Phương pháp tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang​ (Trang 55 - 57)

Luận văn tiếp cận vấn đề quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT tại các xã ĐBKK dưới góc độ quản lý kinh tế. Cụ thể:

- Tiếp cận thể chế: Quản lý vốn đầu tư phát triển CSHT ở các xã ĐBKK cần theo các văn bản pháp quy của Chính phủ. Vì vậy sử dụng tiếp cận này nhằm tìm hiểu các quy định cụ thể của Nhà nước như các chính sách đầu tư, các chương trình của Chính phủ, các Nghị định, Thông tư, các Quyết định và văn bản hướng dẫn sử dụng vốn đầu tư để phát triển CSHT ở các xã ĐBKK.

sự tham gia của nhiều bên như UBND huyện, Phòng tài chính kế hoạch, phòng kinh tế hạ tầng, Ban quản lý dự án, UBND các xã và người dân. Vì vậy sử dụng cách cách tiếp cận này nhằm đánh giá sự tham gia của các bên theo chức năng nhiệm vụ và xin ý kiến của các bên nhằm đề xuất giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT ở các xã này.

- Tiếp cận định tính, định lượng: Đầu tư xây dựng CSHT ở các xã đặc biệt khó khăn cần cụ thể là số lượng vốn đầu tư, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn, mức độ đầu tư nhiều hay ít, sử dụng vốn đầu tư này ra sao? Vì vậy, sử dụng cách tiếp cận này nhằm thu thập các thông tin định lượng về vốn và nguồn vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, mức độ đầu tư so với kế hoạch và ý kiến đánh giá các bên về sử dụng vốn đầu tư.

- Chọn mẫu khảo sát + Chọn địa bàn

Toàn huyện có 19 xã ĐBKK chúng tôi chọn khảo sát sâu 3 xã đại diện có mức độ đầu tư vốn (Nhiều, ít, trung bình) cụ thể:

(1) Xã An Lạc đại diện cho các xã được đầu tư vốn nhiều. (2) Xã Quế Sơn đại diện cho các xã được đầu tư vốn ít.

(3) Xã Cẩm Đàn đại diện cho các xã được đầu tư vốn trung bình. + Chọn công trình

Dựa vào mục đích sử dụng, chúng tôi chọn 3 công trình ở các xã đại diện (mỗi xã chọn 1 công trình), gồm:

(1) Đường bê tông Cò Nọoc – Nà Trắng - xã An Lạc. (2) Mương cứng thôn Nghè - xã Quế Sơn.

(3) Nhà văn hóa Đồng Bưa - xã Cẩm Đàn.

+ Chọn cán bộ quản lý

Cán bộ quản lý được chúng tôi lựa chọn khảo sát là các chủ đầu tư, ban quản lý các xã, nhà thầu, người hưởng lợi từ dự án đầu tư cơ sở hạ tầng. Cụ thể, theo ý kiến tham vấn của cán bộ xã, chúng tôi chọn 10 cán bộ và người

dân/1 xã tổng số 30 cán bộ và người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang​ (Trang 55 - 57)