Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 37)

5. Kết cấu luận văn

2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời được một số các câu hỏi chính sau:

- Thực trạng của kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Sông Lô giai đoạn 2014-2016 ra sao?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Sông Lô?

- Để nâng cao hiệu quả trong kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện Sông Lô cần thực hiện những giải pháp nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là những thông tin đã được thu thập, xử lý và được công bố bởi các cơ quan, tổ chức. Trong nghiên cứu này, thông tin thứ cấp được thu thập từ các tài liệu, báo cáo chuyên môn do các cơ quan có liên quan cung cấp; các tài liệu được trích rút từ các phầm mềm quản lý thuế chuyên dụng do Chi cục thuế huyện Sông Lô quản lý. Các phần mềm quản lý bao gồm:

- TPR phần mềm ứng dụng quản lý rủi ro người nộp thuế - iHTKK: Ứng dụng kê khai thuế qua mạng Internet; - TMS: Phần mềm quản lý thuế tập trung;

- VAT: Phần mềm quản lý thuế;

- QTT: Phần mềm phân tích tình trạng người nộp thuế; - TINC: Phần mềm quản lý thông tin về người nộp thuế; - BCTC: Phần mềm phân tích Báo cáo tài chính;

Các tài liệu sau khi thu thập được sẽ được phân loại, đánh số thứ tự theo mức độ quan trọng để tiến hành trích xuất, phân tích.

Các số liệu thu thập sẽ được nhập vào phần mềm EXCEL để tiến hành phân tổ, xử lý.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp là những thông tin thu thập lần đầu chưa qua xử lý và chưa được công bố chính thức bởi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc sử dụng phiếu điều tra đối với hai nhóm đối tượng là: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động trên địa bàn huyện và các công chức của Chi cục thuế Sông Lô đang trực tiếp làm công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

* Chọn điểm nghiên cứu

Các số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sơ điều tra đối với Chi cục thuế huyện Sông Lô, thu thập thông tin qua phỏng vấn các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2016 tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Chi cục Thuế huyện Sông Lô quản lý là 180 doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp đang hoạt động trong năm 2016 là 160 (N=160). Như vậy, với số lượng mẫu trong tổng thể đã biết trước là 160 chúng ta áp dụng cách chọn mẫu phân tầng có trọng số. Công thức tính như sau:

n = N/(1+N*e2)

Trong đó:

n: Số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu

E: Sai số cho phép (trong trường hợp số lượng mẫu nhỏ, ta chọn e = 10%) Để có cơ sở nghiên cứu, đánh giá đề tài đã chọn mẫu theo phương pháp hệ thống và chọn 62 doanh nghiệp làm mẫu điều tra (n = 62) với bước nhảy SI = 2.

Phiếu điều tra được phát cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động trên địa bàn huyện nhằm thu thập các thông tin đánh giá của DN ngoài quốc doanh về chính sách thuế và công tác quản lý thuế của Chi cục thuế huyện Sông Lô.

Luận văn cũng lựa chọn phát phiếu điều tra đối với 100% công chức đang trực tiếp làm công tác kiểm tra tại Đội kiểm tra và lãnh đạo phụ trách. Nội dung phiếu điều tra đánh giá công tác kiểm tra của Chi cục Thuế Sông Lô đối với các DN ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

2.2.2.1. Xử lý thông tin bằng phần mềm Excel

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.2.2. Tổng hợp thông tin bằng hệ thống bảng biểu

Các thông tin liên quan đến quản lý thuế đối với các doanh nghiệp được tổng hợp bằng hệ thống bảng biểu để so sánh, đánh giá, phân tích tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp đối chiếu so sánh

Phương pháp đối chiếu so sánh là một phương pháp được sử dụng một cách thường xuyên và xuyên suốt trong công tác kiểm tra thuế. Ở phương pháp này, cán bộ kiểm tra thuế đối chiếu thông tin liên quan đến NNT từ các nguồn thông tin khác nhau, giữa các hồ sơ của NNT với nhau và giữa các chỉ tiêu trong cùng một hồ sơ thuế với nhau.

2.2.3.2. Phương pháp tiếp cận đối chiếu chéo

Đối chiếu chéo là phương pháp đối chiếu thông tin về số thuế kê khai của NNT giữa cơ quan quản lý thuế bên người bán với cơ quan quản lý

thuế bên người mua với nhau nhằm tìm ra sự sai lệch trong công tác kê khai thuế của NNT. Một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là phương pháp xác minh hóa đơn. Nhờ phương pháp này mà không ít các hành vi sai phạm về thuế đã được phát hiện và xử lý kịp thời.

2.2.3.3. Tiếp cận kiểm tra ngược chiều

Phương pháp kiểm tra ngược chiều là phương pháp được sử dụng phổ biến khi tiến hành kiểm tra thuế tại trụ sở NNT. Theo đó cán bộ kiểm tra thuế căn cứ vào hồ sơ khai thuế với cơ quan thuế phát hiện ra các vấn đề nghi vấn rồi đi sâu vào kiểm tra sổ chi tiết các tài khoản và các chứng từ gốc.

2.2.3.4. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối và tương đối để mô tả thực trạng kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Sông Lô; mô tả thực trạng công việc Chi cục thuế huyện Sông Lô thực hiện, các giải pháp tăng cường kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

2.2.3.5. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp tính toán và tiến hành so sánh các chỉ tiêu có mối quan hệ tương quan như so sánh giữa các năm; so sánh giữa kết quả thực hiện với kế hoạch… Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê, sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu theo thời gian và theo không gian. Từ đó nhằm chỉ ra sự khác biệt. Sử dụng phương pháp so sánh với các thông tin thu thập được để đưa ra được các nhận xét về thực trạng hoạt động, từ đó thấy được những ưu, khuyết điểm, khó khăn, thuận lợi, những bất cập và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kiểm tra thuế làm cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Sông Lô.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về tình hình thực hiện dự toán thu thuế

+ Dự toán: Là số thu NSNN được giao phải thực hiện cho từng địa phương trong năm nhất định. Dự toán số thu NSNN được căn cứ trên số thu thực hiện của năm trước, dự kiến tình hình kinh tế tại địa phương năm giao dự toán để giao dự toán số thu cho từng địa phương.

+ Số thực hiện: Là số thu thực tế thực hiện được của từng địa phương trong năm nhất định.

2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu về kế hoạch kiểm tra được giao và tình hình thực hiện kế hoạch hiện kế hoạch

+ Kế hoạch kiểm tra được giao: Là số lượng và danh sách cụ thể các doanh nghiệp hoặc lượt hồ sơ cần được tiến hành kiểm tra được giao cho từng bộ phận. Kế hoạch kiểm tra được giao dựa trên cơ sở nhu cầu thực tế và năng lực của từng bộ phận.

+ Số thực hiện kế hoạch kiểm tra được giao là số lượng doanh nghiệp hoặc số lượt hồ sơ thực tế kiểm tra trong một năm nhất định tại một bộ phận cụ thể.

2.3.3. Nhóm các chỉ tiêu về kết quả kiểm tra thuế

+ Số cuộc kiểm tra có thời gian kéo dài hơn so với thời gian quy định. Là số cuộc kiểm tra mà có thời gian thực tế kiểm tra tại trụ sở NNT kéo dài hơn so với quy định trong quy trình kiểm tra thuế.

+ Tỷ lệ giữa số cuộc kiểm tra có thời gian kiểm tra kéo dài hơn so với quy định trên số cuộc kiểm tra đã hoàn thành. Là tỷ lệ phần trăm giữa số cuộc kiểm tra có thời gian kéo dài hơn so với quy định với số cuộc kiểm tra đã hoàn thành. Chỉ tiêu này cho biết mức độ chấp hành về mặt thời gian của các đoàn kiểm tra tại trụ sở NNT.

+ Số thuế truy thu. Là số thuế phát hiện tăng qua kiểm tra thuế tại trụ sở NNT.

+ Số tiền phạt trên số thuế truy thu. Bao gồm tiền phạt vi phạm hành chính do kê khai sai số thuế phải nộp và tiền phạt chậm nộp trên số thuế truy thu.

Tiền phạt vi phạm hành chính do kê khai sai = Số thuế truy thu x 20% Tiền phạt chậm nộp = Số thuế truy thu x số ngày tính phạt chậm nộp x 0,05%

+ Số lỗ điều chỉnh giảm. Là số lỗ phát hiện giảm qua kiểm tra tại trụ sở NNT.

+ Số thuế truy thu và phạt bình quân trên một cuộc kiểm tra. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tổng số thuế truy thu và tiền phạt trên số thuế truy thu chia cho tổng số cuộc kiểm tra đã hoàn thành trong năm. Chỉ tiêu này cho biết số thuế truy thu và phạt trung bình của một cuộc kiểm tra trong năm.

2.3.4. Nhóm các chỉ tiêu về tình hình xử lý sau kiểm tra thuế

+ Tổng số thuế truy thu và tiền phạt. Được tính bằng công thức = Số thuế truy thu + tiền phạt vi phạm hành chính do kê khai sai số thuế phải nộp + tiền phạt chậm nộp.

+ Tổng số thuế truy thu và tiền phạt đã nộp vào NSNN. Là số thuế truy thu và tiền phạt qua kiểm tra đã được NNT nộp vào NSNN.

+ Tỷ lệ số cuộc kiểm tra đã được nhập vào hệ thống TTR và hệ thống TMS. Là tỷ lệ phần trăm giữa số cuộc kiểm tra đã hoàn thành được nhập vào hệ thống TTR và hệ thống TMS so với số cuộc kiểm tra đã hoàn thành. Tỷ lệ này cho biết việc chấp hành việc xử lý sau kiểm tra của đoàn kiểm tra.

+ Tỷ lệ số tiền thuế truy thu và tiền phạt được nộp vào NSNN. Là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền thuế truy thu và tiền phạt được nộp vào NSNN so với tổng số thuế truy thu và tiền phạt qua kiểm tra. Chỉ tiêu này cho thấy mức độ chấp hành các quyết định xử lý sau kiểm tra của NNT và tình hình đôn đốc nộp thuế sau kiểm tra của các cán bộ kiểm tra thuế.

Chương 3

THỰC TRẠNG KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN SÔNG LÔ 3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Khái quát đặc điểm huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Sông Lô là huyện mới được tách từ huyện Lập Thạch theo nghị định số 09/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch thành 2 huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô. Theo đó, huyện Sông Lô có diện tích là 150,32 km2 và vị trí địa lý như sau: phía Đông giáp huyện Lập Thạch, phía Tây giáp huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Lập Thạch và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.

Về tổ chức hành chính: Huyện Sông Lô có 17 đơn vị hành chính bao gồm 16 xã và 1 thị trấn, huyện lỵ đặt tại thị trấn Tam Sơn. Các thị trấn, xã gồm có: Bạch Lưu, Cao Phong, Đôn Nhân, Đồng Quế, Đồng Thịnh, Đức Bác, Hải Lựu, Lãng Công, Nhạo Sơn, Nhân Đạo, Như Thuỵ, Phương Khoan, Quang Yên, Tân Lập, Tứ Yên, Yên Thạch và thị trấn Tam Sơn.

Sông Lô là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 25 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 80km và cách sân bay quốc tế nội bài khoảng 55 km vì vậy trong tương lai huyện có nhiều cơ hội và khả năng thực hiện giao thương kinh tế với các khu vực lân cận, đặc biệt với thành phố Vĩnh Yên và với thủ đô Hà Nội.

Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đồi núi khá phức tạp, đó là những núi cấu tạo bằng đá cứng phong hóa chậm như quaczit, amphibolit, gownai 2 mica và granit kết hợp với hình bằng đứt gãy nên núi có hình bằng, thấp xuống. Phần lớn địa hình cao 11 - 30m, xen kẽ 1 số đồi cao 200-300m. Dòng Sông Lô chạy qua hầu hết các xã của huyện với chiều dài 28 km. Địa hình của huyện có nhiều đồi như bát úp, kích thước không lớn, có dạng vòm đường nét mềm mại.

Nói chung huyện Sông Lô nằm trong vùng núi và vùng trung du của tỉnh Vĩnh Phúc tạo nên hai nhóm cảnh quan. Nhóm đồng bằng sông Lô thuận lợi cho phát triển kinh tế. Nhóm cảnh quan đồi núi thấp mang đặc điểm chung của vùng trung du miền núi phía Bắc, dân cư sống phân tán hơn, tốc độ đô thị hoá chậm hơn nhóm đồng bằng.

3.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyê ̣n Sông Lô

Bảng 3.1: Tình hình thu ngân sách trên địa bàn huyện Sông Lô giai đoạn 2014-2016 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ Tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân

A Tổng thu NSNN trên địa bàn

(I+II) 35.093 40.641 65.142 115,81 160,29 136,24

I Tổng các khoản thu cân đối 33.654 37.623 63.586 111,79 169,01 137,46

1 Thu DN QDTW 0.00

2 Thu DN QD ĐP 7 9 47 128,57 522,22 259,12

3 Thu DN ĐTNN 53 0.00

4 Thu NQD 7.582 9.857 13.329 130,01 135,22 132,59 5 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 61 45 51 73,77 113,33 91,44 6 Thu lệ phí trước bạ 4.889 9.201 12.150 188,20 132,05 157,64 7 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 396 385 67 97,22 17,40 41,13 8 Thuế thu nhập cá nhân 327 637 1.072 194,80 168,29 181,06 9 Thu phí và lệ phí 1.552 1.632 3.303 105,15 202,39 145,88 10 Tiền sử dụng đất 7.102 4.241 21.169 59,72 499,15 172,65 11 Tiền thuê đất 772 226 659 29,27 291,59 92,39

12 Thu tiền cấp quyền khai thác

khoáng sản 1.255 6.540 5.836 521,12 89,24 215,64 13 Các khoản thu tại xã 6.661 3.524 3.313 52,90 94,01 70,52 14 Thu xổ số kiến thiết

STT Chỉ Tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân

II Thu để lại QL qua NSNN 1.439 3.018 1.556 209,73 51,56 103,99

1 Tịch thu chống buôn lậu

2 Học phí 1.210 1.269 1.371 104,88 108,04 106,45 3 Các khoản huy động, đóng góp 229 1.749 185 763,76 10,58 89,88

* Ngân sách huyện hưởng từ

thu trên địa bàn 29.723 35.127 62.064 118,18 176,68 144,50

1 Thu cân đối ngân sách

huyện hưởng 28.284 32.109 60.508 113,52 188,45 146,26 2 Thu để lại QL qua NSNN 1.439 3.018 1.556 209,73 51,56 103,99

B Thu bổ sung từ NS cấp tỉnh 369.796 431.011 605.352 116,55 140,45 127,94

I Bổ sung cân đối Ngân sách 200.150 200.150 200.150 100,00 100,00 100,00

1 Ngân sách cấp huyện 148.795 148.795 148.795 100,00 100,00 100,00 2 Ngân sách cấp xã 51.355 51.355 51.355 100,00 100,00 100,00

II Bổ sung có mục tiêu 169.646 230.861 405.202 136,08 175,52 154,55

Tổng thu NSNN (A+B) 404.889 471.652 670.494 116,49 142,16 128,69

(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Sông Lô)

* Lợi thế so sánh

- Là huyện miền núi vừa mới được tách ra từ huyện Lập Thạch cũ nên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 37)