhân dân, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại.

Thứ sáu, không ngừng nâng cao trình độ quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT.

Chú trọng công tác qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng sử dụng cán bộ ngay tại các xã ĐBKK. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ để nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội các xã

ĐBKK

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

2.1.1 Phương pháp luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp này được dùng xuyên suốt trong tất cả các chương của luận văn, từ chương 1 đến chương 4.

2.1.1.1 Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Phương pháp này đòi hỏi việc nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT tại các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang phải đặt nó trong bối cảnh thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề này đồng thời phải xét đến điều kiện cụ thể của từng xã. Trong quá trình thể hiện, luận văn kế thừa những điều hợp lý của những người đi trước, bổ sung và phát triển chúng để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn đầu tư xây dựng CSHT tại các xã ĐBKK, hoàn thiện khung lý luận để làm cơ sở cho sự phân tích các vấn đề thực tiễn.

Phương pháp duy vật biện chứng cũng đòi hỏi việc nghiên cứu hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT tại các xã ĐBKK không được xuất phát từ ý kiến chủ quan của tác giả, mà phải xuất phát từ những điều kiện khách quan. Tác giả đã cố gắng nghiên cứu toàn diện vấn đề quản lý vốn đầu tư, bao gồm cả những yếu tố nội tại của nó và những yếu tố tác động từ bên ngoài đến hoạt động này.

2.1.1.2. Phương pháp của chủ nghĩa duy vật lịch sử

Phương pháp này đòi hỏi việc nghiên cứu phải theo trình tự thời gian mà hoạt động đầu tư vốn xây dựng CSHT diễn ra. Theo đó, luận văn lựa chọn thời gian nghiên cứu hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT tại các xã

ĐBKK trên địa bàn huyện Sơn Động trong 3 năm liên tục, từ 2016 đến 2018. Việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT tại các xã ĐBKK tại huyện Sơn Động (ở chương 3) được thực hiện dựa vào những so sánh lịch đại (để thấy được xu hướng biến động của số liệu và hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT tại các xã ĐBKK huyện Sơn Động theo thời gian) và so sánh đồng đại (để thấy được hiện trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT tại các xã ĐBKK của huyện Sơn Động so với các địa phương khác).

2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Luận văn được thực hiện chủ yếu dựa vào hệ thống số liệu thứ cấp, được lấy từ các ấn phẩm đã xuất bản, như:

- Sách, báo, tạp chí, các bài nghiên cứu đăng trong Kỷ yếu các Hội thảo khoa học quốc gia và quôc tế; Các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ đã bảo vệ thành công tại các trường Đại học và Học viện. Đây là nguồn tư liệu rất phong phú, được tác giả chọn lọc, kế thừa và bổ sung, phát triển để xây dựng khung nghiên cứu ở chương 1 luận văn.

- Các số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang và Chi cục Thống kê huyện Sơn Động về tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng CSHT trên địa bàn huyện và tại các xã ĐBKK, được công bố trong 3 năm gần đây. Điều này được thể hiện rất rõ trong chương 3 của luận văn, làm cơ sở để xây dựng nội dung đề xuất tại chương 4 của luận văn.

- Các văn bản pháp luật và văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách về quản lý vốn đầu tư CSHT các xã ĐBKK của chính phủ, các bộ ngành; và văn bản hướng dẫn của KBNN; UBND tỉnh; Sở Tài chính thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư cơ sở hạ tầng. Các nội dung thông tin của tài liệu được vận dụng, thể hiện trong chương 1, chương 3 và chương 4 của luận văn.

https://bacgiang.gov.vn; https://thongkebacgiang.gso.gov.vn...

2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

(i) Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT tại các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang. Phương pháp thống kê mô tả chủ yếu được trình bầy tại chương 3 của luận văn. Bằng phương pháp này, luận văn sẽ cho người đọc thấy được vốn đầu tư thực tế vào lĩnh vực xây dựn CSHT tại các xã ĐBKK là bao nhiêu? Nó thay đổi qua thời gian như thế nào?

(ii) Phương pháp thống kê - so sánh.

Đây là phương pháp chung, được sử dụng trong nhiều ngành khoa khọc khác nhau. Phương pháp thống kê - so sánh được thực hiện sau khi đã tiến hành thu thập đầy đủ các dữ liệu. Phương pháp này được sử dụng ở chương 1 (phần Tổng quan nghiên cứu) và nhiều nhất là ở chương 3.

Dựa vào các số liệu thống kê, luận văn đưa ra các bảng thống kê về vốn đầu tư xây dựng CSHT tại địa bàn các xã ĐBKK của huyện Sơn Động trong 3 năm (2016 – 2018), nhằm mục đích: một là, so sánh kết quả thực hiện hàng năm với kế hoạch đề ra; và hai là, so sánh việc thực hiện vấn đề này của huyện Sơn Động so với các địa phương khác. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đưa ra được những nhận xét, đánh giá khách quan về thành tựu và hạn chế trong quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT tại các xã ĐBKK tại huyện Sơn Động thời gian qua.

(iii) Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng cho cả quá trình nghiên cứu của luận văn, được thể hiện trong Chương 1, Chương 3 và Chương 4. Phương pháp này chủ yếu là để phân tích các thông tin, dữ liệu

mà luận văn sử dụng. Cụ thể:

- Các dữ liệu thứ cấp được chọn lọc để tổng hợp theo phương pháp thống kê nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu tổng quát về công tác quản lý vốn đầu tư CSHT các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang.

- Toàn bộ dữ liệu điều tra được sẽ kiểm tra, phát hiện sai sót, nếu có sai sót tiến hành hiệu chỉnh và nhập vào máy tính theo chương trình EXCEL; Sử dụng các công cụ máy tính tiến hành sắp xếp và phân tổ dữ liệu. Phương pháp phân tổ thống kê là phương pháp chủ yếu sử dụng trong quá trình tổng hợp dữ liệu. Kết quả tổng hợp dữ liệu được trình bày trên các bảng và sơ đồ.

- Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập được, Luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đưa ra bức tranh chung về vấn đề phân tích. Kết quả tổng hợp sẽ chỉ ra các kết quả đã đạt được của công tác quản lý vốn đầu tư CSHT các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, cũng như các tồn tại và nguyên nhân của vấn đề tồn tại. Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận và kiến nghị của tác giả đối với công tác quản lý vốn đầu tư CSHT các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang.

2.3. Phương pháp tiếp cận và các bước thực hiện luận văn

2.3.1. Phương pháp tiếp cận

Luận văn tiếp cận vấn đề quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT tại các xã ĐBKK dưới góc độ quản lý kinh tế. Cụ thể:

- Tiếp cận thể chế: Quản lý vốn đầu tư phát triển CSHT ở các xã ĐBKK cần theo các văn bản pháp quy của Chính phủ. Vì vậy sử dụng tiếp cận này nhằm tìm hiểu các quy định cụ thể của Nhà nước như các chính sách đầu tư, các chương trình của Chính phủ, các Nghị định, Thông tư, các Quyết định và văn bản hướng dẫn sử dụng vốn đầu tư để phát triển CSHT ở các xã ĐBKK.

sự tham gia của nhiều bên như UBND huyện, Phòng tài chính kế hoạch, phòng kinh tế hạ tầng, Ban quản lý dự án, UBND các xã và người dân. Vì vậy sử dụng cách cách tiếp cận này nhằm đánh giá sự tham gia của các bên theo chức năng nhiệm vụ và xin ý kiến của các bên nhằm đề xuất giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT ở các xã này.

- Tiếp cận định tính, định lượng: Đầu tư xây dựng CSHT ở các xã đặc biệt khó khăn cần cụ thể là số lượng vốn đầu tư, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn, mức độ đầu tư nhiều hay ít, sử dụng vốn đầu tư này ra sao? Vì vậy, sử dụng cách tiếp cận này nhằm thu thập các thông tin định lượng về vốn và nguồn vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, mức độ đầu tư so với kế hoạch và ý kiến đánh giá các bên về sử dụng vốn đầu tư.

- Chọn mẫu khảo sát + Chọn địa bàn

Toàn huyện có 19 xã ĐBKK chúng tôi chọn khảo sát sâu 3 xã đại diện có mức độ đầu tư vốn (Nhiều, ít, trung bình) cụ thể:

(1) Xã An Lạc đại diện cho các xã được đầu tư vốn nhiều. (2) Xã Quế Sơn đại diện cho các xã được đầu tư vốn ít.

(3) Xã Cẩm Đàn đại diện cho các xã được đầu tư vốn trung bình. + Chọn công trình

Dựa vào mục đích sử dụng, chúng tôi chọn 3 công trình ở các xã đại diện (mỗi xã chọn 1 công trình), gồm:

(1) Đường bê tông Cò Nọoc – Nà Trắng - xã An Lạc. (2) Mương cứng thôn Nghè - xã Quế Sơn.

(3) Nhà văn hóa Đồng Bưa - xã Cẩm Đàn.

+ Chọn cán bộ quản lý

Cán bộ quản lý được chúng tôi lựa chọn khảo sát là các chủ đầu tư, ban quản lý các xã, nhà thầu, người hưởng lợi từ dự án đầu tư cơ sở hạ tầng. Cụ thể, theo ý kiến tham vấn của cán bộ xã, chúng tôi chọn 10 cán bộ và người

dân/1 xã tổng số 30 cán bộ và người dân.

2.3.2. Các bước thực hiện nghiên cứu

Với cách tiếp cận trên, tác giả thực hiện Luận văn theo tuần tự các bước nghiên cứu như sau :

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn nói chung và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn của huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang nói riêng. Bước này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chương 1. Trong phần này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp… để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng liên quan đến nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Bước 2: Thu thập tài liệu, tổng hợp, so sánh số liệu phục vụ phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn của huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2018. Bước này chủ yếu phục vụ cho chương 3. Trong bước này đề tài sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.

Bước 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng tại bước 2, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn của huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

3.1. Tổng quan về các xã đặc biệt khó khăn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

3.1.1. Đặc điểm của huyện Sơn Động có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên[31]

Sơn Động là một huyện vùng cao, nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Giang,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang​ (Trang 49)