Rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu 092 cơ cấu vốn của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk thực trạng và giải pháp đổi mới (Trang 34 - 38)

8. Kết cấu khóa luận

1.3.2. Rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính là sự dao động hay tính khả biến tăng thêm của tỷ suất lợi nhuận VCSH hoặc thu nhập trên một cổ phần làm tăng thêm xác suất mất khả năng

_ Lợinhuận sau thuế

TongVCSH

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Trịnh Chi Mai

thanh toán khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay và các nguồn tài trợ khác có chi phí cố định tài chính. Để xem xét các tác động của việc sử dụng nợ người ta đề cập đến khái niệm đòn bẩy tài chính. Khi doanh nghiệp sử dụng nợ vay cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng đòn bẩy tài chính và lãi vay là một khoản chi phí tài chính cố định, khi ấy một thay đổi nhỏ của EBIT cũng gây ra tác động làm thay đổi với một tỷ lệ lớn hơn về tỷ suất lợi nhuận VCSH.

Đòn bẩy tài chính là mức độ sử dụng nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa tổng số nợ và tổng số vốn hiện có (HN).

HN = 7

T

Hệ số nợ phản ánh trong một đồng vốn của doanh nghiệp hiện đang sử dụng có bao nhiêu được hình thành từ các khoản nợ. Khi đó, mức độ góp vốn của chủ sở hữu (hệ số VCSH): HC = 1 - HN (Lê Thị Xuân, 2015)

Khi HN càng lớn và đặc biệt là doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ các khoản vay lớn hơn số lãi phải trả phần lợi nhuận dành cho VCSH sẽ gia tăng rất nhanh.

Để đo lường tác động của nợ đến thu nhập các chủ sở hữu người thường sử dụng

đòn bẩy tài chính (DFL). DFL được xác định như sau:

DFL %∆ %∆ EPSEBIT

DFL cho biết khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay thay đổi 1% thì lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu thay đổi bao nhiêu %. Ngoài ra DFL còn được xác định bằng công thức:

ryτ7τ _ EBIT Q X (P-V) - F

DF L _____ == __

EBIT-I Q X (P -V) - F - I

Với :

EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay I : lãi vay phải trả

Q : Số lượng sản phẩm tiêu thụ

V : Chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm P : Giá bán đơn vị sản phẩm

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Trịnh Chi Mai

F : tổng chi phí cố định ( không bao gồm lãi vay )

Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng gia tăng lợi nhuận cho các cổ đông. Công cụ này nãy sẽ có tác dụng tích cực đối với các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả khi doanh thu và lợi nhuận dương và liên tục tăng trưởng. Ngược lại, đối với

các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính đem lại những tác động tiêu cực, gia tăng thêm gánh nặng trả nợ cho doanh nghiệp. Vì vậy nhà quản trị tài chính phải thực sự thận trọng trong việc quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính khi tăng thêm nợ trong cơ cấu nguồn vốn.

Cấp độ ảnh hưởng của đòn cân định phí và đòn cân tài chính (Degree of Total Leverage -DTL)

DTL đo mức độ ảnh hưởng tổng hợp của đòn cân định phí và đòn cân tài chính đến sự thay đổi của doanh thu và EPS

Công thức: DTL==(DOL)*(DFL)

Nếu tính DTL theo doanh thu thì: DTL=(S-V) / (S-V-F-I)

S: Doanh thu V: Biến phí

F: Định phí I: Lãi phải trả

Rủi ro tài chính đề cập đến sự không chắc chắn đối với phần lợi nhuận dành cho chủ sở hữu do quyết định sử dụng nợ trong cơ cấu vốn, đo lường trên cơ sở phân tích tác động của nợ đến tỷ suất sinh lời VCSH, hoặc mối liên hệ giữa độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) với độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản. Sau đây, để làm rõ hơn tác động của cơ cấu vốn đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp (khía cạnh biểu hiện thứ nhất của rủi ro tài chính) ta phân tích tác động của nợ đến ROE.

ROE đo lường hiệu quả sử dụng vốn tạo lợi nhuận dành cho chủ sở hữu và được xác định như sau:

Lợi nhuận sau thuế × Tong tài sản ^Tong doanh thu Tong doanh thu Tong VCSH Tong tài sản

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Trịnh Chi Mai

Mức độ tác động của nợ đến ROE nhiều hay ít phụ thuộc vào hai yếu tố: mức độ sử dụng nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp (thể hiện qua Tổng nợ/ Tổng VCSH) và hiệu quả sử dụng nợ trong việc gia tăng lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp gia tăng mức độ sử dụng nợ trong điều kiện hiệu quả sử dụng nợ vẫn được đảm bảo tốt thì ROE sẽ gia tăng nhiều hơn. Tuy nhiên, việc tăng mức độ sử dụng nợ trong cơ cấu vốn có thể khiến doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng không đủ khả năng để thực hiện các cam kết thanh toán, làm gia tăng chi phí, tăng nguy cơ phá sản và làm giảm bớt hiệu quả sử dụng nợ. Trong trường hợp hiệu quả sử dụng nợ của doanh nghiệp không được đảm bảo (sử dụng nợ tác động tiêu cực tới ROE) thì khi đó mức độ sử dụng nợ càng cao càng làm cho ROE sụt giảm nhiều hơn, lúc này rủi ro tài chính biểu hiện ở khía cạnh thứ nhất xảy ra và có tác động làm giảm lợi nhuận dành cho chủ sở hữu. (Đặng Thị Thanh Huyền, 2016)

Rủi ro tài chính trong doanh nghiệp đề cập đến biến cố có thể xảy ra hoặc không xảy ra tình trạng kiệt quệ tài chính do doanh nghiệp phải chịu trách nghiệm thanh toán bắt buộc, đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ gốc và lãi vay đã cam kết với chủ nợ, đo lường qua hệ số khả năng thanh toán nợ gốc và lãi vay.

,1 1 , , ,.ʌ ,1,. Tải sần ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = —7——7———Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời cho biết bình quân 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn, cho biết mức độ an toàn, rủi ro thanh toán trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này càng lớn thì khả năng trả nợ ngắn hạn càng tốt, ngược lại hệ số này càng nhỏ sẽ cảnh báo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp gặp khó khăn. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp đang trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên không có nghĩa là doanh nghiệp phá sản vì còn rất nhiều cách khác để xử lý nợ ngắn hạn như huy động thêm vốn Ngược lại nếu tỷ số này quá cao thì cũng không phải là dấu hiệu tốt vì nó cho thấy doanh nghiệp không sử dụng đồng vốn hiệu quả. (Đặng Thị Thanh Huyền, 2016)

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Trịnh Chi Mai

Ngoài ra còn hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tiền mặt sẽ chỉ ra chi tiết hơn về mức độ thanh khoản của doanh nghiệp sau khi loại trừ về yếu tố như hàng tồn kho và các khoản phải thu.

Tóm lại, khả năng thanh toán là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao thì an ninh tài chính càng vững chắc và ngược lại, khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng thấp năng lực tài chính càng nhỏ, rủi ro tài chính càng cao. Bởi vậy, việc duy trì tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn ở mức nào có tác động rất lớn tới khả năng thanh toán và rủi ro tài chính của doanh nghiệp. (Đặng Thị Thanh Huyền, 2016)

Thông qua phân tích ở trên về hai khía cạnh biểu hiện của rủi ro tài chính ta có thể thấy rằng, cơ cấu vốn và rủi ro tài chính có mối quan hệ mật thiết trong tổng thể quản trị tài chính doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần thiết lập một cơ cấu vốn thật sự hợp lý và kiểm soát rủi ro tài chính một cách chủ động, tích cực nhằm tận dụng những tác động tích cực của đòn bẩy tài chính đến lợi nhuận dành cho chủ sở hữu đồng thời đảm bảo được sự an toàn, và đạt được mục tiêu quản trị tài chính đề ra. (Đặng Thị Thanh Huyền, 2016)

Một phần của tài liệu 092 cơ cấu vốn của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk thực trạng và giải pháp đổi mới (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w