Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động

Một phần của tài liệu 241 giải pháp tài chính nâng cao năng lực tài chính của công ty CP tư vấn đầu tư và phát triển kiến trúc l d e a,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 32)

4. Nội dung phân tích

4.3. Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động

Các chỉ số về khả năng hoạt động được sử dụng để đấnh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Ngoài ra còn được

sử dụng để đánh giá chu kỳ hoạt động của DN và khả năng chuyển đổi thành tiền của TSNH của DN

4.3.1. Vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng tồn kho bình quân lưu chuyển trong kỳ. Chỉ số tài chính này cho thấy mức độ hiệu quả của công ty trong vấn đề quản lý sản xuất, lưu kho và phân phối sản phẩm cũng như giúp xem xét doanh số bán hàng của công ty

Đối với một doanh nghiệp, việc lưu trữ hàng tồn kho nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động. Việc lưu trữ hàng tồn kho nhiều sẽ là lợi thế trong một số ngành, tuy nhiên lại không có lợi ở một số ngành khác. Chính vì vậy để đánh giá tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp một cách chính xác hơn, ta cần tính tần suất mà hàng tồn kho được luân chuyển trong kỳ. Đó cũng chính là vòng quay hàng tồn kho.

, Gi v n hàng bán (DTT)ả ố

S vòng quay hàng t n khoố = —---ʌ—, , ,, ,---—

Hang t n kho bình quânố

Tỷ số cho biết hàng tồn kho quay bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra số doanh thu được ghi nhận trong kỳ đó. Tỷ số càng cao có thể là dấu hiệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm.

Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây

chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy số lượng hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Ngoài ra, khả năng chuyển đổi thành tiền của HTK còn được thể hiện qua số ngày dự trữ HTK đó. Số ngày dữ trữ HTK cho biết thời gian hàng hóa nằm trong kho trước khi bán ra, hay số ngày cần thiết để doanh nghiệp có thể thanh lý hết số lượng hàng tồn kho, đồng thời qua đó cho biết DN dữ trữ thừa hay thiếu

Số ngày dữ trữ HTK được xác định bằng công thức:

_____ Sonqaytronqkv

Sô ngày d tr HTK = ——,ữ ữ ---ɪ-■ S ốvòng quay HTK

Đây cũng là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh lý hàng tồn kho nhanh chóng, doanh nghiệp hoạt động tốt. Số ngày tồn kho lớn là dấu hiệu của việc doanh nghiệp đầu tư quá nhiều cho hàng tồn kho

Ví dụ: Giá vốn hàng bán = $ 500; Hàng tồn kho = $ 100 (1 năm) > Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho = $ 500 / $ 100 = 5,0 lần > Số ngày tồn kho = 365/5 = 73 ngày.

> Điều này ngụ ý rằng HTK được sử dụng trung bình cứ sau 73 ngày và được khôi phục về mức ban đầu

4.3.2. Vòng quay tổng tài sản

Số vòng quay tổng tài sản là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong việc tạo ra doanh thu. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra.

Công thức tính:

.. ... , DTT

Vòng quay tong tài s n = ả --- -—---——— Bình quân tong tài s nả

Vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng tài sản vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Neu chỉ số này bằng 2 tức là cứ với 1 đồng tài sản, DN tạo ra được 2 đồng doanh thu.

Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một công ty chúng ta cần so sánh hệ số vòng quay tài sản của công ty đó với hệ số vòng quay tài sản bình quân của ngành

Hệ số này lại ngược với lợi nhuận biên tế (profit margin - tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần), có nghĩa là hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận biên tế càng nhỏ và ngược lại.

4.3.3. Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nó cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó, nói cách khác là phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền của DN. Ngoài ra, sự đối ứng của tỷ lệ này cũng biểu thị phần doanh thu bán chịu chưa được thanh toán trong năm tại một thời điểm cụ thể

Công thức tính:

DTT

Vòng quay kho n ph i thu = ả --- ———;--, ,. ,,— Bmh quân kho n ph i thuả

Khoản tiền phải thu từ khách hàng là số tiền mà khách hàng hiện tại vẫn còn chiếm dụng của doanh nghiệp. Chỉ đến khi khách hàng thanh toán bằng tiền cho khoản phải thu này thì coi như lượng vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng mới không còn nữa.

Chỉ số vòng quay phải thu lớn cho thấy khả năng thu hồi công nợ từ các khách hàng là tốt, và cho thấy công ty có những đối tác làm ăn chất lượng, có khả năng trả nợ nhanh chóng. Tuy nhiên, chỉ số quá cao cũng phản ánh chính sách bán hàng quá chặt chẽ, có thể gây ảnh hưởng xấu tới doanh số. Còn chỉ số thấp cho thấy khả năng thu hồi

tiền từ khách hàng khá kém, chính sách bán hàng lỏng lẻo, hoặc đối tác của công ty đang gặp khó khăn về tài chính

Từ chỉ số vòng quay các khoản phải thu ta tính được hệ số ngày thu tiền bình quân bằng cách lấy số ngày trong kỳ chia cho vòng quay các khoản phải thu.

Kỳ thu tiền bình quân (hay Số ngày tồn đọng các khoản phải thu) cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình.

λ S ngày trong kỳố

S ngày thu tiên bĩnh qu n = ố ——7---——;- - -7-—-;— S ốvòng quay khoan phai thu

Ngược lại với chỉ số vòng quay các khoản phải thu, chỉ số ngày thu tiền bình quân càng nhỏ thì tốc độ thu hồi công nợ phải thu của doanh nghiệp càng nhanh, nhưng cũng có khả năng bị mất khách hàng do cạnh tranh về thời gian tín dụng so với các đối thủ trong ngành. Còn số ngày phải thu tăng lên, cho thấy chất lượng vốn bị ứ đọng của các khoản phải thu cũng tăng lên và kéo dài thêm chu kỳ hoạt động thu hồi nợ thành tiền.

Dựa vào Kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra chính sách bán trả chậm của doanh nghiệp, chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp. Theo quy tắc chung, kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1 + 1/3) kỳ hạn thanh toán. Còn nếu phương thức thanh toán của doanh nghiệp có ấn định kỳ hạn được hưởng chiết khấu thì kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1 + 1/3) số ngày của kỳ hạn được hưởng chiết khấu

Trong mỗi ngành khác nhau thì chỉ số này cũng khác nhau và để đánh giá hiệu quả quản lý của doanh nghiệp, cần so sánh hệ số ngày thu tiền bình quân với số ngày thanh toán cho các khoản công nợ phải thu mà doanh nghiệp đó quy định.

4.3.4. Vòng quay các khoản phải trả

Khoản phải trả là những khoản nợ ngắn hạn mà một công ty nợ các nhà cung cấp và chủ nợ của mình. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả cho thấy hiệu quả của một công ty trong việc thanh toán cho các nhà cung cấp và các khoản nợ ngắn hạn.

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả là một thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn được sử dụng để định lượng tốc độ mà một công ty trả cho các nhà cung cấp của mình. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả thể hiện số lần một công ty trả hết các khoản phải trả trong một giai đoạn

Công thức tính hệ số vòng quay các khoản phải trả:

Doanhsomuahang

Vòng quay kho n ph i tr = ả ---———;- , ,. - , Bình qu n kho n ph i trẫ

Trong đó:

(Doanh s mua hàng thố ường niên = GVHB + HTK cu i kỳ — HTKố đ u ầ kỹ) Ví dụ: Kết thúc hàng tồn kho = $ 500; Hàng tồn kho bắt đầu = $ 200; Giá vốn hàng bán = $ 500; Tài khoản phải trả = $ 200

> Mua hàng = $ 500 + $ 500 - $ 200 = $ 800 > Doanh thu phải trả = $ 800 / $ 200 = 4.0

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước và ngược lại

Nếu chỉ số quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu 241 giải pháp tài chính nâng cao năng lực tài chính của công ty CP tư vấn đầu tư và phát triển kiến trúc l d e a,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w