Công ty cổ phần Chứng khoán Dầu khí - PSI đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông - cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty. Tiếp đến là Hội đồng quản trị - cơ quan quản lí cao nhất của công ty, bởi PSI được tổ chức theo mô hình CTCP do đó mọi hoạt động của công ty là do Hội đồng quản trị quyết định dưới sự giám sát của Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông trực tiếp bầu ra; Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên.
Về Ban kiểm soát của PSI có 3 thành viên, trong đó có 02 thành viên độc lập không điều hành. Ban kiểm soát được Đại hội đồng cổ đông giao thực hiện quyền giám sát HĐQT và có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định rõ trong điều lệ của công ty.
Vị trí tiếp theo là ban Giám đốc của do Hội đồng quản trị của công ty bổ nhiệm; sau đó là Phòng Báo cáo tài chính và Phòng Quản trị rủi ro - Kiểm soát nội bộ. Cuối cùng là 3 khối chuyên biệt bao gồm: Khối Dịch vụ chứng khoán ( bao gồm các phòng giao dịch, môi giới; phòng quản lý nghiệp vụ; phòng phát triển kinh doanh), Khối Tư vấn (là các phòng ban tư vấn chuyên môn), Khối vận hành (bao gồm phòng tổ chức hành chính , phòng công nghệ thông tin và phòng tài chính kế toán) và 01 Trung tâm Phân tích PSI (là các bộ phận PR, phòng phân tích doanh nghiệp, phòng chỉ số và phát triển sản phẩm).
21
Hinh 2.1: Cơ câu tô chức của PSI
Ngành nghề kinh doanh Mạng lưới kinh doanh Môi giới chứng khoán
Tư vấn tài chính & Đầu tư chứng khoán Lưu ký chứng khoán Bảo lãnh phát hành chứng khoán Tự doanh chứng khoán TP. Hà Nội TP. Hồ Chí Minh TP. Vũng Tàu Tp. Đà Nang 2.1.4. Ngành ngh ề kinh doanh
PSI cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính tiêu chuẩn quốc tế bao gồm: Dịch vụ chứng khoán, Dịch vụ Ngân hàng đầu tư và Phân tích phát triển chỉ so.
Chỉ tiêu Năm
2017 2018 2019
Doanh thu thuần 88.690 99.783 122.310
Doanh thu hoạt động tài chính 2.527 3.016 1.622
Tổng chi phí 73.565 98.373 117.026
Chi phí quản lý doanh nghiệp 29.225 27.841 26.974
Chi phí tài chính 40 11 6.835 Chi phí khác 6 9 108 Thu nhập khác 93 900 18 LNTT 17.746 5.325 6.924 22 *Dịch vụ chứng khoán
Dịch vụ chứng khoán của PSI bao gồm: Mở tài khoản giao dịch, Giao dịch chứng khoán niêm yết, Dịch vụ hỗ trợ giao dịch chứng khoán, Dịch vụ Tư vấn đầu tư, Dịch vụ hỗ trợ tài chính, Lưu ký chứng khoán, Dịch vụ quản lý sổ cổ đông
*Dịch vụ ngân hàng đầu tư
PSI là một trong số ít CTCK có thể cung cấp tất cả các nghiệp vụ tư vấn bao gồm: Tư vấn Tái cấu trúc, M&A, Cổ phần hóa, Quản trị doanh nghiệp, Phát hành, Niêm yết.
*Phân tích, phát triển chỉ số
Song song với các mảng kinh doanh chính, PSI còn cung cấp các sản phẩm nghiên cứu phân tích thông qua bộ phận Phân tích và phát triển chỉ số đặc biệt bộ chỉ số PVN-Index.
2.2. TH ỰC TRẠ NG HIỆ U QUẢ KINH DOANH C ỦA CÔNG TY C ỔPH Ầ N CH ỨNG KHOÁN D Ầ U KHÍ - PSI PH Ầ N CH ỨNG KHOÁN D Ầ U KHÍ - PSI
2.2.1. Khái quát v ề k ế t qu ả kinh doanh c ủ a PSI
Bảng 2. 1. Khái quát kết quả kinh doanh của PSI giai đoạn 2017-2019
Năm 2017 2018 2019 %Chênh lệch 2018/2017 %Chênh lệch 2019/2018
Doanh thu thuần 88.690 99.783 122.310 12,51% 22,58%
Doanh thu môi giới chứng khoán
25.667 25.200 14.511 -1,82% -42,42%
Doanh thu bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán
64 39 136 -39,06% 248,72%
Doanh thu lưu ký chứng khoán
8.470 8.589 7.191 1,40% -16,28%
Doanh thu tư vấn tài chính
9.927 16.368 12.049 64,88% -26,39%
Lãi từ các khoản cho vay và phải thu
31.354 34.488 38.118 10,00% 10,53%
Nguồn: BCTC của PSI qua các năm
Từ bảng số liệu ta có thể thấy:
23
Doanh thu thuần của công ty tăng liên tục trong 3 năm. Đây là một tín hiệu tốt đối với HĐKD của công ty. Tuy nhiên, với chỉ riêng điều này chưa thể khẳng định được về lâu dài, công ty có thể phát triển mạnh hơn nữa được hay không.
Tổng chi phí của PSI tăng qua giai đoạn 3 năm, chứng tỏ sự quản lý kiểm soát chi phí chưa được hiệu quả. Tuy nhiên, trong đó, PSI đã tích cực quản lý chi phí dành cho quản lý doanh nghiệp nhìn thấy sự giảm qua 3 năm.
Lợi nhuận trước thuế thấy một sự biến động trong 3 năm vừa qua. Cụ thể, lợi nhuận năm 2017 là gần 18 tỷ đồng, 2 năm sau đó đều giảm mạnh so với 2017 chỉ hơn 5 tỷ đồng và gần 7 tỷ đồng, điều này nguyên nhân 1 phần do tác động tình hình kinh tế từ bên ngoài và do nội tại hoạt động của công ty.
Để có cái nhìn rõ hơn về kết quả kinh doanh của PSI trong 3 năm vừa qua: 2017, 2018 và 2019 em sẽ lần lượt phân tích các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận để đánh giá chi tiết hơn vấn đề này.
2.2.1.1. Doanh thu
Bảng 2. 2. Kết quả doanh thu của PSI giai đoạn 2017-2019
Lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/ lỗ (FVTPL) 7.312 11.584 42.355 58,42% 265,63% Thu nhập khác 4.530 3.206 6.775 -29,23% 111,32% Năm 2017 2018 2019
Doanh thu thuần 100% 100% 100%
Doanh thu môi giới chứng khoán 28,940% 25,255% 11,864%
Doanh thu bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán
0,072% 0,039% 0,111%
Doanh thu lưu ký chứng khoán 9,550% 8,608% 5,879%
Doanh thu tư vấn tài chính 11,193% 16,404% 9,851%
Lãi từ các khoản cho vay và phải thu 35,352% 34,563% 31,165%
Lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông
qua lãi/ lỗ (FVTPL) 8,244% 11,609% 34,629%
Thu nhập khác 5,108% 3,213% 5,539%
24
Nguồn: BCTC của PSI qua các năm
Nhìn chung, quy mô doanh thu của PSI có xu hướng tăng trong giai đoạn suốt 3 năm từ 2017 đến 2019. Tuy cụ thể từng mảng doanh thu có sự tăng giảm khác nhau giữa các năm nhưng nhìn chung tổng doanh thu có sự cải thiện. Bản thân chính công ty đã rất nỗ lực để củng cố hoạt động, khắc phục các khó khăn trong bối cảnh tác động từ bên ngoài thị trường và ngành dầu khí gặp khủng hoảng.
Bảng 2. 3. Cơ cấu doanh thu của PSI giai đoạn 2017-2019
Nguồn: Tính toán dựa trên dữ liệu của Bảng 2.2
Các nghiệp vụ của PSI rất đa dạng đem đến nhiều nguồn thu khác nhau cho công ty. Những nguồn thu chủ yếu đến từ: hoạt động môi giới chứng khoán, lãi từ các khoản cho vay và phải thu và lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/ lỗ (FVTPL); đây là những hoạt động được tập trung chú trọng đầu tư để bảo đảm duy trì nguồn thu ổn định và tăng trưởng hơn cho công ty trong tương lai. Các hoạt động khác tuy đem lại nguồn thu thấp hơn và chưa ổn định qua các năm nhưng cũng góp phần đa dạng hóa các khoản thu cho công ty và có thể đem lại giá trị gia tăng
lớn nếu được chú trọng đầu tư hơn nữa. Để tìm hiểu cụ thể về sự biến động trong cơ cấu doanh thu của công ty chúng ta sẽ xem xét trên từng nghiệp vụ cụ thể:
- Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán
Doanh thu hoạt động môi giới luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn 10% trong tổng cơ cấu doanh thu của PSI. Đối tượng khách hàng của mà công ty cung cấp nghiệp vụ này tương đối đa dạng: khách hàng cá nhân, tổ chức, khách hàng trong nước và cả khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên, đi cùng với điều kiện của thị trường thì doanh thu hoạt động môi giới của PSI lại có xu hướng giảm.
Năm 2017 tỷ trọng doanh thu môi giới đóng góp vào cơ cấu doanh thu thuần của PSI đạt 28,138% - cao nhất trong vòng 3 năm; cũng năm này do các chương trình ESOP GAS và ESOP DPM (ESOP là chương trình phát hành quyền chọn mua cổ phần dành cho cán bộ nhân viên chủ chốt của công ty nhằm mục đích gắn kết hiệu quả làm việc của nhân viên với lợi ích chung của công ty) đến hạn nên PSI cũng thu được khá nhiều phí môi giới từ nhóm khách hàng này.
Đến năm 2018, TTCK vẫn diễn biên thuận lợi ở các tháng đầu năm và ít sôi động ở các tháng cuối năm do đó doanh thu môi giới chứng khoán cũng biến động theo thị trường giảm gần 2% so với năm 2017. Năm 2019, kết quả hoạt động môi giới của PSI trong năm đạt được vẫn ở mức rất hạn chế, doanh thu môi giới năm 2019 đạt 14,511 tỷ đồng, giảm gần 11 tỷ đồng so với 2018. Sự giảm này nguyên nhân chủ yếu là do giá trị giao dịch bình quân trên thị trường sụt giảm so với năm 2018. Cụ thể, khối lương giao dịch bình quân trong phiên trong năm đạt 189,2 triệu chứng khoán, tương ứng với giá trị 3,765 tỉ đồng/ngày, so với cùng kỳ 2018 đã sụt giảm lần lượt 17,8% về khổi lượng và 26,8% về giá trị giao dịch. Tuy nhiên, đây lại là năm PSI nằm trong Top 3 các CTCK có thị phần môi giới Trái phiếu lớn nhất năm 2019, điều này chứng tỏ các CTCK trên thị trường cạnh tranh cũng có sự nao núng, giảm sút không kém PSI trong năm 2019 này.
- Lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL)
Nhìn vào bảng cơ cấu doanh thu ta có thể thấy rất rõ xu hướng tăng về khoản mục này của PSI. Năm 2017, khoản lãi này khá thấp chỉ hơn 7 tỷ đồng, tuy nhiên bước sang năm 2018 đã có sự cải thiện đạt 11,584 tỷ đồng, tăng gần 59% so với năm 2017.
Năm 2019, PSI lại chứng kiến một bước đột phá mạnh hơn nữa khi khoản lãi này đạt 42,355 tỷ đồng, tăng trưởng 265,63% so với cùng kỳ năm 2018, đưa tỷ trọng của nó chiếm phần trăm cao nhất trong cơ cấu doanh thu năm 2019: 34,629%. Thêm nữa, tuy các hoạt động đầu tư cổ phiếu niêm yết còn hạn chế nhưng năm 2019 căn cứ vào nhu cầu mở rộng HĐKD mang lại mức sinh lời ổn định cùng với việc căn cứ tình hình nguồn vốn hiện có, PSI cũng đã thực hiện đầu tư vào các trái phiếu chưa niêm yết như HPX, KBC, MSN,... mang lại một khoản doanh thu ổn định cho PSI. Đó là một sự nỗ lực rất đáng ghi nhận cho PSI trong khi điều kiện thị trường còn nhiều khó khăn, rủi ro như hiện nay.
- Lãi từ các khoản cho vay và phải thu
Đây là khoản mục quan trọng đem lại nguồn thu ổn định nhất cho CTCP chứng khoán Dầu Khí. Tỷ trọng của hoạt động này cũng chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu doanh thu hàng năm, đều hơn 30% trở lên trong 3 năm trở lại đây. Khoản lãi này luôn trên đà tăng trưởng rõ rệt, có thể thấy PSI khá đầu tư chú trọng vào khoản mục này để nâng cao doanh thu công ty.
Các năm 2017, 2018 và 2019 lãi từ hoạt động này của PSI luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và tăng trưởng hơn so với các năm trước đó. Riêng năm 2019 sự gia tăng của chỉ tiêu này còn là do công ty đã phát hành thành công hơn 200 tỷ trái phiếu PSI bổ sung thêm cho nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh của công ty và đẩy dư nợ cho vay margin tăng từ 251 tỷ đồng vào tháng 6/2019 lên gần 400 tỷ đồng vào tháng 12/2019.
- Doanh thu nghiệp vụ lưu ký chứng khoán
Từ năm 2017 đến 2018 nhìn thấy một xu hướng tăng nhẹ trong doanh thu nghiệp vụ lưu ký chứng khoán của PSI, cụ thể doanh thu lưu ký năm 2017 và 2018 lần lượt là 8,470 tỷ đồng và 8,589 tỷ đồng, chủ yếu do một phần doanh thu lưu ký từ Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) và các đơn vị thành viên, phần còn lại là do doanh thu quản lý cổ đông, phí chuyển nhượng cổ phần các mã cổ phiếu chưa niêm yết như PVcomBank, PVMachino, PVShipyard, Petrowaco,.. ..và trả hộ cổ tức các đơn vị; doanh thu lưu ký này chính là phần giá trị gia tăng từ các hoạt động tư vấn thành công của công ty. Tuy nhiên, năm 2019, mức doanh thu lưu ký chứng khoán là 7,191 tỷ đồng, giảm tới 16% so với năm 2018 khiến tỷ trọng của hoạt động này
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Giá trị %Tỷ trọn g Giá trị %Tỷ trọng Giá trị %Tỷ trọng
trong doanh thu thuần giảm xuống chỉ còn 5,879%, điều này là do từ 15/2/2019 mức thu phí lưu ký mới được áp dụng đối với chứng chỉ quỹ, cổ phiếu, chứng quyền là 0,3 đồng/tháng đã giảm so với mức cũ là 0,4 đồng/tháng gây ra doanh thu sụt giảm.
- Doanh thu nghiệp vụ tư vấn tài chính
Doanh thu hoạt động tư vấn bao gồm doanh thu từ các hoạt động tư vấn niêm yết, phát hành, tư vấn tái cấu trúc, tư vấn M&A, quản trị doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hóa,... Hoạt động này ngày càng mang lại nhiều thu nhập cho PSI. Đây là hoạt động cốt lõi đã được Ban lãnh đạo công ty xác định là thế mạnh và cần tiếp tục phát triển trong những năm tới. Tuy nhiên, ta lại thấy tỷ trọng doanh thu của PSI trong tổng doanh thu có xu hướng biến động.
Trái ngược với sự thành công của PSI trong hoạt động này vào các năm trước đó, đây là hoạt động chưa hiệu quả của công ty trong năm 2017 khi mà doanh thu cho hoạt động này thấp nhất trong 3 năm: chỉ hơn 9 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2018 doanh thu từ hoạt động tư vấn đã đạt 16,368 tỷ đồng; tăng vượt bậc 65% so với năm 2017. Điều này là do công ty đã tái cơ cấu, thay đổi chiến lược hoạt động, chủ trọng hơn đến các đối tác khách hàng nước ngoài đặc biệt từ Nhật Bản. Năm 2019, doanh thu từ hoạt động này có giảm so với năm 2018, nhưng nhìn chung PSI vẫn đang chú trọng làm tốt các hoạt động dịch vụ tư vấn với các đối tác khách hàng trong và ngoài nước; và hứa hẹn còn tăng trưởng trong tương lai.
- Doanh thu hoạt động bảo lãnh, đại lý phát hành chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh thu của PSI. Trong đó, doanh thu này mặc dù có tự tăng mạnh vào năm 2019 hơn 2 năm trước đó 248,72% so với năm 2018, đạt 136 triệu đồng, nhưng vẫn không đáng kể trong cơ cấu doanh thu của PSI.
Nhận xét chung về kết quả kinh doanh của công ty từ 2017 đến 2019, ta thấy mặc dù chịu nhiều tác động từ kinh tế - chính trị thế giới nói chung và TTCK nói riêng nhưng PSI vẫn duy trì được mức tăng trong doanh thu hoạt động kinh doanh, đây được coi là một thành công lớn của chính công ty. Bên cạnh đó, PSI cũng không ngừng tích cực cải thiện cơ cấu doanh thu phù hợp với thị trường và nguồn lực của mình.
28
2.2.1.2. Chiphí
Bảng 2. 4. Cơ cấu chi phí của PSI giai đoạn 2017-2019
Chi phí hoạt động kinh doanh 44.294 60,243 70.512 71,686 83.109 75,423
Chi phí quản lý doanh nghiệp 29.225 39,748 27.841 28,305 26.974 26,973
Chi phí tài chính 40 0,054 11 0,011 6.835 5,841
Chi phí khác 6 0,008 9 0,009 108 0,098
Tổng chi phí 73.565 100,00
Chỉ tiêu
Năm
2018 so với 2017 2019 so với 2018
Tốc độ thay đổi doanh thu kinh doanh 12,51% 22,58%
Tốc độ thay đổi chi phí HĐKD 59,19% 17,87%
Nguồn: Tính toán từ BCTN của PSI qua các năm
Nhìn chung chi phí của PSI trong 3 năm trở lại đây từ 2017 đến 2019 có xu hướng tăng. Năm 2017 tổng chi phí của PSI là 73,525 tỷ đồng và 2 năm sau đó con số này lại tăng lên và chạm mốc 117,026 tỷ vào năm 2019. Như vậy trong vòng 3 năm tổng chi phí của công ty có xu hướng tăng mạnh, nhất vào năm 2019. Nhìn từ bảng tổng kết trên ta có thể thấy rất rõ nguyên nhân chính dẫn đến chi phí tăng là do chi phí hoạt động kinh doanh tăng, đồng thời nó lại lại khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí của công ty.