Lý thuyết M&M

Một phần của tài liệu 092 cơ cấu vốn của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk thực trạng và giải pháp đổi mới (Trang 29 - 32)

8. Kết cấu khóa luận

1.2.5. Lý thuyết M&M

Lý thuyết M&M là lý thuyết quan trọng về cơ cấu vốn của công ty do Modigliani

và Miller đưa ra từ năm 1958. Nội dung của M&M được phát biểu thành hai mệnh đề quan trọng. Mệnh đề I nói về giá trị công ty và Mệnh đề II nói về chi phí sử dụng vốn. Trong nghiên cứu này sẽ chỉ sử dụng trong trường hợp có thuế.

• Mệnh đề I- giá trị công ty trong trường hợp có thuế. Ta có chi phí lãi vay được tính như sau

Lãi vay = Rd x D

Với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là t, số tiền thuế tiết kiệm được khi công ty đi vay là:

t x Rd x D

So với cấu trúc không co nợ vay, cấu trúc vốn sử dụng nợ sẽ giúp công ty tiết kiệm được một khoản thuế là t x Rd x D. Phương trình thường được gọi là hiện giá

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Trịnh Chi Mai

Chừng nào công ty kỳ vọng là có thu nhập nằm trong khung thuế suất dương, giả định dòng tiền trong phương trình sẽ có cùng rủi ro với rủi ro của nợ vay. Do đó giá trị dòng tiền sẽ được chiết khấu về hiện tại với lãi suất chiết khấu bằng với chi phí

nợ, Rd. Giả định dòng tiền là vĩnh viễn, hiện giá của tất cả tấm lá chắn thuế hằng năm

cho đến vĩnh viễn sẽ là:

,, D

t x Rd x — = t x DRd

Sau khi tính toán hiện giá của tấm lá chắn thuế từ nợ vay, tiếp theo tính giá trị của công ty vay nợ. Dòng tiền sau thuế hằng năm của công ty không vay nợ là:

EBIT x (1-t)

Trong đó EBIT là thu nhập trược thuế và lãi vay. Giá trị của công ty không vay nợ là hiện giá của EBIT x (1-t):

r, EBIT X (1-t)

VU

---R---R

0

Với:

VU : hiện giá của công ty không vay nợ t : thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

EBIT x (1-t) : dòng tiền của công ty sau thuế thu nhập doanh nghiệp RO : chi phí vốn của công ty tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần.

*Từ công thức trên cho thấy R0 bây giờ là lãi suất chiết khấu của dòng tiền sau thuế.

Như đã trình bày ở phần trước, đòn bẩy tài chính làm tăng giá tri công ty thông

qua hiện giá của tấm lá chắn thuế t x D. Do đó để tính giá trị của công ty vay nợ chỉ cần bổ sung lợi ích tấm lá chắn thuế này vào giá trị của công ty không có nợ vay. Từ

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Trịnh Chi Mai

Trong đó VL là giá trị công ty có vay nợ. Cụ thể Định đề M&M I sẽ được phát biểu như sau:

Trong trường hợp có thuế thu nhập công ty, giá trị công ty có vay nợ bằng giá trị công ty không vay nợ cộng với hiện giá của tấm lá chắn thuế. Ve mặt toán học, mệnh giá M&M I trong trường hợp có thuế được diễn tả đơn giản hơn bằng công thức:

VL = VU + t x D

Vì hiện giá tấm lá chắn thuế tăng khi nợ tăng, công ty có thể gia tăng dòng tiền

và giá trị của nó bằng cách thêm nợ vào cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

• Mệnh đề II- chi phí sử dụng vốn trong trường hợp có thuế.

Mệnh đề M&MII trong trường hợp có thuế được phát biểu như sau:

Trong trường hợp có thuế, lợi nhuận yêu cầu trên vốn cổ phần có quan hệ cùng chiều với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hay tỷ số nợ và được biểu diễn theo công

thức:

Re = Ro + Ị- x (1-t) x (RE 0 - Rd)

Từ đó sẽ tính được chi phí vốn bình quân có trọng số RWACC của doanh nghiệp

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Trịnh Chi Mai

Hình 1: Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính

Nguồn: Sưu tầm

Từ hình trên dễ thấy nợ vay giúp công ty tiết kiệm thuế nên làm cho chi phí sử dụng vốn trung bình RWACC giảm. Mặt khác đòn bẩy tài chính làm tăng rủi ro đối với công ty cổ phần dẫn đến chi phí sử dụng vốn cổ phần Re tăng lên khi công ty tăng tỷ số nợ như một sự bù đắp.

Một phần của tài liệu 092 cơ cấu vốn của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk thực trạng và giải pháp đổi mới (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w