Cơ cấu vốn trong quan hệ với giá trị của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 092 cơ cấu vốn của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk thực trạng và giải pháp đổi mới (Trang 45 - 48)

8. Kết cấu khóa luận

1.3.4. Cơ cấu vốn trong quan hệ với giá trị của doanh nghiệp

Mục tiêu chính của tất cả các doanh nghiệp là mang lại giá trị lớn nhất cho chủ sở hữu. Giá trị của doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho các nhà đầu tư trong quá trình SXKD. Việc xác định chính xác giá trị của doanh nghiệp trên thị trường nhằm thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện các phương thức kinh doanh để đạt được hiệu quả cao hơn. Có rất nhiều phương pháp khác nhau để xác định giá trị của một doanh nghiệp như: phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, phương pháp so sánh, phương pháp giá trị tài sản ... Tuy nhiên, dưới góc độ của doanh nghiệp chúng ta sẽ xem xét giá trị của doanh nghiệp dưới góc độ dòng tiền thuần của doanh nghiệp.

Dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF) là toàn bộ dòng tiền phát sinh trong một kỳ kế toán bao gồm các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.

FCFF = [EBIT (1 - t%) + Khấu hao] - [Đầu tư dài hạn + thay đổi VLĐ] Giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng cách chiết khấu dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF) theo chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC).

Vo = T?_. —FCFFt .

∆t-l (ι + wACCty

Trong đó:

Vo là giá trị hiện tại của doanh nghiệp.

FCFFt: Dòng tiền thuần đối với DN tại năm thứ t WACCt: Chi phí sử dụng vốn bình quân tại năm t.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Trịnh Chi Mai

Giống như các mô hình chiết khấu cổ tức thì việc sử dụng mô hình FCFF để ước tính giá trị của doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào những giả định về sự tăng trưởng trong tương lai.

Công ty tăng trưởng ổn định: giả sử tốc độ tăng trưởng của FCFF là g (tăng trưởng ổn định mãi mãi), giá trị của doanh nghiệp được xác định theo công thức sau:

Vo

n

=∑

Doanh nghiệp đạt trạng thái ổn định sau n năm và bắt đầu tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng ổn định gn sau đó, giá trị của doanh nghiệp có thể được tính như sau:

Vo ∑=1(1+≡cct)t +(WACC-g^WACC^

Nhìn vào các công thức, ta có thể thấy rằng giá trị của doanh nghiệp chịu tác động của dòng tiền thuần (FCFF) và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp trong đó chi phí sử dụng vốn chịu tác động bởi cơ cấu vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Giả sử dòng tiền thuần là cố định, WACC càng nhỏ thì giá trị của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại, WACC càng lớn thì giá trị của doanh nghiệp càng nhỏ. Bởi vậy, doanh nghiệp cần duy trì cơ cấu vốn tối ưu sao cho vừa giảm được chi phí sử dụng vốn tới mức thấp nhất từ đó nâng cao giá trị của doanh nghiệp, vừa đảm bảo an toàn tài chính.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Trịnh Chi Mai

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung chính của chương 1 đã tổng hợp lại những lý luận cơ bản về vốn và cơ cấu vốn, khái niệm, vai trò, đặc trưng và tác động của cơ cấu vốn đến doanh nghiệp. Từ đó ta thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng 1 cơ cấu vốn tối ưu đối với Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Trịnh Chi Mai

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu 092 cơ cấu vốn của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk thực trạng và giải pháp đổi mới (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w