Định hướng phát triển của TTCK Việt Nam và CTCP Chứng khoán Dầu

Một phần của tài liệu 244 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán dầu khí PSI,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 82)

3.1.1. Định hướng phát tri ể n c ủ a TTCK Vi ệ t Nam

*Mục tiêu tổng quát

+ Thực hiện theo Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ với định hướng tiếp tục cơ cấu lại toàn diện để TTCK trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế; xây dựng cơ cấu hợp lý, cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu, giữa trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp; hỗ trợ tích cực cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước,... Từ định hướng lớn này đã mở ra dư địa mới cho TTCK phát triển trong thời gian tới.

+ Thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế.

+ Phát triển TTCK ổn định, vững chắc, cấu trúc hoàn chỉnh với nhiều cấp độ, đồng bộ về các yếu tố cung - cầu; tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế.

+ Bảo đảm tính công khai, minh bạch, các tiêu chuẩn và thông lệ quản trị công ty, tăng cường năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và lòng tin của thị trường.

+ Chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, tăng cường mở cửa hội nhập với thị trường khu vực và thế giới, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế.

*Mục tiêu cụ thể

- Các chỉ tiêu mang tính định lượng như: Phấn đấu quy mô thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP vào năm 2020 và 120% GDP vào năm 2025; quy mô thị

trường trái phiếu đạt mức 47% GDP vào năm 2020 và 55% GDP vào năm 2025. Số lượng công ty niêm yết đến năm 2020 tăng 20% so với năm 2017.

- Số lượng các nhà đầu tư trên thị trường đạt mức 3% dân số vào năm 2020 và 5% dân vào năm 2025. Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức, giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên TTCK.

- Đa dạng hóa các sản phẩm trên TTCK; triển khai các sản phẩm chứng quyền có đảm bảo, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ và hợp đồng tương lai trên các chỉ số mới ngoài chỉ số VN30 trước năm 2020 và từng bước triển khai các sản phẩm quyền chọn, hợp đồng tương lai trên cổ phiếu trước năm 2025.

- Trước năm 2025, nâng hạng TTCK Việt Nam trên danh sách các thị trường mới nổi.

- Tăng quy mô, độ sâu và tính thanh khoản của thị trường chứng khoán: Đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích đầu tư nước ngoài dài hạn, đào tạo nhà đầu tư cá nhân.

- Tăng tính hiệu quả của TTCK: Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm nghiệp vụ của SGDCK, Trung tâm Lưu ký chứng khoán; từng bước kết nối với các SGDCK, Trung tâm Lưu ký chứng khoán trong khu vực Asean.

- Tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở cho phép UBCKNN có đủ quyền lực để thực thi tốt các chức năng quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi.

- Tham gia chương trình liên kết thị trường khu vực ASEAN và thế giới theo lộ trình phát triển và đáp ứng yêu cầu về an ninh tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng hạn chế rủi ro, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới. Tham gia hợp tác quốc tế đa phương giữa Ủy ban Chứng khoán các nước trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ đa phương của Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO)

- Với các CTCK:

+ Lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật; nâng chỉ tiêu an toàn tài chính của các tổ chức kinh doanh chứng khoán tăng 20% so với hiện tại.

+ Đến năm 2025, chất lượng quản trị công ty trong các công ty niêm yết của Việt Nam đạt mức bình quân ASEAN-6.

+ Nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ trên cơ sở sắp xếp lại các CTCK, từng bước tăng quy mô, tiềm lực tài chính của CTCK, đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; mở cửa thị trường cho các trung gian tài chính nước ngoài phù hợp với lộ trình cam kết và mức độ cạnh tranh đối với các tổ chức trong nước.

3.1.2. Định hướng phát tri ể n c ủ a CTCP Ch ứ ng khoán D ầ u Khí - PSI

*Mục tiêu dài hạn

- PSI thay đổi chiến lược hoạt động, trở thành nhà cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính. Chiến lược phát triển đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 vạch rõ mục tiêu PSI sẽ trở thành CTCK hoạt động theo mô hình ngân hàng đầu tư tổng hợp tập trung vào lĩnh vực dầu khí - năng lượng. Công ty sẽ sử dụng những nguồn lực và lợi thế sẵn có để phát triển các dịch vụ cốt lõi là phân tích, tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính cho doanh nghiệp.

- Khối dịch vụ chứng khoán tiếp tục được đẩy mạnh, kỳ vọng đưa PSI lọt top 10 công ty có thị phần giao dịch chứng khoán lớn nhất Việt Nam.

*Mục tiêu ngắn hạn

- Đẩy mạnh việc mở rộng mạng lưới môi giới, cộng tác viên, điều chỉnh phương hướng kinh doanh, tập trung vào bán chéo với PVcomBank, đồng thời liên tục có những giải pháp và kế hoạch đào tạo, tuyển chọn nhân sự.

- Tập trung cải thiện chất lượng danh mục đầu tư.

- Củng cố vai trò tư vấn tài chính cho các đơn vị trong ngành Dầu khí, sát cánh cùng các đơn vị trong ngành thực hiện mục tiêu phát triển của từng đơn vị thông qua việc cung cấp các dịch vụ tư vấn niêm yết, phát hành chứng khoán, tìm kiếm cổ đông chiến lược, mua bán sáp nhập và tư vấn quản trị doanh nghiệp.

- Tích cực mở rộng hoạt động ra ngoài ngành, triển khai các hợp đồng với SCIC, Bộ Công thương ở Tập đoàn Than Khoáng sản, Tập đoàn hóa chất, Dệt may; từng bước tiếp cận và thực hiện 1 số hợp đồng thoái vốn của các doanh nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân TP Hà Nội và Hồ Chí Minh; tận dụng khai thác đối tác chiến lược SMBC Nikko để tìm kiếm cơ hội với các khối doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.

- Tiếp tục chủ trương một mặt bám sát các hoạt động thu xếp vốn của PVcomBank để tận dụng cơ hội khi thác tối đa các khách hàng thuộc PVcomBank, mặt khác đẩy mạnh tìm kiếm nhu cầu phát hành trái phiếu cuả doanh nghiệp bên ngoài để đẩy mạnh hoạt động đại lý phân phối phát hành Trái phiếu, từng bước xây dựng mạng lưới và mối quan hệ với các định chế đầu tư khác như các Ngân hàng, Công ty quản lý quỹ.

- Tiếp tục phát triển mảng khách hàng tổ chức để thu thêm các giá trị gia tăng từ mảng khách hàng này.

3.2. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢKINH DOANH C Ủ A CTCP CH ỨNG KHOÁN D Ầ U KHÍ - PSI KINH DOANH C Ủ A CTCP CH ỨNG KHOÁN D Ầ U KHÍ - PSI

Từ những phân tích đánh giá các chỉ tiêu định lượng ở trên để phản ánh HQKD của doanh nghiệp, bên cạnh đó chỉ ra những mặt tích cực và mặt hạn chế; em đưa ra những giải pháp hợp lý thiết thực nhằm tháo gỡ khó khăn, cải thiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Các giải pháp đó là:

3.2.1. M ở r ộ ng quy mô v ố n kinh doanh và nâng cao hi ệ u qu ả s ử d ụ ng v ố n

Để có thể cạnh tranh với các CTCK khác và từ đó giúp nâng cao doanh thu thì việc nâng cao nguồn vốn là điều bắt buộc với PSI. Quy mô vốn của PSI hiện nay ở mức trung bình, chủ yếu là VCSH, đủ khả năng để đáp ứng cho các hoạt động của công ty. Tuy nhiên, để có thể mở rộng kinh doanh cũng như tiến hành các HĐKD thì PSI cần phải thu hút thêm vốn đầu tư. Công ty có thể cân nhắc các nguồn huy động để tăng vốn điều lệ qua các phương án đề xuất sau: vay vốn từ các ngân hàng thương mại, phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu ưu đãi hoặc phát hành cổ phiếu thường.

- Vay vốn từ các ngân hàng thương mại: PSI có uy tín tài chính tốt, lành mạnh nên khả năng vay được vốn của các ngân hàng là khá cao. Tuy nhiên, PSI không nên phụ thuộc quá vào nguồn này, bởi danh mục cho vay của các ngân hàng có sự điều chỉnh trong những năm gần đây do áp dụng Thông tư 22/2019/TT-NHNN (đã có hiệu lực) của Chính phủ siết chặt hơn tỷ lệ cho vay trên vốn huy động của các ngân hàng, do đó dòng vốn từ ngân hàng sẽ bị hạn chế. Hơn nữa, trong giai đoạn 3 năm phân tích thì PSI có tỷ số nợ chưa thực sự ổn định, có năm lại tăng quá cao, do đó PSI cần duy trì một tỷ lệ nợ thấp để đảm bảo an toàn cho HĐKD.

- Phát hành trái phiếu: Phát hành trái phiếu sẽ giúp công ty huy động được nguồn vốn nhàn rỗi lớn trên thị trường mà không phải chia sẻ quyền sở hữu. Như năm 2019, khi thanh khoản của TTCK bùng nổ trong giai đoạn năm 2016-2017 và sang đến năm 2018-2019 thì sản phẩm mới - chứng khoán phái sinh, tạo ra nhiều cơ hội cho các CTCK hoạt động, nắm bắt điều đó thì PSI đã thành công trong việc huy động vốn bởi phát hành Trái phiếu ra thị trường với tổng giá trị hơn 200 tỷ. Căn cứ vào tình hình cụ thể của thị trường hiện nay trong bối cảnh các rủi ro vĩ mô gia tăng (chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, dịch bệnh Covid-19,...), phát hành trái phiếu dù có tiềm ẩn rủi ro hơn 2019 nhưng vẫn được đánh giá là kênh đầu tư tương đối an toàn nếu so với các kênh đầu tư khác. PSI có thể lựa chọn phát hành trái phiếu lãi suất thả nổi hoặc cố định; trái phiếu có thể chuyển đổi kèm quyền mua cổ phiếu hay trái phiếu có thể thu hồi,. để thu hút nhà đầu tư.

- Phát hành cổ phiếu ưu đãi: PSI có thể chọn phát hành cổ phiếu ưu đãi, điều này cũng giúp công ty tăng vốn chủ sở hữu mà không ảnh hưởng tới quyền sở hữu của các cổ đông hiện tại. Vì vậy, nó tạo cho công ty một cơ cấu vốn hợp lý mà vẫn đảm bảo tăng năng lực tài chính.

- Phát hành cổ phiếu thường: Phát hành cổ phiếu thường sẽ đảm bảo đem lại nguồn vốn lớn nhưng đổi lại, công ty phải chia sẻ quyền sở hữu với các nhà đầu tư cổ đông của công ty.

Đồng thời, PSI phải cân nhắc đến việc tăng tỷ lệ chi trả cổ tức để hấp dẫn các nhà đầu tư. Việc phát hành thêm cổ phiếu mới có thể dẫn đến hiện tượng pha loãng cổ phiếu, bất lợi cho các cổ đông và đặc biệt không ổn định cho thị trường, do đó về phát hành cổ phiếu mới PSI nên cân nhắc cho hợp lí.

Và nếu không có biện pháp thúc đẩy lợi nhuận song hành với tăng vốn thì các chỉ số tài chính, đặc biệt là hệ số ROE của công ty sẽ sụt giảm. Do đó, khi nâng cao nguồn vốn thì công ty phải có kế hoạch sử dụng vốn này một cách rõ ràng, cụ thể và giám sát để đảm bảo các đồng vốn huy động thêm được sử dụng một cách hiệu quả và hợp lý. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

- Trước khi bỏ vốn vào bất kỳ hoạt động nào PSI cũng cần đưa ra phương án kế hoạch kinh doanh tối ưu nhất nhằm sao cho mỗi đồng vốn bỏ ra đều thu được kết quả và ngày càng tăng lên.

- Cần có kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian. PSI cần xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động từng quý, tháng trên cơ sở cân đối với vốn lưu động hiện có và khả năng bổ sung trong quý, tháng; từ đó, có biện pháp xử lý hiệu quả, tạo sự liên tục, liền mạch trong sử dụng vốn lưu động cả năm.

- Bộ phận kế toán tài chính cần có các báo cáo công nợ thường xuyên đều đặn hàng tháng để quản lý việc trả nợ cho các chủ nợ của công ty, để tránh việc phát sinh thêm các chi phí khác và tránh trường hợp nợ tồn đọng quá nhiều khó kiểm soát và đảm báo uy tín cho công ty. Đồng thời, công ty cũng cần tăng lượng dự trữ tiền mặt, lập kế hoạch sử dụng ngân sách hợp lý tránh việc trả nợ chậm dẫn đến tăng chi phí trả lãi vay chậm.

- Luôn phải cân đối giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu để vừa đảm bảo khả năng thanh toán đồng thời tận dụng đòn bẩy tài chính để nâng cao hiệu quả sinh lời cho công ty.

- Thông qua các nghiệp vụ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hệ thống các chỉ tiêu phát triển tài chính của công ty. Sử dụng vốn phải theo nguyên tắc bảo toàn, phấn đấu không có nợ xấu, thất thoát tài sản, lãng phí chi phí.

Mọi hoạt động thực sự của doanh nghiệp chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi bộ phận quản trị tài chính phân tích đúng đắn, vận dụng các quy luật phù hợp vào việc sử dụng vốn của doanh nghiệp.

3.2.2. Qu ả n lý hi ệ u qu ả các kho ả n chi phí

Đây là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển và kinh doanh hiệu quả của bất kỳ một công ty nào. PSI có sự kiểm soát chi phí cho quản lý doannh nghiệp là tôt,

nhưng chi phí cho HĐKD thì chưa hiệu quả. Dưới đây là một số giải pháp cho quản lý chi phí cho PSI:

+ Trước khi bỏ chi phí ra cho bất kỳ một hoạt động nào, công ty nên có kế hoạch rõ ràng về khoản chi đó, tránh chi tiêu cho các hoạt động không cần thiết hoặc chi quá mức. Đặc biệt, cần tiếp tục công tác giảm thiểu, tiết kiệm các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp hơn nữa, các chi phí không cần thiết khống chế trong phạm vi dự toán góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

+ Phân loại và tính toán các loại chi phí khác nhau, chi phí phát sinh một cách khoa học theo từng mục đích, nguyên tắc nhất quán, yêu cầu nhất định và tìm các phương pháp thích hợp để tối ưu hóa chi phí cho từng hoạt động kinh doanh.

+ Có thể phân loại chi phí theo các đối tượng kinh doanh khác nhau như đối tượng thời gian, hay sản phẩm, nghiệp vụ công ty cung cấp.

+ Lập dự toán chi phí trên cơ sở kế hoạch tài chính để nắm bắt kịp thời tình hình biến động của chi phí, lường trước các chi phí phát sinh.

+ Thường xuyên bộ phận phụ trách phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí, những mặt mạnh, mặt yếu cũng như những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc thực hiện chi phí cho từng khâu, từng bộ phận nhằm làm giảm chi phí cho công ty.

+ Chi phí tài chính: PSI có chi trả cho chi phí lãi vay khá biến động, do đó, công ty cần đẩy nhanh thời gian thu hồi nợ từ khách hàng để khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn của công ty sẽ nhanh hơn và giảm được chi phí lãi vay.

Một phần của tài liệu 244 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán dầu khí PSI,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w