Các loại chi phísử dụng vốn

Một phần của tài liệu 092 cơ cấu vốn của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk thực trạng và giải pháp đổi mới (Trang 38 - 45)

8. Kết cấu khóa luận

1.3.3. Các loại chi phísử dụng vốn

Cũng như các yếu tố đầu vào khác của doanh nghiệp, muốn có vốn để sử dụng thì cần phải trả cho chủ sở hữu các nguồn vốn đó một khoản chi phí nhất định, đó chính là giá của các nguồn tài trợ, hay còn gọi là chi phí sử dụng vốn. Các nhà đầu tư sẽ đồng ý cung cấp vốn cho doanh nghiệp khi họ nghĩ rằng họ không thể kiếm được phần lãi suất cao hơn nếu đầu tư vào chỗ khác với cùng mức độ rủi ro. Như vậy, chỉ phí sử dụng vốn đóng vai trò như là tỷ lệ sinh lời cần thiết của khoản đầu tư mà chủ sử hữu yêu cầu. Đối với nhà quản lý doanh nghiệp thì chi phí sử dụng vốn là tỷ suất lợi nhuận cần phải đạt được trên nguồn vốn hay động để không làm thay đổi thu nhập của vốn chủ sở hữu. (Đặng Thị Thanh Huyền, 2016)

1.3.3.1. Chi phí sử dụng vốn vay

Nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp bao gồm nguồn VCSH và nợ phải trả, nợ phải trả có thể là nguồn vốn tín dụng hay nguồn vốn chiếm dụng. Tùy thuộc

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Trịnh Chi Mai

vào nhu cầu vốn cũng như cân nhắc chi phí phải chi trả cho từng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng nguồn vốn vay khác nhau như: vay ngân hàng, phát hành trái phiếu... Một trong những đặc trưng của vốn vay là lãi suất phải trả cho các khoản nợ vay được tính vào chi phí hợp lý và được trừ ra khi xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, khi xác định chi phí sử dụng vốn vay ta cần chia ra thành hai trường hợp chi phí sử dụng vốn vay trước thuế và chi phí sử dụng vốn vay sau thuế. (Đặng Thị Thanh Huyền, 2016)

1.3.3.2. Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế

Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế giống như lãi tiền vay phải trả vì khi vay vốn để dùng vào kinh doanh cần phải đạt được mức tỷ suất lợi nhuận do đầu tư tối thiểu bằng nợ vay sao cho phần lợi nhuận dành cho chủ sở hữu là không đổi.

Gọi:

V: Số tiền vay thực tế mà DN thực sự sử dụng để đầu tư T: Số vốn gốc và tiền lãi DN tra ở năm thứ t

Rnd: Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế n: Số năm vay vốn

Ta có chi phí sử dụng vốn vay trước thuế được xác định theo công thức sau:

yn Tt

^-it=ι (1 + rmt)1

1.3.3.3. Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng thì chỉ có chi phí trả lãi tiền vay làm giảm thuế, tức là chi phí trả lãi tiền vay là một khoản chi phí hợp lý và được trừ ra khỏi thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Bởi vậy, để có cơ sở đồng nhất khi so sánh chi phí của các nguồn tài trợ khác nhau, người ta thường quy chúng về lợi nhuận sau thuế. Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo công thức: Chi phí sử dụng vốn vay = Chi phí sử dụng vốn vay x (1- thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp) (Đặng Thị Thanh Huyền, 2016)

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Trịnh Chi Mai

1.3.3.4. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là tỷ lệ lợi tức kỳ vọng yêu cầu của cổ đông nhận được trên số vốn mà họ đóng góp. (Đặng Thị Thanh Huyền, 2016)

1.3.3.5. Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại.

Lợi nhuận giữ lại là phần lợi nhuận sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và chia lãi cổ phần. Đây là nguồn VCSH nội sinh của doanh nghiệp, những nhà quản lý tuy thuộc vào tình hình cụ thể có thể tra lợi nhuận này cho cổ đông dưới dạng cổ tức, nhưng cũng có thể giữ lợi nhuận này lại để tái đầu tư. Nếu doanh nghiệp quyết định không chia lợi nhuận mà để lại để tái đầu tư thì sẽ nảy sinh một chi phí cơ hội. Đó chính là tỷ suất lợi nhuận mong đợi của cổ động vào những dự án mà doanh nghiệp đầu tư thay vì trả cổ tức cho họ.

Trong một cơ cấu vốn cho trước, chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại cũng được xác định như chi phí sử dụng cổ phiếu thường. Chi phí sử dụng cổ phiếu thường là mức lợi suất tối thiểu mà các cổ đông đòi hỏi, chi phí này được xác định như sau: (Đặng Thị Thanh Huyền, 2016)

Σ

t=i (1 + rβ)t

Dt

Trong đó:

Po: Giá hiện hành của cổ phiếu thường

Dt : Cổ tức dự tính nhận được trong năm thứ t

re: Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ động với cổ phần thường.

Giả định cổ tức tăng đều đặn hàng năm với tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng là g thì giá cổ phiếu được xác định bằng công thức:

P _ D 1 _ D 0 (1 + 9)

o~ re-g~ re-g

Trong đó:

Do là cổ tức nhận được năm trước D1 là cổ tức nhận được ở năm thứ nhất

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Trịnh Chi Mai

g là tỷ lệ tăng trưởng trung bình tiền lời phải chia

g = tỷ lệ lợi nhuận giữ lại x ROE = EPS' (1 — ^S) × ROE

Từ công thức có thể suy ra tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ động với cổ phần thường hay chính là chi phí sử dụng cổ phiếu thường:

fi=^+5'0

Chi phí cổ phần thường còn được tính toán qua Mô hình định giá tài sản vốn CAPM

Re = Rf + β (Rm - Rf) Trong đó:

Rf: tỷ suất sinh lời phi rủi ro

Rm: tỷ suất sinh lời của danh mục đầu tư thị trường Rm-Rf: phần bù rủi ro thị trường

β: rủi ro hệ thống của chứng khoán so với rủi ro bình quân của thị trường Để vận dụng được mô hình này cần xác định được 3 yếu tố: Lãi suất phi rủi ro, Tỷ suất sinh lời của danh mục đầu tư thị trường và β của chứng khoán. Cụ thể:

Lãi suất phi rủi ro

Trong thực tế không có trái phiếu nào hoàn toàn không có rủi ro phá sản. Tuy nhiên, T-bill và trái phiếu chính phủ Mỹ là những công cụ tài chính do chính phủ Mỹ ban hành và tính đến nay chưa lâm vào tình trạng phá sản do đó được dùng để đại diện cho lãi suất phi rủi ro. Ở Việt Nam, Trái phiếu chính phủ cũng được coi là công cụ tài chính an toàn gần như không có rủi ro phá sản nên được dùng để tính lãi suất phi rủi ro. Mô hình CAPM là mô hình được tính toán dựa vào chuỗi thời gian nên lãi suất được coi là phù hợp do đó lãi suất trái phiếu chính phủ kì hạn 10 năm thường được dùng đại diện lãi suất phi rủi ro.

Tỷ suất sinh lời của danh mục đầu tư thị trường

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Trịnh Chi Mai

Trên thế giới tỷ suất sinh lời của danh mục đầu tư thị trường thường được đại diện bằng chỉ số S&P 500. Ở Việt Nam, chỉ số VNINDEX hoặc VN30 được dùng phổ biến để tính tỷ suất sinh lời của danh mục đầu tư thị trường. Để phù hợp với số liệu của lãi suất phi rủi ro, tỷ suất sinh lời đầu tư thị trường cũng được tính bằng cách

lấy trung bình tỷ suất sinh lời đầu tư thị trường trong 1 năm.

β của chứng khoán

β đo lường mức độ phản ứng của một chứng khoán đối với sự thay đổi trong danh mục thị trường khi giá thay đổi. β được tính bằng tỷ số giữa hiệp phương sai tỷ suất sinh lời của chứng khoán với tỷ suất sinh lời danh mục đầu tư thị trường chia cho phương sai tỷ suất sinh lời của danh mục đầu tư thị trường. Cụ thể :

β j Cov(R ⅛ ,Rm)

p - Var(Rm)

1.3.3.6. Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới

Khi lợi nhuận giữ lại không đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư thì doanh nghiệp thường huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài thông qua việc phát hành các loại chứng khoán, trong đó bao gồm cổ phiếu thường.

Nguồn vốn huy động được từ việc phát hành cổ phiếu thường mới là nguồn vốn ngoại sinh của doanh nghiệp. Khi phát hành cổ phiếu thường mới sẽ phát sinh chi phí phát hành như tiền in ấn, quảng cáo, hoa hồng, môi giới. Chính vì vậy, số vốn mà doanh nghiệp được sử dụng chỉ bằng số vốn dự tính phát hành trừ đi chi phí phát hành và tính cho một cổ phiếu thường mới gọi là giá ròng nhận được của một cổ phiếu thường mới. Chi phí phát hành cổ phiếu thường mới được xác định theo công thức: (Đặng Thị Thanh Huyền, 2016)

D1

r'-p0×(l-e) + a

Trong đó:

Po là giá phát hành cổ phiếu thường mới D là cổ tức nhận được năm thứ nhất

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Trịnh Chi Mai

e là chi phí phát hành được tính bằng tỷ lệ chi phí phát hành / giá phát hành cổ phiếu thường mới

Po là giá ròng một cổ phiếu (Po = Po x ( 1 - e )) g là tốc độ tăng trưởng cổ tức

1.3.3.7. Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi là một công cụ tạo vốn vừa mang đặc điểm giống trái phiếu, vừa mang đặc điểm giống cổ phiếu thường.

Những đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi giống trái phiếu là:

• Lợi tức cổ phần được trả hàng năm với tỉ lệ cố định.

• Lợi tức cổ phần được ưu tiên nhận trước cổ phần thường nhưng sau trái phiếu.

• Hầu hết cổ phiếu ưu đãi đều ghi rõ tỷ lệ phần trăm lợi tức cổ phần tính theo mệnh giá.

• Cổ đông ưu đãi không được tham gia vào phân chia lợi nhuận cao và không có quyền biểu quyết.

• Lợi tức cổ phần mang tính lũy kế.

Những đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi tương tự đặc tính của cổ phiếu thường là:

• Cổ phiếu ưu đãi thường không có thời gian đáo hạn.

• Tiền trả lợi tức cổ phần của cổ phiếu ưu đãi không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

• Khi công ty gặp khó khăn trong kinh doanh thì có thể trì hoãn việc trà lợi tức cổ phần ưu đãi mà không bị đe dọa nguy cơ phá sản.

Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi là mức tỷ suất lợi nhuận tối thiểu cần đạt được do đầu tư được tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi để giữ cho thu nhập của các chủ sở hữu cổ phần thường không đổi. Do đó, chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi được xác định theo công thức sau: (Đặng Thị Thanh Huyền, 2016)

D1 r = ———-Pα(1-e)

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Trịnh Chi Mai

Trong đó:

P0 (1-e) là giá ròng trên một cổ phiếu ưu đãi D1 là cổ tức nhận được ở năm thứ nhất e là tỷ lệ chi phí phát hành

1.3.3.8. Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC

Chi phí sử dụng vốn bình quân là tỷ suất lợi nhuận vốn tối thiểu cần đạt được từ việc sử dụng các nguồn vốn đã huy động. Chi phí sử dụng vốn bình quân trong doanh nghiệp phụ thuộc vào chi phí sử dụng của từng nguồn vốn và tỷ trọng của từng nguồn vốn. Cách xác định cụ thể như sau:

WACC = γ×rE^-×ErE^× rdt(1 - t)Cf D

Hoặc n ∑n Wi ×ri Í=1 WACC = ∑ Wi×ri L-iI=I Trong đó:

WACC là chi phí sử dụng vốn bình quân

E là VCSH (bao gồm cổ phiếu thường và lợi nhuận giữ lại) Cf là vốn tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi

re là chi phí sử dụng VCSH

rdt là chi phí sử dụng vốn vay trước thuế

V là tổng nguồn vốn vay hay tổng số vốn huy động từ các nguồn tài trợ ri là chi phí sử dụng của nguồn vốn trong tổng nguồn tài trợ

i là nguồn tài trợ tính theo thứ tự (i=1, n) Wi là tỷ trọng của nguồn vốn i được sử dụng

Trong các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng, chi phí sử dụng vốn vay thường là thấp nhất, khi vay nợ tăng thì WACC của doanh nghiệp sẽ giảm. Tuy nhiên, khi hệ số nợ của doanh nghiệp quá cao làm tăng nguy cơ phá sản, lúc này các

FCFFt (WACC - g)

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Trịnh Chi Mai

cổ đông sẽ đòi hỏi một tỷ suất lợi nhuận cao hơn khiến WACC tăng. (Đặng Thị Thanh Huyền, 2016)

Vì vậy không thể đơn giản so sánh chi phí của từng hình thức sử dụng để lựa chọn hình thức tài trợ và quy mô tài trợ này hay hình thức và quy mô tài trợ khác.

Quyết định như thế nào phải dựa vào kết cấu tối ưu của các nguồn vốn, tức là, kết cấu phải đạt được an toàn về tài chính và chi phí sử dụng vốn bình quân là thấp nhất. (Đặng Thị Thanh Huyền, 2016)

Một phần của tài liệu 092 cơ cấu vốn của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk thực trạng và giải pháp đổi mới (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w