Để thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn, UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo (gồm Thủ trưởng các phòng ban chuyên môn của huyện và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, có sự tham gia của HĐND, MTTQ). Đồng thời, UBND huyện cũng thành lập Cơ quan thường trực với nhiệm vụ tham mưu cho UBND huyện về quản lý công tác dân tộc và quản lý vốn đầu tư CSHT các xã ĐBKK. Nhiệm vụ của Cơ quan thường trực là:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tham mưu về công tác tổ chức huy động, lồng ghép các nguồn lực trên địa bàn, bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho các dự án của Chương trình, tổng hợp trình UBND huyện phương án phân bổ chi tiết nguồn vốn của Chương trình cho các cơ quan, UBND các xã để thực hiện;
- Lập kế hoạch đầu tư, tham mưu phân bổ nguồn vốn trên cơ sở đã được cơ quan cấp trên phê duyệt.
Nhiệm vụ của tổ chức tư vấn quản lý dự án là: Lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu, tư vấn lựa chọn nhà thầu; Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây
dựng công trình; nghiệm thu thanh toán, quyết toán các hợp đồng do chủ đầu tư đã ký kết; tư vấn quản lý dự án chịu trách nhiệm trươc pháp luật về tính chính xác hợp lý của giá trị thanh toán; Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của dự án; Nghiệm thu bàn giao công trình; Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.
Hàng năm, vào quý IV, Ban quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT của huyện đều thực hiện việc lập kế hoạch vốn đầu tư cho năm sau. Khi có các văn bản hướng dẫn của tỉnh Bắc Giang và các cơ quan có liên quan để thực hiện chương trình, huyện Sơn Động căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, huyện và căn cứ vào tình hình thực tế về phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của cấp ủy, chính quyền huyện, xã tại địa phương, để xác định các công trình CSHT mục tiêu để đầu tư vốn.
Trên cơ sở đối tượng được đầu tư và danh mục công trình trong kế hoạch tổng thể của xã, UBND các xã tổ chức lấy ý kiến tham gia của nhân dân từ các thôn, bản và các tổ chức đoàn thể xã hội bằng hình thức họp dân và phát phiếu lấy ý kiến và được tổng hợp thành văn bản để lựa chọn và rà soát danh mục, địa điểm, mức vốn, nguồn vốn, quy mô công trình, nội dung được ưu tiên đầu tư theo ý kiến nhất trí của số đông người dân. Dựa vào đó, UBND xã lập kế hoạch thông qua Hội đồng nhân dân xã trước khi trình UBND huyện thẩm định, phê duyệt và tổng hợp báo cáo gửi UBND tỉnh để lựa chọn công trình cần được đầu tư trong năm tới. UBND huyện tổng hợp chung của cả huyện gửi về cơ quan thường trực của tỉnh, Sở kế hoạch đầu tư để thống nhất.
Căn cứ kế hoạch được phê duyệt, nguồn vốn Trung ương giao và nguồn vốn địa phương, UBND tỉnh phân bổ vốn cho các đơn vị thực hiện và các địa phương có nhiệm vụ triển khai lập dự toán, thiết kế.
Để thiết kế và lập dự toán: UBND xã phải căn cứ vào Nghị quyết, chủ trương, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh quốc phòng của cấp ủy, chính quyền huyện, xã đã được thông qua; Các văn vản hướng dẫn công tác quy hoạch và kế hoạch vốn đầu tư phát triển CSHT các xã ĐBKK, các văn bản của Nhà nước, văn bản hướng dẫn của tỉnh, huyện; Kết quả thực hiện của năm trước, kỳ trước, khả năng về nguồn vốn, năng lực, trình độ quản lý của địa phương. Các thiết kế công trình và dự toán được gửi về UBND huyện phê duyệt và phân bổ vốn.
3.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư
3.2.2.1. Tiến hành lựa chọn các công trình cơ sở hạ tầng ưu tiên đầu tư
Là những xã ĐBKK nên yêu cầu xây dựng CSHT tại các xã này rất cao. Nhưng do sự hạn chế về nguồn vốn nên hàng năm Ban quản lý phải điều tra, nghiên cứu để lựa chọn những công trình nào, những xã ĐBKK nào đặt ra cấp bách nhất để ưu tiên đầu tư xây dựng trước. Theo đó, các công trình CSHT được lựa chọn phần lớn thuộc các lĩnh vực thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, đường, cống thoát nước, nhà văn hóa, trường học.
Sau 3 năm (2016 – 2018), số lượng các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Sơn Động như ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tổng dự án CSHT xây dựng tại các xã ĐBKK giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: dự án
Diễn giải Tổng số Năm
2016 2017 2018
1. Hệ thống thủy lợi 37 15 7 15
- Đường ống, Trạm bơm 3 1 0 2
- Cải tạo nâng cấp hồ, đập 5 2 0 3
- Cứng hóa kênh, mương 29 12 7 10
2. Điện (đường dây và Trạm biến áp) 3 2 1 0
3. Nước sinh hoạt 3 1 1 1
4. Giao thông 40 9 19 12
- Cống, ngầm 3 2 0 1
- Đường bê tông 32 7 15 10
- Đường cấp phối 5 0 4 1
- Mầm non 6 4 1 1
- Tiểu học 1 0 0 1
- Trung học cơ sở 2 0 1 1
6. Y tế 14 3 0 11
7. Văn hóa (Nhà sinh hoạt cộng đồng) 24 9 15 0
Cộng 130 43 45 42
( Nguồn: UBND huyện Sơn Động, 2018b )
Như vậy, qua 3 năm 2016-2018 trên địa bàn huyện Sơn Động có 130 dự án CSHT đã được xây dựng tại các xã ĐBKK. Trong tổng số các công trình đó, các dự án chủ yếu tập trung vào các hạng mục đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi và nhà văn hóa cộng đồng. Do nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước là khá ổn định nên số lượng các dự án được đầu tư ở từng năm không chênh lệch nhau nhiều lắm.
Các dự án được lựa chọn đầu tư nêu trên trên địa bàn được phân bố cho các xã như ở Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Hệ thống CSHT được xây dựng phân theo xã ĐBKK giai đoạn 2016 – 2018
Đơn vị tính: dự án
Diễn giải Tổng số Năm
2016 2017 2018 Tổng số dự án, trong đó: 130 43 45 42 1. Xã An Bá 7 2 3 2 2. Xã An Lạc 7 2 3 2 3. Xã An Lập 7 2 2 3 4. Xã Bồng Am 7 2 2 3 5. Xã Cẩm Đàn 7 3 2 2 6. Xã Chiêm Sơn 7 2 3 2 7. Xã Dương Hưu 7 2 3 2 8. Xã Giáo Liêm 7 2 3 2 9. Xã Hữu Sản 7 3 2 2 10. Xã Lệ Viễn 6 2 2 2 11. Xã Long Sơn 7 3 2 2 12. Xã Phúc Thắng 6 2 2 2
13. Xã Quế Sơn 7 2 2 3 14. Xã Thạch Sơn 7 2 2 3 15. Xã Thanh Luận 6 2 2 2 16. Xã Tuấn Mậu 7 3 2 2 17. Xã Vân Sơn 7 2 3 2 18. Xã Vĩnh Khương 7 2 3 2 19. Xã Yên Định 7 3 2 2
( Nguồn: UBND huyện Sơn Động, 2018b )
Các dự án được phân bổ đồng đều cho các xã, phục vụ lợi ích thiết thực của người dân. Các công trình thiết yếu này không chỉ giúp các xã từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà còn tạo điều kiện để các xã nâng dần năng lực sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế - xã hội bền vững, cải thiện đời sống nhân dân, rút ngắn khoản cách chênh lệch mức sống các xã trong huyện.
3.2.2.2. Tình hình phân bổ vốn đầu tư xây dựng CSHT trên địa bàn huyện
(i) Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Trên địa bàn huyện Sơn Động, vố n đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK giai đoạn 2016-2018 bao gồm 3 nguồn chính: (1) Nguồn vốn do ngân sách trung ương cấp; (2) Nguồn vốn do dân đóng góp; và (3) Nguồn khác. Cụ thể, cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHT tại các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Sơn Động trong 3 năm (2016 – 2018) như sau (Bảng 3.3).
Bảng 3.3. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK giai đoạn 2016 – 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Diễn giải
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
Ngân sách TW 19.100 91,54 19.400 95,10 18.820 92,85 Dân góp 565 2,71 300 1,47 325 1,60 Nguồn khác 1.200 5,75 700 3,43 1.125 5,55
Cộng 20.865 100,00 20.400 100,00 20.270 100,00
Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy nguồn vốn đầu tư cho xây dựng CSHT các xã ĐBKK của huyện chủ yếu là từ Ngân sách nhà nước. Tỷ lệ vốn đầu tư từ Ngân sách Trung ương tương đối ổn định, trong đó: năm 2016 là 91,54%; năm 2017 là 91,1%, năm 2018 là 92,85%. Vốn do dân đóng góp và nguồn khác không đáng kể, lại có xu hưởng giảm nhẹ qua các năm.
Trên địa bàn huyện Sơn Động, vốn góp của dân bao gồm vốn đối ứng, giá trị hiến đất, đóng góp vật liệu và ngày công… Nguồn vốn khác đầu tư cho xây dựng hạ tầng của huyện chủ yếu là vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, các nhà viện trợ nước ngoài và lồng ghép các nguồn vốn…Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng không có đóng góp của nguồn Ngân sách địa phương vì Ngân sách địa phương còn hạn hẹp, do đó chỉ tham gia đóng góp vào một số hợp phần khác của Chương trình như: Hỗ trợ học sinh nghèo, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, không đóng góp vào hợp phần xây dựng hạ tầng.
Qua bảng số liệu cho thấy, trong 3 năm thực hiện tổng số vốn được đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng là 61.535 triệu đồng, trong đó chủ yếu là nguồn vốn từ Ngân sách Trung ương: 57.320 triệu đồng chiếm 93,15 %; tiếp đến là nguồn vốn khác, với 3.025 triệu đồng chiếm 4,92 % và nguồn vốn đóng góp của dân là 1.190 triệu đồng chiếm 1,93 %.
Tỷ lệ nguồn vốn huy động từ dân còn ít là do điều kiện kinh tế của người dân trong huyện còn nghèo, trong khi khả năng huy động vốn của các nhà quản lý đối với những người có khả năng kinh tế chưa cao, tức là chưa tìm được những nguồn đóng góp lớn. Mặc dù vậy, huyện Sơn Động cũng đã ghi nhận những đóng góp của người dân và đặc biệt, nó thể hiện sự đồng lòng, ủng hộ của người dân đối với dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
Huyện Sơn Động cũng đã chủ động lồng ghép vốn theo chương trình đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK với vốn của một số chương trình khác như: Chương trình 134, Chương trình kiên cố hóa kênh mương, kiên cố hóa
trường lớp học, Nghị quyết 30a, Chương trình WB, Chương trình JBIC. Ngoài các nguồn vốn trên, một số công trình trọng điểm khác được đầu tư xây dựng như Đường 293 từ Bắc Giang đến Tây Yên Tử Sơn Động với tổng mức đầu tư 2.709 tỷ bằng nguồn vốn Trái phiếu chính phủ; Đường giao thông các xã nghèo miền núi Cẩm Đàn, Chiên Sơn, Quế Sơn, Hữu Sản huyện Sơn Động, với tổng mức đầu tư 560 tỷ bằng nguồn vốn Trung ương hỗ trợ…
(ii) Phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Phân bổ vốn là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý vốn. Việc phân bổ vốn phải được thực hiện theo các tiêu chí đã được tỉnh và các văn bản của Trung ương quy định. Trên cơ sở đó huyện Sơn Động đã tuân theo các nguyên tắc phân bổ vốn như: xã khó khăn hơn thì được phân bổ nhiều vốn hơn, công trình cần đầu tư trước sẽ đầu tư trước..., chứ không phải chia đều cho tất cả. Làm như vậy là đảm bảo dân chủ, có sự tham gia của người dân.
Quy trình phân bổ vốn được thực hiện như sau:
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ công tác lập kế hoạch có sự tham gia của người dân
( Nguồn: Ủy ban dân tộc, 2009 )
Tình hình đầu tư và vốn đầu tư cho các công trình, hạng mục công trình được thể hiện ở bảng số trên cho ta thấy trong 3 năm số vốn được đầu tư xây dựng hạ tầng, huyện Sơn Động đã ưu tiên lựa chọn, phân bổ cho các công trình trọng điểm. Cụ thể huyện đã đầu tư được 128 công trình với hầu hết các danh mục công trình trọng điểm, cần thiết đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
Kết quả phân bổ cho các công trình CSHT của các xã ĐBKK được tổng hợp ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng CSHT các xã ĐBKK huyện Sơn Động
Đơn vị: Triệu đồng
Công trình
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng số
Dự án Kinh phí Dự án Kinh phí Dự án Kinh phí Dự án Kinh phí Tỷ lệ % 1. Thủy lợi 15 6.105 7 2.008 15 2.055 37 10.168 17,70 2. Điện 2 414 1 400 - - 3 814 1,42 3.Nước SH 1 400 1 425 1 445 1 1.270 1,70 4.G. thông 9 8.287 19 7.792 12 9.420 40 25.499 44,50 5.Giáo dục 4 600 2 1.148 3 126 9 1.874 3,27 6. Y tế 3 585 - - 11 7.219 14 7.804 13,60
( Nguồn: UBND huyện Sơn Động, 2018b )
Số liệu ở Bảng 3.4 cho thấy, trong số 130 công trình được đầu tư thì loại công trình được đầu tư nhiều nhất và chiếm số vốn lớn nhất là các công trình giao thông 40 công trình với số vốn đầu tư 25.499 triệu đồng chiếm 44,48% tổng vốn đầu tư. Các công trình thủy lợi có 37 công trình, với số vốn đầu tư là 10.168 triệu đồng, chiếm 17,74 % tổng vốn đầu tư. Tiếp đến là các công trình nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng: 24 công trình với số vốn đầu tư 10.762 triệu đồng, chiếm 18,78 % tổng vốn đầu tư.
Các công trình giao thông, thủy lợi được bố trí vốn nhiều hơn do đây là các công trình thiết yếu và góp phần phát triển kinh tế nên được ưu tiên hơn, bên cạnh đó do đặc điểm của loại công trình này mà vốn cần đầu tư cho một công trình thường là lớn.
3.2.2.3. Điều chỉnh vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Trong quá trình thực hiện đầu tư, huyện Sơn Động đã có những trường hợp phải xin điều chỉnh địa điểm đầu tư công trình, theo đó là điều chỉnh vốn phân bổ cho công trình, do khi bắt tay vào thực hiện thì nảy sinh một số vấn đề không phù hợp. Cụ thể là, Điều chỉnh về qui mô dự án do nhu cầu tăng
hoặc giảm; Điều chỉnh tăng giảm 1 hay 2 dự án do nhu cầu chưa cấp thiết; Điều chỉnh do phát sinh địa chất móng công trình…đa số là tăng cái này giảm cái kia, trường hợp đặc biệt mới đề nghị tăng tổng mức đầu tư.
Xảy ra vấn đề này là do ở một số thôn, bản trình độ dân trí thấp nên chất lượng các cuộc họp tổ chức họp và lấy ý kiến của người dân, của các tổ chức đoàn thể không cao, ỷ nại vào Nhà nước và các cấp trên dẫn đến địa điểm đầu tư không thực sự phù hợp.
Nhìn chung công tác lập, phân bổ, điều chỉnh kế hoạch vốn của huyện Sơn Động đã theo đúng các quy định, tuy nhiên vai trò tham gia của người dân còn mờ nhạt. Huyện cần phải tuyên truyền, vận động để mọi người dân hiểu được lợi ích cũng như trách nhiệm của mình để tham gia ý kiến mạnh dạn hơn, tích cực hơn.
3.2.2.4. Quản lý chi phí xây dựng
Do các dự án xây dựng các công trình CSHT rất nhiều; chúng tôi không tập hợp hết được. Do vậy trong nghiên cứu này sử dụng dữ liệu điều tra các công trình ở 3 xã đại diện: Đường bê tông Cò Nọoc – Nà Trắng – xã An Lạc; Mương cứng thôn Nghè – xã Quế Sơn; Nhà văn hóa Đồng Bưa – xã Cẩm Đàn. Chúng tôi đã tổng hợp các loại chi phí của các công trình này ở bảng sau (Bảng 3.5):
Bảng 3.5. Thực trạng chi phí đầu tư cho các dự án CSHT
Đơn vị tính: Triệu đồng; % Các khoản chi phí Đường GT thôn Cò Nọoc - Nà Trắng, An Lạc Mương cứng thôn Nghè, Quế Sơn Nhà văn hóa Đồng Bưa, Cẩm Đàn Kinh phí Tỷ lệ Kinh phí Tỷ lệ Kinh phí Tỷ lệ
1. Dự toán đầu tư - Xây lắp - Quản lý dự án 3.363 2.781 56 100 82,70 1,70 1.055 940 20 100 89,20 1,90 1.002 825 19 100 82,30 1,85
- Chi phí tư vấn