Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 28 - 33)

5. Kết cấu luận văn

1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

quốc doanh

1.1.6.1. Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý thuế a. Chính sách pháp luật về thuế

Chính sách pháp luật về thuế là nhân tố quan trọng chi phối trong suốt quá trình kê khai, nộp thuế của NNT cũng như trong suốt quá trình kiểm tra việc cấp hành chính sách pháp luật thuế của CQT đối với các doanh nghiệp.

Khi các chính sách pháp luật thuế được ban hành một cách thống nhất, chặt chẽ, dễ hiểu thì việc áp dụng các chính sách này trong việc kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn và việc kiểm tra thuế của CQT cũng được tiến hành một cách dễ dàng, thống nhất và đạt hiệu quả cao hơn.

b. Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế

Kế hoạch kiểm tra được xây dựng căn cứ trên cơ sở hồ sơ khai thuế của đơn vị nộp qua hệ thống kê khai điện tử iHTKK của cơ quan thuế. Từ nguồn số liệu đó các bộ phận có liên quan đánh giá mức độ rủi ro của từng doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch kiểm tra, các tiêu chí chủ yếu để xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế bao gồm: các doanh nghiệp lớn có doanh thu cao, nhiều năm liên tiếp chưa được tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế; Doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá; doanh nghiệp âm thuế GTGT kéo dài và lỗ liên tục; doanh nghiệp có các dấu hiệu của việc mua bán hóa đơn… Ngoài ra còn có kế hoạch kiểm tra thuế theo chuyên đề tùy thuộc vào tiêu chí từng năm mà Tổng cục thuế đưa ra bao gồm: Các đơn vị hoàn thuế, các đơn vị SXKD thức ăn chăn nuôi, các đơn vị kinh doanh dược phẩm …

Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra là một công tác quan trọng không những ảnh hưởng đến tiến độ kiểm tra thuế mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác kiểm tra thuế. Công tác kiểm tra thuế sẽ đạt được hiệu quả cao hơn nếu công tác kế hoạch kiểm tra được xây dựng tốt, tức là lựa chọn được các doanh nghiệp thật sự có độ rủi ro cao.

c. Công tác chuẩn bị trước khi kiểm tra thuế

Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm tra thuế có sự ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác kiểm tra. Công tác chuẩn bị trước khi kiểm tra bao gồm việc thu thập toàn bộ hồ sơ, dữ liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế do doanh nghiệp kê khai; đối chiếu số liệu giữa các hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp với nhau và giữa số liệu trên hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp với các hồ sơ khác thu thập được.

Công tác này nhằm đi sâu hơn vào phân tích những vấn đề có mức độ rủi ro cao liên quan đến nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Theo quy trình kiểm tra thuế thì thời gian kiểm tra tại trụ sở NNT tối đa không quá năm ngày làm việc thực tế, vì vậy công tác chuẩn bị càng tốt thì hiệu quả kiểm tra tại trụ sở càng cao.

d. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra thuế

Về tổ chức bộ máy lực lượng cán bộ công chức làm công tác kiểm tra thuế phải tương ứng với nhu cầu và nhiệm vụ đã đặt ra, đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như tiến độ của các cuộc kiểm tra thuế.

Về trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ công chức làm công tác kiểm tra phải đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ đặt ra. Trước tiên phải được đào tạo về kỹ năng kiểm tra thuế. Đồng thời công chức làm trong các bộ phận kiểm tra thuế cần phải là những người nắm vững các kiến thức về kế toán và chính sách pháp luật về thuế, phải thường xuyên cập nhật các chính sách mới để có thể hướng dẫn, giải đáp cho doanh nghiệp cũng như có thể áp dụng linh hoạt trong suốt quá trình làm công tác kiểm tra thuế. Đây là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả của công tác kiểm tra thuế.

e. Cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong một CQT và giữa các CQT với nhau

Cơ chế quản lý thuế hiện nay có sự chuyên môn hóa rất rõ ràng, mỗi bộ phận trong CQT phụ trách những mảng khác nhau liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT như: bộ phận Kê khai và kế toán thuế, bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, bộ phận ấn chỉ, bộ phận tuyên truyền và hỗ trợ. Khi mà có sự phối hợp giữa bộ phận kiểm tra với các bộ phận có liên quan được diễn ra một cách linh hoạt, chặt chẽ thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác thu thập các thông tin quản lý liên quan đến NNT để phục vụ tốt hơn, có hiệu quả hơn trong công tác kiểm tra.

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì các hoạt động mua bán của các doanh nghiệp cũng phát triển hơn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ phát sinh ở phạm vi nhỏ hẹp mà nó

phát sinh trên phạm vi khắp cả nước và thậm chí là cả ra nước ngoài. Chính vì vậy việc phối hợp giữa các CQT với nhau là thật sự cần thiết như công tác đối chiếu hóa đơn, đối chiếu các thông tin khác liên quan đến việc mua bán giữa các doanh nghiệp… giúp cho việc phát hiện các hành vi gian lận thuế được kịp thời và mang lại hiệu quả cao cho công tác kiểm tra.

f. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra thuế

Trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính về thuế, việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác kê khai, nộp thuế của NNT là một bước tiến mang tính đột phá. Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi hệ thống các CQT phải có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt để việc kê khai, nộp thuế điện tử được diễn ra thông suốt.

Về phía cơ quan thuế, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý cũng làm giảm thiểu số lượng hồ sơ khai thuế phải lưu trữ, việc thu thập, khai thác thông tin được diễn ra dễ dàng hơn. Ngày càng nhiều các ứng dụng quan trọng đối với công tác kiểm tra như: ứng dụng đối chiếu chéo hóa đơn, phần mềm tra cứu doanh nghiệp bỏ trốn…Vì vậy việc áp dụng các công nghệ thông tin tốt sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác kiểm tra thuế.

1.1.6.2. Các yếu tố thuộc về người nộp thuế

a. Đặc điểm nền kinh tế - xã hội trên địa bàn

Đặc điểm về nền kinh tế, xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình SXKD của các doanh nghiệp trên địa bàn. Nó không những ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến ý thức pháp luật nói chung và ý thức chấp hành luật thuế nói riêng của các doanh nghiệp.

Đồng thời đặc điểm về nền kinh tế, xã hội của địa phương ảnh hưởng đến sự chỉ đạo và sự phối hợp của các Phòng, ban ngành địa phương về công tác kiểm tra thuế và cải cách hành chính trên địa bàn.

b. Đặc điểm về quy mô và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp với quy mô và ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau thì sẽ có cơ chế quản lý, bộ máy tổ chức khác nhau đặc biệt là có sự khác nhau trong công tác hạch toán kế toán. Nó cũng phần nào phản ánh năng lực chuyên môn cũng như ý thức chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp. Thường thì các doanh nghiệp với quy mô nhỏ và vừa không có bộ máy tổ chức một cách bài bản, thường xuyên có sự kiêm nhiệm trong công việc cũng như không có sự đầu tư cho các bộ phận dẫn đến năng lực chuyên môn và ý thức chấp hành pháp luật thuế sẽ phần nào bị ảnh hưởng. Đồng thời với mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau thì sẽ có sự khác nhau trong công tác hạch toán kế toán dẫn đến việc kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh khác nhau cũng cần phải có những đặc điểm khác nhau.

Quy mô và ngành nghề kinh doanh thường là điều kiện của việc được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế như: miễn thuế, giảm thuế và gia hạn thuế. Chính vì vậy đây là một yếu tố có ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế với NSNN của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.

c. Trình độ và ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT

Công tác kiểm tra nhiều năm tại trụ sở CQT và trụ sở doanh nghiệp cho thấy còn tồn tại nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu còn chưa tổ chức bộ máy kế toán tốt. Người làm kế toán cũng như tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh này còn mang tính tạm bợ, nhân sự thay đổi thường xuyên. Ý thức chấp hành pháp luật thuế chưa cao, nguyên tắc bắt kiêm nhiệm thường bị vi phạm, mối quan hệ gia đình trong doanh nghiệp đã gây hạn chế sự độc lập trong việc chấp hành pháp luật thuế, thậm chí còn nhiều chủ doanh nghiệp còn gây áp lực bắt buộc nhân viên kế toán làm sai pháp luật để trốn thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 28 - 33)