Nguyên nhân của những hạn chế trong văn hóa tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa tổ chức tại trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình (TVAD)​ (Trang 92 - 96)

3.3.3.1. Cấu trúc hữu hình

- Nguồn kinh phí cho việc xây dựng, bảo trì những kiến trúc, cảnh quan và cơ sở vật chất của Trung tâm có hạn.

- Kế hoạch cho chiến lược truyền thông, quảng bá của tổ chức chưa nhất quán và chủ yếu tập trung vào quảng bá trên mạng xã hội cũng như tham gia vào các chương trình hợp tác sản xuất, họp báo phim chứ chưa chú trọng đến phát triển website một cách đa dạng, phong phú và cập nhật phiên bản tiếng Anh.

- Nhận thức của một số CBNV về việc duy trì nếp sinh hoạt văn hóa còn kém, vi phạm quy định của cơ quan làm ảnh hưởng đến công việc và việc xây dựng đơn vị trở thành một tập thể văn minh, hiện đại về mọi mặt.

3.3.3.2. Niềm tin và các giá trị được tuyên bố

- Cơ chế Nhà nước còn chưa thông thoáng, nhiều ràng buộc khiến những đơn vị truyền thông như TVAd gặp khó trong việc phát huy tính sáng tạo, chủ động về mọi mặt.

- Mức đầu tư ngân sách cho việc phát triển văn hóa tổ chức còn thấp. Căn cứ nguồn kinh phí chi thường xuyên được Đài THVN phê duyệt hằng năm, Trung tâm được điều chỉnh các mục chi trong tổng mức chi được giao và có các nguồn thu trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc phát triển và duy trì văn hóa tổ chức là một nhiệm vụ lâu dài và cần được chú trọng, đổi mới để phù hợp với xu thế chung của ngành, của xã hội.

- Trung tâm chưa có bộ quy tắc ứng xử chung cho toàn thể các thành viên trong đơn vị để quy định về những hành vi và thái độ chuẩn mực để cán bộ nhân viên tuân thủ và thực hiện theo mục tiêu của tổ chức.

- Chế độ lương thưởng, đãi ngộ chưa được quan tâm triệt để và thật sự hấp dẫn để thu hút được nguồn nhân lực dồi dào.

- Tại TVAd, chưa có bộ phận nào chuyên về phụ trách mảng văn hóa tổ chức, vì thế, việc tuyên truyền về văn hóa tổ chức còn chưa thực sự sâu rộng và mang đầy đủ ý nghĩa đến toàn thể CBNV.

3.3.3.3. Những quan niệm, nền tảng cơ bản

- Văn hóa tổ chức là thứ mà mỗi người có thể cảm nhận được sau quá trình làm việc và gắn bó với tổ chức. Tuy văn hóa là thứ được tất cả các thành viên nhìn thấy rõ, tuy nhiên vẫn không thể tránh được việc một số cá nhân trong một tập thể sẽ có nhận thức khác nhau về tổ chức của mình cũng như

định hướng cơ hội nghề nghiệp bản thân. Một số nhân viên cống hiến hết mình cho tổ chức nhưng chưa được ghi nhận xứng đáng với công sức đã bỏ ra.

- Cách quản lý, ra quyết định của Ban Lãnh đạo nhiều khi còn chưa kịp thời, chưa tạo đủ điều kiện để nhân viên phát huy năng lực và sức sáng tạo của bản thân.

- Do tuân thủ loại hình văn hóa thứ bậc cùng việc chú trọng đến tuân thủ những luật lệ, nội quy, các CBNV tại TVAd hầu như không được bày tỏ quan điểm cá nhân một cách thoải mái mà chủ yếu là các Lãnh đạo phòng tham mưu và góp ý lên Ban Lãnh đạo.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA TỔ CHỨC TẠI TRUNG TÂM QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH (TVAD)

4.1. Bối cảnh ngành quảng cáo truyền hình

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt của các tổ chức, doanh nghiệp, quảng cáo đã, đang và sẽ là một trong những vũ khí đắc lực chủ yếu để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc truyền thông và marketing sản phẩm – dịch vụ của mình.

Từ đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật và công nghệ, truyền hình đã xuất hiện và phát triển với một tốc độ nhanh chóng, trở thành người bạn của mọi gia đình, đồng thời cũng là một công cụ sắc bén trên mặt trận chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng,...Hiện nay, số lượng các kênh truyền hình được phát tại Việt Nam rất đa dạng và phong phú, với 09 kênh chương trình truyền hình thiết yếu quốc gia và 63 kênh chương trình truyền hình thiết yếu của các địa phương. Ngoài ra, số lượng kênh truyền hình trả tiền cũng tăng lên đáng kể như HCTV, SCTV, ...Chính vì thế, việc quảng cáo trên truyền hình sẽ thu hút một lượng lớn khán giả trên quy mô rộng lớn trải dài khắp đất nước Việt Nam.

Với vai trò là đơn vị phụ trách các chương trình quảng cáo và các dịch vụ truyền hình khác của Đài THVN, TVAd là đơn vị quảng cáo có tính độc quyền trên sóng truyền hình quốc gia. Đây là một lợi thế lớn, mang lại cho đơn vị nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh cũng như được nhiều khán giả, khách hàng biết đến.

Tuy nhiên, quảng cáo truyền hình đang vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ đến từ các hình thức quảng cáo trên nền tảng số như Internet, mạng xã hội,..Theo Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến năm 2018,

doanh thu quảng cáo từ báo và tạp chí đạt 65 triệu USD/năm; doanh thu quảng cáo trong lĩnh vực truyền hình đạt 414 triệu USD/năm; trong khi đó, doanh thu quảng cáo của hai mạng xã hội lớn được người dân sử dụng nhiều là Google và Facebook đạt 370 triệu USD/năm. Lượng khán giả nhà Đài ngày càng giảm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu quảng cáo của Đài.

Hơn thế nữa, rất nhiều sinh viên ra trường hiện nay có xu hướng làm việc cho các doanh nghiệp truyền thông – quảng cáo với mức lương cao hơn và chế độ đãi ngộ tốt hơn, môi trường cởi mở và năng động hơn.

Chính vì vậy, việc phải đổi mới phương pháp làm việc, mục tiêu, chiến lược là một yêu cầu cấp thiết đối với đơn vị trực tiếp phụ trách mảng quảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa tổ chức tại trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình (TVAD)​ (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)