Nguyên tắc hoàn thiện

Một phần của tài liệu 311 hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH du lịch mạo hiểm xuyên á,khoá luận tốt nghiệp (Trang 86 - 94)

Việc hoàn thiện công tác kế toán BH&XĐ KQKD cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Thứ nhất, các doanh nghiệp phải tuân thủ đúng chế độ kế toán và chế độ tài chính đang có hiệu lực pháp lý

70

Học Viện Ngân Hàng Khóa luận tốt nghiệp

Vì các doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nên phải chịu sự kiểm soát, quản lý, điều hành của Nhà nước thông qua luật kế toán, các thông tư, quyết định, hướng dẫn ban hành. Vì vậy, các biện pháp phải xây dựng dựa trên chế độ kế toán và chế độ quản lý tài chính. Biểu hiện của điều đó từ việc tuân thủ sử dụng hệ thống tài khoản, các chuẩn mực kế toán do Nhà nước ban hành, phương pháp kế toán, việc sử dụng hệ thống sổ sách, trình tự kế toán và việc lập các báo cáo kế toán.

- Thứ hai, các biện pháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng phải phù hợp hệ thống quản lý và đặc điểm kinh doanh của công ty

Mỗi công ty đều có những đặc điểm, những phương thức quản lý và những yêu cầu quản lý riêng nên không thể áp dụng các quy định trong chế độ kế toán một cách cứng nhắc mà phải có một sự linh hoạt đảm bảo vừa phù hợp doanh nghiệp và các chế độ kế toán được ban hành.

- Thứ ba, kế toán bán hàng phải đáp ứng việc cung cấp thông kịp thời, chính xác cho đối tượng liên quan

Như đã nói đến ở phần trước, kế toán có nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh tế cho các nhà quản lý. Vì vậy, thông tin mà kế toán cung cấp phải dễ hiểu, rõ ràng, các số liệu có sự liên kết chặt chẽ để việc kiểm tra được thuận lợi, dễ dàng. Các số liệu cung cấp cũng phải có độ chính xác cao, cập nhật nhanh chóng, kịp thời. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt và sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời trở nên vô cùng quan trọng.

- Thứ tư, tổ chức công tác kế toán cần thực hiện theo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.

Tối đa hoá lợi ích là mục tiêu chung của các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khi kinh doanh đều mong muốn sẽ thu được lợi ích lớn nhất nhưng với chi phí bỏ ra thấp nhất.Vì vậy, các nhà quản lý cần cân nhắc tính khả thi và hiệu quả của mỗi phương pháp sao cho thích hợp nhất với đặc điểm doanh nghiệp của mình. Hoàn thiện công tác kế toán BH & XĐ KQKD cũng phải được cân nhắc kỹ lưỡng để tối đa hoá lợi ích cho công ty.

71

STT Diễn giải Tỷ lệ chiết khẩu

Học Viện Ngân Hàng Khóa luận tốt nghiệp

3.3. Giải pháp

- về tổ chức bán hàng

Doanh nghiệp nên tận dụng tối đa nguồn lực của mình và chú trọng đến việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ bằng việc mở các văn phòng đại diện tại các nước. Điều này làm cho việc CCDV du lịch đảm bảo tính kịp thời, góp phần gia tăng số lượng khách hàng của công ty.

- về luân chuyển, hạch toán chứng từ

Để phản ánh kịp thời nghiệp vụ bán hàng tại công ty thì việc lưu chuyển chứng từ gốc nên được đẩy nhanh hơn. Sau khi phòng kinh doanh lập hợp đồng dịch vụ xong cần chuyển ngay cho phòng kế toán để tiến hành các thủ tục xuất hoá đơn GTGT, vào sổ sách các loại chi phí, doanh thu. Kế toán cần yêu cầu có đầy đủ chứng từ, hoá đơn hợp lệ, như vậy việc ghi chép mới có căn cứ hợp lý.

- Về công tác kế toán

Thứ nhất, như em đã trình bày, hiện tại doanh nghiệp có một số khoản chi phí

của kỳ trước nhưng lại được ghi vào kỳ kế toán sau. Điều này làm ảnh hưởng đến tính chính xác của các chỉ tiêu trên BCTC. Vì vậy em xin kiến nghị đối với các khoản CP mà ở thời điểm cuối kỳ chưa được xác định (như điện, nước, dịch vụ viễn thông,...) thì kế toán dựa vào số liệu của kỳ trước làm căn cứ để đưa ra mức giá tạm tính. Đến kỳ tiếp theo, khi có hoá đơn cụ thể, kể toán có thể điều chỉnh tăng giảm so với số thực tế.

Thứ hai, công ty nên có chính sách chiết khấu thanh toán đối với các KH trả

sau nhằm thúc đẩy nhanh quá trình thanh toán, rút ngắn khoảng thời gian mà cty bị chiếm dụng vốn, tăng khả năng quay vòng vốn hoặc trở thành nợ xấu. Tỷ lệ hưởng chiết khấu thanh toán phụ thuộc vào giá trị của khoản nợ và thời gian ký nợ của KH. Khi cho khách hàng hưởng CKTT thì định khoản như sau:

Nợ TK 635 Có TK 111, 112

Doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các hình thức chiết khấu thanh toán theo điều kiện của bảng sau:

72

Nguyễn Vũ Nguyệt Hà K19 CLC - KTA

Học Viện Ngân Hàng Khóa luận tốt nghiệp

1 Thanh toán ngay 2%

2 Thanh toán sớm từ 11-20 ngày 1.5%

3 Thanh toán sớm từ 5-10 ngày 1%

Thứ ba, bên cạnh đó doanh nghiệp nên áp dụng CKTM đối với những đơn đặt hàng có giá trị cao để kích thích việc tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời đây cũng là một trong các chiến lực bán hàng hiệu quả của các công ty.

Thứ tư, để có thể đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán, công ty nên

theo dõi chặt chẽ các khoản nợ và trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho những khách hàng có khả năng không thanh toán được nợ. Các khoản nợ có đủ chứng từ gốc và đối chiếu xác nhận của khách nợ về khoản tiền còn cần thanh toán bao gồm: hợp đồng kinh tế, bản thanh lý hợp đồng, kế ước vay nợ, đối chiếu công nợ, cam kết nợ và các chứng từ liên quan khác.

“Theo TT133/2016/QĐ-BTC các khoản nợ phải thu khó đòi phải có đủ căn cứ xác định như sau:

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán được ghi trên hợp đồng, cam kết nợ hoặc các khế ước nợ khác

+ Nợ phải thu dù chưa đến thời hạn thanh toán, nhưng bên nợ đã lâm vào tình trạng phá sản; giải thể hoặc đang bị pháp luật giam giữ truy tố.

+ Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ6tháng đến dưới 1 năm 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ1 năm đến dưới 2 năm 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ2đến dưới 3 năm

73

Học Viện Ngân Hàng Khóa luận tốt nghiệp

100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán, nhưng được coi là nợ phải thu khó đòi thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất do không thu hồi được nợ để tiến hành trích lập dự phòng”.

“Nếu khoản nợ phải thu khó đòi cần phải trích lập ở kỳ kế toán này mà lớn hơn số dự phòng đã trích lập ở kỳ kế toán trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch và ghi:

Nợ TK 6422 - Chi phí QLDN

Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản

Nếu phần cần trích lập ở kì này nhỏ hơn, kế toán tiến hành hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản Có TK 6422 - Chi phí QLDN”

“Còn với các khoản nợ phải thu khó đòi khi được xác định là không thể thu hồi được, lúc này kế toán thực hiện xoá nợ theo quy định của pháp luật hiện hành và ghi bút toán:

Nợ TK 111, 112, 331, 334 ... (phần tổ chức cá nhân phải bồi thường) Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (phần đã lập dự phòng) Nợ TK 6422 - Chi phí QLDN (phần được tính vào chi phí)

Có TK 131, 138, 128, 244,.

Mặt khác, đối với các khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ mà sau đó công ty lại thu hồi được nợ thì kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ được thu hồi, ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 711 - Thu nhập khác

Cuối cùng, đối với những khoản nợ phải thu đã quá hạn mà được bán theo giá thoả thuận thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, kế toán ghi nhận như sau:

74

Học Viện Ngân Hàng Khóa luận tốt nghiệp

+ Trường hợp: khoản phải thu quá hạn chưa tiến hành trích lập dự phòng phải thu khó đòi kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112 (theo giá bán thoả thuận)

Nợ TK 6422 - Chi phí QLDN (số tổn thất từ việc bán nợ) Có TK 131, 138, 128, 244”

“+ Trường hợp: khoản phải thu quá hạn đã tiến hành trích lập dự phòng phải thu khó đòi, nhưng số đã lập dự phòng không đủ để có thể bù đắp tổn thất chi phí bán nợ, thì sổ tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí QLDN, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112

Nợ TK 229 -Dự phòng tổn thất tài sản(số đã lập dự phòng) Nợ TK 6422 -Chi phí QLDN(số tổn thất từ việc bán nợ)

Có TK 131, 138, 128, 244”

Thứ năm, như đã đề cập ở trên, việc công ty chưa quan tâm tới công tác

KTQT là một thiếu sót lớn. Hoàn thiện công tác kế toán quản trị là công cụ hữu hiệu để công ty xác định chính xác lợi nhuận và hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Kết quả của kế toán quản trị phục vụ cho nội bộ của doanh nghiệp vì vậy nó mang tính linh hoạt cao. Việc nghiên cứu để xây dựng mô hình KTQT phải đảm bảo phù hợp với hoạt động của công ty. Bên cạnh đó cũng phải cung cấp thông itn một cách chính xác, kịp thời để ra quyết định kinh doanh và điều chỉnh kịp thời các biện pháp quản lý, kiểm soát hoạt động của công ty.

Do đó, doanh nghiệp nên thiết lập bọ phận kế toán quản trị riêng biệt với hệ thống báo cáo chi tiết theo từng tháng, từng quý và từng năm. Công ty TNHH Du lịch Mạo hiểm Xuyên Á nằm trong loại doanh nghiệp vừa và nhỏ vì vậy công ty nên tổ chức bộ phận kế toán quản trị theo hình thức kết hợp: kế toán viên theo dõi phần hành kế toán tài chính nào sẽ thực hiện kế toán quản trị phần hành đó để có thể giảm được những khoản chi phí không cần thiết. Với kế toán quản trị bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, công ty nên tập trung việc xác định giá bán, lập dự toán tiêu thụ sản phẩm, dự toán CP QLKD cho từng gói sản phẩm.

75

Học Viện Ngân Hàng Khóa luận tốt nghiệp

Ngoài việc lập dự toán, doanh nghiệp cần thường xuyên lập BC KQKD theo từng gói sản phẩm của công ty cung cấp, để biết được sản phẩm nào đang kinh doanh hiệu quả đem lại lợi nhuận cao, dòng sản phẩm nào đang kinh doanh không tốt, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh mới cho phù hợp.

Ngoài báo có KQKD theo từng sản phẩm, bộ phận kế toán quản trị cũng cần lập dự báo biến động giá cả hang hoá, thực hiện phân tích một số chỉ tiêu quan trọng như doanh thu, lợi nhuận, chi phí và mối quan hệ giữa chúng để đưa ra quyết định kinh tế chính xác nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại đơn vị.

3.4. Một số đề xuất, kiến nghị

Để có thể vượt qua và trụ vững khi gặp khó khăn trong sự suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và Công ty TNHH Du lịch Mạo hiểm Xuyên Á nói riêng rất cần đến sự giúp đỡ của Chính phủ, Bộ tài chính và các cơ quan bộ ngành liên quan, và các hiệp hội nghề nghiệp. Khoá luận xin được đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn tiện công tác kế toán tại công ty TNHH Du lịch Mạo hiểm Xuyên Á.

3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ

Chính phủ cần tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, có đường lối chỉ đạo đúng đắn kết hợp với các bộ ngành liên quan giúp doanh nghiệp chống lại những biến động của nền kinh tế. Nhất là trong giai đoạn đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh, lượng khách du lịch quốc tế đã sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019, ngành du lịch trong nước gần như tê liệt hoàn hoàn. Các du khách từ Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số quốc gia khác đã bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam. Trong tình thế như vậy Chính Phủ có thể giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn như: giảm thuế TNDN, gia hạn nộp thuế, hỗ trợ lãi suất,... tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận những khoản vay, kiềm chế lạm phát. Đặc biệt là có những chính nới lỏng việc nhập cảnh của các du khách nước ngoài khi tình hình dịch bệnh Covid-19 có diễn biến tốt hơn.

76

Học Viện Ngân Hàng Khóa luận tốt nghiệp

Một phần của tài liệu 311 hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH du lịch mạo hiểm xuyên á,khoá luận tốt nghiệp (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w