2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, PSI cũng có nhiều hạn chế mà công ty cần phải giải quyết và khắc phục để họat động kinh doanh của công ty hiệu quả hơn và tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Có thể thấy được một số hạn chế của PSI như sau:
- Quy mô vốn kinh doanh của công ty vẫn còn hạn chế.
Năng lực tài chính cụ thể là nguồn vốn của công ty vẫn còn yếu, nhất là so với các đối thủ canh tranh trên thị trường. Do đó, việc duy trì và bổ sung vốn để mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh là điều vô cùng cần thiết hiện nay với PSI.
- Công tác quản lý chi phí HĐKD còn kém, cơ cấu chi phí chưa hợp lý
Chi phí HĐKD tăng qua các năm, chứng tỏ sự quản lý chi phí chưa hiệu quả, chưa mang lại hiệu quả cao về kinh tế cho công ty. Bên cạnh đó, còn có năm tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu ví dụ năm 2018. Sự tăng của chi phí này chủ yếu
54
là do các khoản phát sinh, không dự tính trước của PSI. Doanh thu và chi phí tăng không đồng đều, kéo theo lợi nhuận biến động tăng giảm bất thường.
- Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời còn rất thấp, thấp hơn nhiều so với toàn ngành.
Các chỉ số sinh lời qua các năm hầu như còn nhiều biến động, tăng giảm thất thường và khá thấp so với toàn ngành tài chính. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp chưa được ổn định, kinh doanh còn bấp bênh, chưa hiệu quả; bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn vốn và cổ phiếu của doanh nghiệp chưa được tốt và phản ánh năng lực kinh doanh của công ty cũng ở mức trung bình.
- Chưa khai thác hết tiềm năng mà doanh thu có thể đạt đươc như các CTCK khác cùng ngành
Cơ cấu doanh thu hoạt động của PSI chưa hợp lý. Điều này dẫn đến một số nghiệp vụ có doanh thu rất ít, chưa đạt được hiệu quả cao. Một số nghiệp vụ chủ chốt đến năm 2019 lại không mang đến thu nhập tốt cho PSI chẳng hạn như nghiệp vụ tư vấn chứng khoán và môi giới cũng bị giảm so với các năm trước. Trong cả giai đoạn 3 năm từ 2017 đến 2019, PSI do chú trọng phát triển dịch vụ chứng khoán nên dẫn đến hoạt động tự doanh phần lớn tập trung vào quản lý danh mục đầu tư chứng khoán OTC, do đó các hoạt động đầu tư cổ phiếu, chứng khoán niêm yết còn hạn chế. Bên cạnh đó so sánh với các CTCK cùng ngành, doanh thu của PSI cũng chưa được khả quan.
Bảng 2. 19. Tổng doanh thu của PSI và một số công ty chứng khoán giai đoạn 2017-2019
HCM 1.540.043 2.352.127 1.562.251
MBS 840.375 1.045.833 948.463
VIX 389.962 454.395 438.648
FTS 339.649 728.490 414.572
BVS 483.680 547.579 563.655
Nguồn: BCTN của các CTCK qua các năm
So sánh với 6 CTCK khác cùng ngành bao gồm: HCM, MBS, VIX, FTS, AGR, BVS (trong đó: HCM, MBS và BVS là 3 công ty nằm trong top 10 CTCK có thị phần môi giới cổ phiếu thị trường cổ phiếu niêm yết lớn nhất trên thị trường theo công bố của SGDCK Hà Nội (HNX) quý 1 năm 2020) cho thấy tổng doanh thu của PSI nhỏ hơn những công ty này rất nhiều. Trong cả giai đoạn 2017-2019 doanh thu của PSI luôn nhỏ hơn các công ty này. Mặc dù sự so sánh quy mô doanh thu giữa các công ty này với PSI chưa xem xét đến các yếu tố khác như quy mô nguồn vốn, lĩnh vực hoạt động,... kết quả so sánh có phần sẽ hơi khập khiễng; tuy nhiên những con số này cũng phần nào cho thấy quy mô doanh thu của PSI nhỏ hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
a. Nguyên nhân khách quan
*Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế tác động trực tiếp và gián tiếp đến HQKD của tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh tế trong đó có PSI, thông qua các cơ chế tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất ngân hàng và tỷ giá hối đoái. Kinh tế trong và ngoài nước trong 5 năm gần đây có nhiều biến động dẫn đến TTCK Việt Nam và các CTCK trong đó có PSI chịu ảnh hưởng nặng nề. Kinh tế thế giới năm 2017 và đầu năm 2018 tăng trưởng tích cực hơn các năm trước đó, tuy nhiên sự tăng trưởng này không được lâu dài, cuối năm 2018 và năm 2019 đã xuất hiện các diễn biến phức tạp hơn trong mối quan hệ căng thẳng giữa các nước, tình hình kinh tế và chính trị thế giới. Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc và xung đột thương mại giữa nhiều nước gây ra những tác động sâu rộng và nhiều chiều đến nền kinh tế thế giới: Chủ nghĩa bảo hộ leo thang, tiến trình Brexit bế tắc; căng thẳng chính trị tiếp diễn tại nhiều khu vực trong đó nổi bật là khu vực Trung Đông với tâm điểm là quan hệ Mỹ - Iran, khu vực biển Đông, quan hệ Mỹ- Triều Tièn,... Do tác động của các yếu tố căng thẳng thương mại và biến động chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới giảm xuống còn 3,07% - mức thấp nhất kể từ thời kỳ khủng
hoảng tài chính toàn cầu và thấp hơn đáng kể so với mức trung bình 3,83% trong giai đoạn 2010-2018 ảnh hưởng lớn đến TTCK nói chung và PSI nói riêng.
- Tăng trưởng kinh tế
Hình 2. 5. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam từ năm 2000 đến nay
10
2
2004 2008 2012 2016 2020
SOURCE: TRADIHGECOHOMICS.COM I GEHERAi- STATimcs OFFICE OF VIETHAM
Nguồn: tradingeconomics.com
Trong 3 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam khá chậm. Nếu như từ năm 2008 đến hết 2012, nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP còn nhiều biến động thì trong 7 năm gần đây từ 2013 đến 2019, chỉ số này đã có xu hướng tăng dần. Bước sang năm 2017, kinh tế Việt Nam được hưởng lợi một phần nhờ sự hồi phục kinh tế tích cực hơn tại khu vực Châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản; bất chấp sự thiếu tích cực của nền kinh tế Mỹ, kinh tế trong nước đạt kế hoạch 6.94% một trong những thách thức vĩ mô lớn nhất đối với Việt Nam trong năm này đó là không gian tài khóa cạn kiệt: thu ngân sách không đủ chi thường xuyên và trả nợ dẫn tới hệ quả: thâm hụt ngân sách và nợ công tăng; sức ép tăng thuế; các địa phương tự chủ ngân sách sẽ tăng tỷ lệ điều tiết về Trung Ương; dồn gánh nặng thanh toán lên chính sách tiền tệ (thị trường tín dụng; hạ lãi suất) và chính sách cơ cấu. Cuối năm 2018 và năm 2019, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển bị chững lại do chiến tranh thương mại và sự kiện Brexit và với các nền kinh tế đang phát triển thì sụt giảm, một số rơi vào suy thoái; tác động không nhỏ đến TTCK và các công ty hoạt động trong thị trường này.
- Lạm phát
Hình 2. 6. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm
Nguồn: worlddata.info
Lạm phát là một trong những yếu tố kinh tế vĩ mô quan trọng, có mối quan hệ mật thiết với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, nền kinh tế phát triển thường đi đôi với lạm phát. Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam đã di chuyển trong 23 năm qua thấp nhất -1,7% vào năm 2000 và ngưỡng cao nhất là 23,12% vào năm 2008- năm khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cũng giống như tốc độ tăng trưởng GDP thì lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây có sự biến động. Trong 5 năm gần đây, lạm phát thấp nhất là năm 2015 và có xu hướng tăng vào những năm sau đó và giảm vào năm 2019. CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với năm 2017 và tăng 2,98% so với tháng 12 năm 2017, trong 2 năm này Nhà nước đã đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ mức CPI bình quân năm dưới 4% trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 12-2019 tăng 1,4% so với tháng trước đó, mức tăng cao nhất trong vòng 9 năm qua. Chỉ số lạm phát năm 2019 khoảng 2,79%, thấp hơn nhiều so với tăng trưởng, giúp cho tăng trưởng càng thêm ý nghĩa. Với chỉ số này, lạm phát năm 2019 thấp nhất trong 3 năm gần đây (2018 là 3,54% và năm 2017 là 3,53%), nằm dưới cả mức dự báo của ban chỉ đạo tư đầu năm là CPI tăng từ 3,3-3,9%. Như vậy dù là thông qua cung hay cầu chứng khoán, lạm phát biến động khó lường của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động trên TTCK nói chung và hoạt động của PSI nói riêng.
Nhìn chung, những diễn biến kinh tế này đã tác động đến HQKD của PSI. Nền kinh tế chưa có nhiều khởi sắc đáng kể, hoạt động của nhiều doanh nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém khiến cho nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục lựa chọn
phương án đứng ngoài thị trường, chờ đợi sự phục hồi của nền kinh tế. Chính vì vậy PSI khá khó khăn trong việc phát triển khách hàng mới do nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường. Hơn nữa, TTCK biến động mạnh cũng khiến cho các khoản đầu tư cổ phiếu của công ty giảm giá nghiêm trọng, dẫn đến giá trị rủi ro thị trường của công ty cao hơn.
*Hệ thống pháp lý
Bên cạnh những điểm tích cực TTCK còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém, như hệ thống pháp luật điều chỉnh thị trường còn lỏng lẻo, chưa đầy đủ và thiếu sự đồng bộ chưa bao quát được các vấn đề nảy sinh trên TTCK như: cầm cố chứng khoán, tài khoản ủy thác đầu tư; Nội dung, thời hạn công bố thông tin chưa đáp ứng cho yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin cho thị trường; Việc chậm trễ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành dưới Luật gây ra nhiều khó khăn đối với công tác quản lý, khó khăn trong việc áp dụng và hướng dẫn khách hàng tham gia các sản phẩm mới như (chứng khoán phái sinh, giao dịch trong ngày) của các doanh nghiệp. Đặc biệt là các văn bản dưới luật được coi song hành cùng với Luật mới qua giai đoạn hoàn tất Dự thảo và Dự thảo đang chờ thẩm định của các bộ ban hành. Ví dụ như Luật chứng khoán ban hành năm 2006, Luật sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán ban hành năm 2010 nhưng đến giữa năm 2012 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán sửa đổi, bổ sung mới ra đời. Ngoài ra, hiện nay Luật Doanh nghiệp 2014 đã có hiệu lực thị hành kể từ ngày 01.07.2016 có nhiều nội dung mâu thuẫn với Luật chứng khoán hiện hành như việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, liên quan đến việc chào bán cổ phần dưới mệnh giá.... Và mới đây nhất, ngày 26/11/2019 Luật Chứng khoán được Quốc Hội thông qua vào ngày 26/11/2019 nhưng đến tận ngày 01/01/2021 mới bắt đầu có hiệu lực. Điều này gây cản trở hoạt động của các doanh nghiệp. Thêm nữa, chủ trương tái cơ cấu TTCK của Chính phủ giai đoạn 2018-2025 cũng là những thách thức rất lớn đối với các CTCK vừa và nhỏ như PSI.
'Ngoài ra, hoạt động của CTCK nói chung và PSI nói riêng bị điều chỉnh trực tiếp bởi hệ thống các văn bản pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, các Bộ ngành và các cơ quan chức năng liên quan. Bên cạnh đó, hoạt động của PSI cũng như các doanh nghiệp khác trên TTCK chịu sự chi phối trực tiếp của hệ thống
pháp luật liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư, Luật Thue.... Do vậy, ngoài rủi ro liên quan đến sự thay đổi, điều chỉnh các văn bản luật về lĩnh vực chứng khoán, còn tồn tại những rủi ro khác liên quan đến việc thiếu tính đồng bộ và nhất quán giữa Luật chứng khoán và các luật liên quan. Ngoài rủi ro pháp lý về luật pháp nói chung, trong hoạt động của các CTCK còn có loại rủi ro pháp lý phát sinh từ sự xung đột về quyền và lợi ích giữa Công ty và các đối tác hay khách hàng có thể gây những bất lợi cho Công ty.
*Tâm lý đầu tư theo đám động của các nhà đầu tư Việt Nam
Theo thống kê của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, các giao dịch trên TTCK Việt Nam chủ yếu vẫn là của các nhà đầu tư cá nhân, trong khi trên thế giới, số lượng giao dịch của nhà đầu tư tổ chức chiếm từ 80 - 85% tổng số lượng giao dịch trên toàn thị trường. Điều này gây nhiều bất cập cho TTCK Việt Nam, bởi các nhà đầu tư cá nhân hiểu biết về thị trường còn hạn chế và đặc biệt là tâm lý đầu tư theo đám đông vô cùng lớn. Tâm lý đám đông tác động trực tiếp đến giá cổ phiếu và làm cho giá cổ phiếu tăng mạnh hoặc giảm mạnh, trong khi đó giá trị và bản chất của doanh nghiệp bị bỏ quên. Tâm lý đám đông tạo ra làn sóng đầu cơ đẩy giá cổ phiếu tăng quá cao hoặc quá thấp so với giá trị thực, và rồi chính những hành động "tháo chạy" của đám đông đã gây ra những lần khủng hoảng trên TTCK.
Hành vi này của các nhà đầu tư không chỉ gây rối loạn thị trường mà còn gây khó khăn lớn cho các CTCK trong quá trình hoạt động. Ví dụ, năm 2016 giá cổ phiếu của các công ty ngành dệt may và thủy sản, logistics như: Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công, Công ty CP Sản xuất - Thương mại May Sài Gòn,. tăng nhanh chóng do kỳ vọng của các nhà đầu tư sau khi Việt Nam đàm phán ký kết TPP thành công. Tuy nhiên khi Tổng thống Mỹ tuyên bố từ bỏ TPP, tâm lý bầy đàn tháo chạy khỏi TTCK khiến các mã cổ phiếu trên giảm mạnh. Hay việc đầu tư đón sóng niêm yết đã làm sàn OTC nóng trở lại khi những cổ phiếu có thông tin sắp niêm yết được săn đón trên mọi diễn đàn, mọi kênh mua bán OTC; tâm lý đám đông đã tạo sức cầu lớn khiến những cổ phiếu OTC bị lãng quên từ lâu bỗng trở thành tâm điểm và tăng giá gấp 2, gấp 3 trong thời gian ngắn. Hay gần đây nhất, cổ phiếu của Tổng CTCP Y tế Danameco (HNX: DNM) đã tăng liên tiếp nhiều phiên liền, biến một cổ phiếu không thanh khoản thành cố phiếu được săn đón
nhất giữa tâm dịch virus corona. Tất cả những điều này kéo giá chứng khoán của rất nhiều công ty, ngành lĩnh vực đi xuống đặc biệt là các công ty thuộc ngành tài chính - ngân hàng trong đó có PSI.
*Cạnh tranh trong và ngoài ngành
Cạnh tranh là quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường, nó luôn tồn tại trong bất cứ môi trường hoạt động kinh doanh nào. Theo Thống kê tới tháng 11/2019, từ 105 công ty vào năm 2015, nay giảm còn 74 CTCK với 251 Trụ Sở/ Chi nhánh / Phòng Giao dịch tại Việt Nam được cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh giành thị phần đang diễn ra vẫn khá gay gắt. Theo thông kê của SDGCK TP.HCM trong năm 2019 thì 10 CTCK lớn nhất trên thị trường chiếm gần 60% thị phần môi giới trên cả 2 sàn HOSE và HNX. Rõ ràng, việc phải cạnh tranh với các công ty lớn nằm trong top 10, đã có năng lực tài chính dồi dào là một việc khá khó đối với PSI trong việc thu hút khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ. Do vậy một trong những cách tốt nhất để PSI thu hút khách hàng, nâng cao thị phần là hoàn thiện chất lượng dịch vụ, mang đến sự hài lòng nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế sâu rộng một mặt tạo thời cơ, cơ hội cho đất nước nhưng mặt khác lại tạo thêm sự cạnh tranh gay gắt giữa các CTCK nội và ngoại, đặc biệt khó khăn đối với các CTCK có quy mô nhỏ và vừa như PSI.